9. Bố cục của luận văn
1.1.4. Cách xác định đặc điểm sự kiện
trờng phổ thông.
Nh ở phần trên đã trình bày, do cha có một quan điểm thống nhất về nêu đặc điểm sự kiện lịch sử, nên trong quá trình dạy học, giáo viên thờng nhầm lẫn giữa nêu đặc điểm với nêu nội dung sự kiện lịch sử, giữa nêu đặc điểm với miêu tả, thậm chí là cả tờng thuật. Dẫn tới việc xác định những đặc điểm của sự kiện trở nên dài dòng, phức tạp và không thấy đợc nét riêng biệt, bản chất của mỗi sự kiện. Vậy làm thế nào để xác định đặc điểm sự kiện lịch sử?
Chúng ta cần phân biệt việc nêu đặc điểm sự kiện lịch sử nó không giống nh nêu nội dung sự kiện. Nêu nội dung sự kiện lịch sử đòi hỏi phải nêu toàn bộ những kiến thức liên quan tới sự kiện đó, cho dù kiến thức đó là điển hình hay không điển hình, có liên quan hay không liên quan tới sự kiện. Cụ thể là phải xác định cả về thời gian, không gian (địa điểm), nhân vật, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, đánh giá trong lúc đó, nêu đặc điểm thì không cần phải nêu toàn bộ nội…
dung kiến thức.
Việc xác định đặc điểm sự kiện lịch sử nó cũng gần giống với miêu tả, và có thể xem đó là một dạng của miêu tả vì “miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng nh hình dáng bên ngoài của chúng” [39; 33], song không hoàn toàn giống hẳn. Bởi vì, trong miêu tả có hai loại: miêu tả toàn cảnh thì đòi hỏi nhiều chi tiết, miêu tả có phân tích thì dài dòng. Trong lúc đó, nêu đặc điểm sự kiện lại hết sức ngắn gọn, không dài dòng.
Để tránh sự nhầm lẫn, theo chúng tôi, khi xác định đặc điểm của sự kiện lịch sử cần dựa vào các cách sau:
Một là: ngắn gọn, điển hình và nổi bật. Cụ thể, trong các yếu tố cấu thành sự kiện lịch sử: Thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, …
không phải yếu tố nào cũng lấy làm đặc điểm, mà căn cứ vào yếu tố nào nổi bật, điển hình nhất, riêng biệt nhất thì xác định đặc điểm của sự kiện lịch sử. Đó có thể là thời gian, hay địa điểm hoặc nhân vật. Ví dụ: sự kiện phong trào cách mạng 1936 – 1939, có các yếu tố cấu thành nh sau:
- Hoàn cảnh:
+ Sự bành trớng của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh bùng nổ. + 7.1935 Quốc tế cộng sản họp và yêu cầu mỗi nớc thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
+ 1936 Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền đã thi hành nhiều cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
+ 7.1936 Hội nghị ban chấp hành Trung ơng của Đảng Cộng sản Đông D- ơng xác định nhiệm vụ trớc mắt là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Diễn biến:
+ Các cuộc đấu tranh với mục tiêu đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ diễn ra với các phong trào tiêu biểu nh: Phong trào Đông Dơng Đại hội, phong trào đón tiếp, phong trào mít tinh, biểu tình hòa bình diễn ra sôi nổi, rộng khắp. + Các cuộc đấu tranh trên các diễn đàn Báo chí, Văn học, Nghệ thuật, Nghị trờng thu hút đông đảo giới trí thức tham gia.
- Nhận xét:
+ Lãnh đạo phong trào: Đảng Cộng sản Đông Dơng thông qua vai trò của Mặt trận Dân chủ Đông Dơng.
+ Lực lợng tham gia: công nhân, nông dân, t sản, tiểu t sản. + Địa bàn đấu tranh: chủ yếu ở đô thị.
+ Mục tiêu đấu tranh: Công nhân đòi tăng lơng, giảm giờ làm, nông dân đòi giảm su thuế, các tầng lớp khác đòi cải thiện đời sống, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
+ Hình thức đấu tranh: phong phú, sáng tạo, bên cạnh những hình thức đấu tranh cũ thì còn có những hình thức đấu tranh mới nh: đấu tranh báo chí, đấu tranh nghị trờng.
