PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ thọ xuân (thanh hóa) trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (Trang 76 - 79)

Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một chủ trương lớn về mặt văn hoá xã hội của Đảng và Nhà nước, đó là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa chiến lược, là điều kiện then chốt để xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới và con người mới phù hợp yêu cầu thiết thực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Không những thế, tổ chức và thực hiện tốt công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đó còn là nhiệm vụ quan trọng của mọi người, mọi nhà và mọi lực lượng, trong số đó không thể không kể đến vai trò hết sức to lớn của người phụ nữ.

Phụ nữ là một lực lượng đông đảo và cũng là lực lượng lao động chắnh trong xã hội. Dù trong hoàn cảnh, trong cương vị nào đi chăng nữa, Người phụ nữ luôn làm tròn vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình; đồng thời, họ còn tham gia tắch cực vào các phong trào xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng đề ra.

Trên cơ sở tiếp thu đầy đủ và linh hoạt chủ trương của Hội LHPN Việt Nam và Hội LPN tỉnh Thanh Hóa, Hội LHPN huyện Thọ Xuân đã phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể có liên quan, đặc biệt là Phòng Văn hoá thông tin của huyện thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Một số thành tựu đã đạt được như phụ nữ Thọ Xuân tham gia tắch cực vào công tác xây dựng gia đình văn hoá, làng xã và khu phố văn hoá. Đồng thời, tắch cực trong công tác xây dựng nếp sống văn hoá mới ở từng thôn, xóm, làng, xã trong việc tổ chức lễ cưới, lễ tang theo tinh thần, chỉ thị của Đảng và Nhà nước. Chị em phụ nữ huyện nhà còn tham gia tắch cực vào các hoạt động của đời sống văn hoá cơ sở như tham gia vào công tác thông tin, tuyên truyền, văn nghệ quần chúng...Bên cạnh đó, Hội phụ nữ phối hợp với các cơ quan ban ngành, cấp uỷ chắnh quyền thực hiện tốt việc xây dựng các thiết chế văn hoá như: hội quán, nhà văn hoá, khu trung tâm.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, và được sự đầu tư, tham gia tắch cực của nhân dân trong toàn huyện nên phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã và đang thu được kết quả khá khả quan, phụ nữ Thọ Xuân đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong quá trình đưa huyện nhà vững bước tiến lên thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở còn có những tồn tại và hạn chế như: đội ngũ cán bộ nữ làm công tác văn hoá ở cơ sở còn ắt, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, công tác thông tin, tuyên truyền đến từng cơ sở chưa thực hiện tốt. Do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra 6 giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ.

Với khoá luận này, tôi tin rằng, nó có những ý nghĩa nhất định về lý luận, thực tiễn trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở Thọ xuân nói riêng, các địa phương nói chung. Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này còn góp một phần nhỏ vào khẳng định, khai thác các khắa cạnh về vai trò của phụ nữ trong mọi mặt xã hội.

Do điều kiện nghiên cứu, tiếp cận và khả năng của tác giả còn hạn chế, khoá luận này mới chỉ là kết quả bước đầu về một đề tài chưa có nhiều người nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học, các thầy cô bộ môn chủ nghĩa xã hội, các bạn sinh viên trong và ngoài khoa và đặc biệt là các đơn vị, ban ngành của địa phương nơi mà tôi thực hiện để đề tài khoá luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BCH Hội LHPN Thọ Xuân, Báo cáo của BCH Hội LHPN Thọ Xuân tại ĐHĐB phụ nữ nhiệm kỳ 2011- 2016 (9/20011)

2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

3. Lê Thị Lan, GĐVH và vai trò phụ nữ ở gia đình trong giai đoạn hiện nay. 4. C. Mac Ờ Ănghen toàn tập tập 21 Nxb CTQG Hà Nội 1995

5. C. Mac Ờ Ănghen sđd tập 2, 3, 4, 5, 6, 12, 13, 14 6. C. Mac Ờ Ănghen sđd tập 27, 30, 40, 42

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, NXB CTQG Hà Nội, 2000.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình mấy vấn đề về chắnh sách xhvh1 giáo dục, Học viện NAQ Hà Nội, 1992.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 2001

10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 1981

11. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X, nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 2006 thứ X, nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 2006

12. 10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI, nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 2011 lần thứ XI, nhà xuất bản chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 2011

13. Hồ Chắ Minh toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1980 14. Hồ Chắ Minh toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1980 15. Hồ Chắ Minh toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1980 16. Hồ Chắ Minh toàn tập, tập, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1980 17. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vì sự tiến bộ phụ nữ Thanh Hóa.

18. Một số văn bản về phong trào toàn dân ĐKXDĐS văn hoá, Sở văn hoá thông tin tỉnh Thanh Hóa.

19. Tạp chắ cộng sản số 35 (12 - 2002). 20. Tạp chắ cộng sản số 5 (3 - 2005). 21. Tạp chắ cộng sản số 5 (3 - 2006). 22. Tạp chắ cộng sản số 787 (6 - 2008) 23. Tạp chắ cộng sản số 33 (9 Ờ 2009) 24. Tạp chắ cộng sản số 37 (1 Ờ 2010) 25. Tạp chắ cộng sản số 818 (12 Ờ 2010) 26. Thông tin phụ nữ 8/3/2011 27.Thông tin phụ nữ số 1/2011 28. Thông tin phụ nữ 20/10/2011

29.UBND huyện Thọ Xuân, Báo cáo tổng kết công tác văn hoá thể thao năm: 2009, 2010, 2011

30.Văn kiện Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội 2002

31. Văn kiện Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X, nxb Phụ nữ, Hà Nội 2007

32. Văn hoá xã hội chủ nghĩa, nhà xuất bản TTVH,1991 33. V.I LêNin toàn tập tập 23 Nxb tiến bộ Matxcova 1980

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ thọ xuân (thanh hóa) trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở (Trang 76 - 79)