Thực nghiệm các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 107)

3.4.1. Mục đích:

- Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hịa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý đã đề xuất.

- Khẳng định tác động tích cực của các biện pháp thực nghiệm tới sự chuyển biến về chất trong hoạt động học tập của các học sinh mắc ADHD học hịa nhập, từng bước điều chỉnh hành vi.

3.4.2. Đối tượng:

Do sự hạn hẹp về thời gian, chúng tơi chỉ cĩ thể tiến hành thực nghiệm trên ba em học sinh mắc ADHD học hịa nhập ở cùng một khối lớp trong số 35 em đã được khảo sát trong quá trình tìm hiểu thực trạng. Ba em được chọn vì tiêu biểu cho các mức độ trí tuệ khác nhau (mức 1, 2 và 3):

- Học sinh 1: Em Hà Huy H (nam, sinh ngày 15/3/2005, học lớp 1, trường tiểu học Hồ Thị Kỷ): được xác định là mắc ADHD thể kết hợp tăng động – xung động và giảm chú ý. Mức độ 1 về trí tuệ. Kết quả học tập tính đến cuối học kì I tạm xếp loại trung bình (Tốn: 5; Tiếng Việt: 6). Được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là khá thơng minh nhưng rất mất tập trung, hay quấy phá các bạn, bài vở thường chậm trễ hoặc bỏ dở.

- Học sinh 2: Em Võ Trần K (nữ, sinh ngày 26/11/2005, học lớp 1, trường tiểu học Trần Nhân Tơn): được xác định là mắc ADHD thể giảm chú ý là chủ yếu. Mức độ 3 về trí tuệ. Kết quả học tập tính đến cuối học kì I tạm xếp loại trung bình (Tốn: 6; Tiếng Việt: 7). Được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là học trước quên sau, khá thụ động, thường xuyên lơ là trong lúc cơ giáo giảng bài, mối

quan hệ bạn bè khá hạn chế nhưng rất được bố mẹ quan tâm nên bài vở luơn đầy đủ.

- Học sinh 3: Em Nguyễn Minh N (nam, sinh ngày 18/5/2005, học lớp 1, trường tiểu học Hồ Thị Kỷ): được xác định là mắc ADHD thể kết hợp tăng động – xung động và giảm chú ý. Mức độ 2 về trí tuệ. Kết quả học tập tính đến cuối học kì I tạm xếp loại yếu (Tốn: 3; Tiếng Việt: 5). Được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là luơn tay luơn miệng, khơng khi nào ngồi yên, đã cĩ lần xơ bạn té ngã cầu thang gãy tay, chữ viết nghuệch ngoạch, khơng thích học Tốn.

3.4.3. Thời gian và nội dung thực nghiệm:

- Chúng tơi tiến hành thực nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 03/04/2012 đến ngày 27/04/2012.

- Nội dung thực nghiệm: Do điều kiện hạn chế về thời gian nên chúng tơi chỉ tiến hành thực nghiệm một biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất, đĩ là: Tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ ADHD.

Chúng tơi tiến hành trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp về các vấn đề liên quan trong quá trình thực nghiệm. Về nội dung, chúng tơi thống nhất sẽ hỗ trợ cho các trẻ ADHD kiến thức hai mơn văn hĩa Tiếng Việt và Tốn. Bên cạnh đĩ chúng tơi cịn tiến hành hỗ trợ cho trẻ về các kĩ năng hịa nhập xã hội.

Về thời gian, chúng tơi thống nhất sẽ sử dụng thời gian ngồi giờ chính khĩa vào các buổi chiều để thực hiện những tiết dạy cá nhân cho trẻ. Về cơ sở vật chất, nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tơi một phịng học trống để thực hiện các giờ dạy cá nhân cho trẻ trong quá trình thực nghiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng động viên, nhắc nhở trẻ, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tơi trong quá trình thực nghiệm.

Về 2 mơn Tiếng Việt và Tốn, chúng tơi đánh giá học lực của trẻ trên các thang điểm quy định trong việc đánh giá kết quả học tập văn hĩa của học sinh tiểu học.

Giỏi: từ 9 đến 10 điểm Khá: từ 7 đến cận 9 điểm

Trung bình: từ 5 đến cận 7 điểm Yếu: dưới 5 điểm.

Đối với kĩ năng xã hội của trẻ chúng tơi tiến hành đánh giá với các thang điểm như sau:

Từ 13 đến 15 điểm xếp loại tốt Từ 9 đến 12 điểm xếp loại khá Từ 6 đến 8 điểm xếp loại trung bình Dưới 5 điểm xếp loại yếu.

Cách tiến hành thực nghiệm

Chúng tơi tiến hành trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp để tìm hiểu các thơng tin về trẻ. Bên cạnh đĩ, chúng tơi cũng tiến hành gặp gỡ, làm quen với các em để tìm hiểu khả năng và nhu cầu của chúng.

Tiến hành tổng hợp các phiếu kiểm tra để đánh giá kết quả trước thực nghiệm.

Tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân về các mơn Tiếng Việt, Tốn và kĩ năng xã hội cho các trẻ trong tháng 4/2012.

Đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp tạo điều kiện giúp đỡ cho trẻ được học các tiết hỗ trợ cá nhân ngồi giờ chính khĩa vào các buổi chiều.

Dạy các tiết cá nhân về mơn Tốn và Tiếng Việt cho cả 3 trẻ và các buổi chiều trong tuần.

Xây dựng các bài kiểm tra khảo sát sau thực nghiệm.

Phân tích kết quả trước thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, để đánh giá kết quả một cách chính xác, khách quan chúng tơi đã tiến hành khảo sát và đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm

Chúng tơi tiến hành khảo sát cả 3 trẻ trên về 2 mơn Tiếng Việt và Tốn. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3. Kết quả hai mơn Tiếng Việt và Tốn trước thực nghiệm

Bên cạnh việc khảo sát học lực của trẻ về 2 mơn văn hĩa, chúng tơi cịn tiến hành khảo sát kĩ năng xã hội của 3 trẻ và cho kết quả: 66,7% trẻ xếp loại khá và 33,3% trẻ xếp loại yếu. Như vậy, các kĩ năng xã hội của trẻ ADHD ở 2 mức độ khá và yếu. Các số liệu trên cho ta thấy rằng trẻ ADHD gặp rất nhiều khĩ khăn trong việc phát triển các kĩ năng xã hội.

Tĩm lại qua các số liệu ở trên cho chúng ta thấy rằng khả năng học tập văn hĩa cũng như các kĩ năng xã hội của trẻ ADHD chủ yếu ở mức trung bình và yếu, khơng cĩ học sinh khá giỏi về học tập. Điều này nĩi lên cơng tác tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh cịn gặp rất nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục hịa nhập trẻ ADHD chưa đảm bảo yêu cầu.

3.4.4. Kết quả thực nghiệm:

Học sinh ADHD

Khảo sát mơn Tiếng Việt Khảo sát mơn Tốn Điểm Xếp loại Điểm Xếp loại Học sinh 1 5 Trung bình 6 Trung bình

Học sinh 2 4 Yếu 5 Trung bình

Sau khi tiến hành thực nghiệm biện pháp tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ ADHD học hịa nhập và đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo kế hoạch giảng dạy cá nhân chúng tơi thu được kết quả:

Bảng 3.4. Kết quả hai mơn Tiếng Việt và Tốn sau thực nghiệm

Kết quả trên cho thấy, khi trẻ được sự hỗ trợ của giáo viên trong việc dạy trẻ các tiết cá nhân thì trẻ sẽ cĩ điều kiện học tập tốt hơn và sự tiến bộ của trẻ được biểu hiện rõ rệt.

Về kĩ năng xã hội sau khi thường xuyên tiến hành cho các em các bài tập chúng tơi nhận thấy 100% các em đều tiếp thu nhanh và vận dụng tương đối tốt. Sau khi thực hành các bài tập cĩ 33.3% trẻ đạt mức tốt, 33.3% trẻ đạt mức khá chỉ cĩ 33,3% trẻ đạt mức trung bình.

Trong quá trình thực nghiệm, cả giáo viên hỗ trợ lẫn giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên kiểm tra, đơn đốc việc học tập của các em và theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Thường xuyên trao đổi và thơng tin đến phụ huynh về sự tiến bộ của các em, nhờ phụ huynh tiếp tục củng cố ở nhà.

Qua so sánh 2 bảng điểm trước thực nghiệm và sau thực nhiệm cho thấy: kết quả học tập của các trẻ cĩ sự tiến bộ vượt bậc. Các trẻ ADHD trước khi

Học sinh ADHD

Khảo sát mơn Tiếng Việt Khảo sát mơn Tốn Điểm Xếp loại Điểm Xếp loại

Học sinh 1 8 Khá 7 Khá

Học sinh 2 6 Trung bình 6 Trung bình Học sinh 3 5 Trung bình 5 Trung bình

được sự hỗ trợ của giáo viên thì lực học của các em chỉ ở mức trung bình và yếu.

Nhưng sau khi được sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ trong các giờ học cá nhân, các em đã cĩ sự tiến bộ hơn hẳn. Như vậy, khi trẻ được sự giúp đỡ của giáo viên, gia đình và đặc biệt là sự hỗ trợ của giáo viên cĩ chuyên mơn về giáo dục hịa nhập trẻ ADHD trong các giờ học cá nhân thì các em đã đạt được kết quả tốt hơn trong học tập.

