Giải pháp về tổ chức quản lắ tại các cơ sở

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ thọ xuân (thanh hóa) trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (Trang 68 - 70)

Đối với mỗi cơ sở, việc tổ chức quản lý là một trong những thiết chế quan trọng, góp phần làm cho hoạt đông của cơ sở được đảm bảo thông suôt và có hiêu quả. Muốn vậy, các tổ chưc quản lý cần:

- Một là: Sự quan tâm của cấp uỷ và chắnh quyền với một phương hướng chỉ đạo và một cơ chế tổ chức thống nhất là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của phong trào. Hiện tại, tất cả mọi hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở đều được Ban vận động phong trào Ộtoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoáỢ hướng dẫn tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn.

Ngành - Phòng - Ban Văn hoá thông tin đã chủ động nắm bắt thực tiễn và xu hướng phát triển của từng đơn vị cơ sở, tắch cực tham mưu với cấp uỷ và chắnh quyền địa phương kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, đặc biệt thống nhất tiêu chắ về một đơn vị văn hoá, một khu phố, làng xã văn hoá, gia đình văn hoá. Để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra truy quét các sản phẩm văn hoá xấu, độc hại được coi là biện pháp thường xuyên, liên tục, phối hợp chặt chẽ việc xây và chống ở địa bàn cơ sở Thọ Xuân

- Hai là: Việc củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá ở cơ sở cần được quan tâm nhằm gắn công tác xây dựng đời sống văn hoá với quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá thông tin ở địa bàn cơ sở. Công tác quy hoạch cán bộ Hội phụ nữ ở các cấp được đặt ra thường xuyên, xác định rõ phương hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ với nhiều hình thức như cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng, tập huấn về văn hoá, nghiệp vụ công tác văn hoá ở các cấp. Đồng thời, ở địa phương, tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ văn hoá,

kỹ năng nghề nghiệp cho chị em phụ nữ làm công tác văn hoá. Đổi mới và thực hiện tốt chế độ chắnh sách đối với cán bộ cơ sở, từng bước nghiên cứu, điều chỉnh những bất hợp lý trong chắnh sách cán bộ để phát huy tác dụng động viên cán bộ là phụ nữ hăng say công tác và thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tạo về công tác ở cơ sở trên cơ sở xác định rõ quyền và nghĩa vụ. Tập trung đầu tư đào tạo cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, phấn đấu đạt 70% cán bộ Hội phụ nữ ở cấp cơ sở được đào tạo và đào tạo lại, 90 - 100% cán bộ từ tổ phó trở lên được tập huấn về công tác Hội. Từng bước xây dựng đội ngũ về các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của hội như hoạt động văn hoá thông tin chẳng hạn nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động Hội ở các cấp cơ sở.

- Ba là: Nhiệm vụ quan trọng của Hội LHPN Thọ Xuân trước hết phải làm cho chị em hiểu rõ vai trò làm chủ của mình trong mỗi gia đình, địa phương, cơ sở và trên cả nước. Làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục phụ nữ chăm lo giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lai căng, mất gốc, mê tắn, dị đoan, phô trương, lãng phắ. Bảo vệ thuần phong mỹ tục, kế thừa và phát huy đức tắnh của phụ nữ Việt Nam, nhân ái, dịu hiền, đoàn kết, quý trọng tình làng nghĩa xóm, chia ngọt sẻ bùi, hỗ trợ nhau làm ăn sinh sống, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn, nêu gương sáng cho con cháu trong gia đình và ngoài xã hội.

- Bốn là: Hội phụ nữ cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Cán bộ phụ nữ phải đi sâu, đi sát dân và chị em phụ nữ; phải quan tâm đến cuộc sống và sự tiến bộ của hội viên, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chị em, để đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chắnh sách, kế hoạch nhằm thực hiện các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội. Đem lại việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho phụ nữ. Thông qua hoạt động thực tiễn, hội phải phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu những chị em có đức, có tài tham gia vào các hoạt động văn hoá.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ thọ xuân (thanh hóa) trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (Trang 68 - 70)