Qua quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tơi rút ra những kết luận sau: Mặc dù đề tài chỉ mới thử áp dụng một biện pháp Tổ chức tiết học cá nhân

cho trẻ ADHD học hịa nhập ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận 10 trong số 7 biện pháp mà chúng tơi đề xuất nhưng đã cho thấy được hiệu quả của nĩ trong việc tổ chức hoạt động dạy học trẻ ADHD học hịa nhập ở trường tiểu học. Chúng tơi tin rằng hiệu quả này sẽ cịn cao hơn nữa khi chúng ta cĩ điều kiện tiến hành đồng bộ các biện pháp mà đề tài đưa ra.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, chúng tơi đã trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục hịa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý, cụ thể là 7 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hịa nhập cho học sinh tiểu học mắc ADHD. Trước khi đề xuất, chúng tơi đã nghiên cứu kĩ các nguyên tắc cần được đảm bảo sao cho mỗi biện pháp đều phải bám sát mục tiêu, mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả. Mỗi biện pháp được xây dựng đều đảm bảo các nguyên tắc, cần được đảm bảo sao cho mỗi biện pháp đều phải bám sát mục tiêu, mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả. Các biện pháp đã được phân tích nêu rõ mục đích, nội dung và cách tiến hành cũng như điều kiện thực hiện. Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các

chủ thể tham gia quá trình này. Vì vậy, chúng tơi cho rằng các biện pháp nên được thực hiện đầy đủ đồng bộ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Qua việc thăm dị, một số biện pháp mà chúng tơi đưa ra được các giáo viên, cha mẹ học sinh ADHD đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi.

Chúng tơi mong rằng các cấp, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ và cùng chúng tơi áp dụng những biện pháp này vào thực tế giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật nĩi chung và trẻ ADHD nĩi riêng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và trải nghiệm trên thực tế chúng tơi rút ra một số kết luận sau:

Việc nghiên cứu lí luận đã giúp cho chúng tơi thu thập và nắm vững thêm nhiều kiến thức về trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý và giáo dục hịa nhập trẻ ADHD, nhận thức đúng đắn hơn các vấn đề xung quanh giáo dục hịa nhập trẻ ADHD. Đặc biệt là chúng tơi đã thu thập thêm nhiều kiến thức mới về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động dạy học hịa nhập trẻ

ADHD, giúp cho chúng tơi cĩ cái nhìn đúng đắn hơn về quá trình giáo dục hịa nhập trẻ ADHD hiện nay.

Qua quá trình nghiên cứu thực tế, chúng tơi đã khảo sát được thực trạng tổ chức hoạt động dạy học hịa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy: Thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về dạy học hịa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học cịn khá nhiều bất cập và hạn chế; Thực trạng nhận thức về vai trị, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hịa nhập trẻ ADHD trong phụ huynh khá khác biệt, họ chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng tích cực của cơng tác này; Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học trên địa bàn chưa phát huy được ý nghĩa thiết thực của giáo dục hịa nhập đối với đối tượng học sinh này, mức độ trí tuệ của các em chưa tương thích với kết quả học tập trên lớp.

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học tăng động giảm chú ý ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý, đĩ là:

- Biện pháp lượng giá đầu vào.

- Biện pháp xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trên lớp.

- Biện pháp tổ chức tiết học cá nhân. - Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khĩa. - Biện pháp phối hợp cùng gia đình học sinh. - Biện pháp đánh giá theo đặc thù.

Tất cả các biện pháp qua thực nghiệm nhận thấy phù hợp với điều kiện thực tế ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh, được giáo viên, phụ huynh học sinh ADHD đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi.

2. Kiến nghị:

- Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến cơ chế, chính sách trong cơng tác giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật tại các nhà trường.

- Thực hiện phối kết hợp liên ngành đầu tư cơ sở trường lớp nhằm kéo giảm sĩ số tại mỗi lớp học, đặc biệt tại các thành phố lớn. Đây sẽ là tiền đề sáng sủa để vận dụng nhiều biện pháp, sáng kiến hay, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới từ các nhà giáo dục trong và ngồi nước.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp với các Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thơng tư liên tịch chỉ đạo và hướng dẫn các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật, trong đĩ hướng dẫn cụ thể về việc thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật các cấp, hoạt động phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật, các chính sách hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy hồ nhập và trẻ khuyết tật, thống nhất cơ chế thu thập và chia sẻ thơng tin về trẻ khuyết tật ở mỗi địa phương…Xây dựng qui chế chính thức về giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật trong đĩ cĩ đối tượng trẻ tăng động giảm chú ý.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kĩ năng giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy hịa nhập tại các trường Tiểu học.

- Các cơ sở, Viện nghiên cứu cần cĩ những sự quan tâm sâu sắc hơn như hỗ trợ sách vở, tài liệu về giáo dục đặc biệt…cho các trường Tiểu học và cộng

đồng nhằm nâng cao nhận thức và trình độ về giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật, trẻ ADHD.

- Mỗi địa phương cần tăng cường cơng tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đánh giá cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương mình.

- Tăng thêm ngân sách của thành phố cho cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật, trong đĩ ưu tiên kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên dạy hồ nhập và cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phục vụ cơng tác giáo dục hịa

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w