Từ các yếu tố nêu trên, để học sinh nhớ đợc là rất khó, vì thế cần phải xác định đặc điểm của sự kiện lịch sử này. Vậy xác định nh thế nào? Trong các yếu tố nói trên, chúng ta thấy nét nổi bật, đặc trng, bản chất của sự kiện chính là ở hoàn cảnh, địa điểm, mục tiêu và hình thức đấu tranh. Vì thế căn cứ vào đó để ta xác định đặc điểm:
- Địa điểm: đô thị
- Mục tiêu đấu tranh: đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Hình thức đấu tranh công khai: mít tinh, biểu tình, báo chí, nghị trờng. Với cách xác định đặc điểm ngắn gọn nh trên đã nêu bật đợc nét điển hình, bản chất riêng biệt của sự kiện phong trào cách mạng 1936 – 1939. Khi kiểm tra kiến thức học sinh, giáo viên hỏi học sinh: Phong trào cách mạng nào ở nớc ta diễn ra một cách công khai, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ? Học sinh sẽ nhớ ngay tới phong trào cách mạng 1936 – 1939, bởi chỉ có phong trào này mới có những đặc điểm nh thế.
Hai là: tìm điểm khác biệt giữa các sự kiện lịch sử để xác định đặc điểm sự kiện lịch sử, tức là so sánh sự khác nhau giữa sự kiện lịch sử này với sự kiện lịch sử khác để tìm ra đặc điểm riêng biệt, bản chất của sự kiện đó. Ví dụ : so sánh Cơng lĩnh chính trị tháng 2/1930 của Nguyễn Aí Quốc với Luận cơng tháng 10/1930 của Trần Phú để tìm ra đặc điểm nổi bật của 2 sự kiện này. Giáo viên lập bảng so sánh:
Cơng lĩnh chính trị tháng 2/1930 Luận cơng tháng 10/1930 Đờng lối: hai giai đoạn: CM t sản dân
quyền và CM xã hội chủ nghĩa
Đờng lối: cũng nh Cơng lĩnh Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc, phong kiến,
t sản phản cách mạng
Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến, đế quốc và cách bóc lột theo lối tiền t bản
Lực lợng: liên minh công nông đoàn kết với tiểu t sản, trí thức, trung nông...
Lực lợng: vô sản và nông dân Vị trí: là một bộ phận của cách mạng
thế giới
Vị trí: nh Cơng lĩnh
Vai trò: Đảng cộng sản lãnh đạo Vai trò: cũng nh Cơng lĩnh
Từ bảng so sánh đó, giáo viên giúp học sinh thấy đợc về cơ bản giữa Cơng lĩnh và Luận cơng không có gì đối lập nhau, điểm khác nhau cơ bản chính là việc xác định nhiệm vụ và lực lợng cho cách mạng nớc ta, và từ điểm khác nhau này chính là đặc điểm nổi bật của Cơng lĩnh tháng 2/1930: nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu, vai trò của đoàn kết toàn dân. Còn Luận c-
ơng tháng 10/1930: nhấn mạnh vấn đề giải phóng giai cấp đặt lên hàng đầu với lực lợng cách mạng chủ chốt là công nhân và nông dân.
Ba là: dùng xen vào bài miêu tả hoặc tờng thuật để cụ thể hóa các đặc điểm nổi bật của một sự kiện, một nhân vật lịch sử. Trong một bài tờng thuật hay miêu tả về nhân vật lịch sử, địa điểm, thời gian, diễn biến của một sự kiện lịch sử thờng có các “chi tiết” hoặc các “tình tiết”. Mỗi một “chi tiết” hay “tình tiết” của nhân vật, sự kiện lịch sử là một đặc điểm rất riêng biệt của nhân vật, sự kiện lịch sử đó. Trong bài tờng thuật, hoặc miêu tả giáo viên phải dựa vào các đặc điểm rất riêng của nhân vật, sự kiện ấy để xây dựng các “chi tiết” hay “tình tiết” của câu chuyện. Chính vì thế thông qua các “chi tiết” hay “tình tiết” nổi bật nhất của sự kiện, nhân vật lịch sử đó mà giáo viên lựa chọn để xác định các đặc điểm cơ bản của sự kiện, nhân vật lịch sử. Ví dụ: khi xây dựng bài tờng thuật về trận đánh Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950, giáo viên dựa vào những “tình tiết” nổi bật nhất để xác định các đặc điểm nổi bật của trận đánh này:“Đứng trên núi cao nhìn xuống đồn Đông Khê nh một tuần d ơng hạm khổng lồ giữa rừng xanh biên giới. Đông Khê nằm giữa đờng số 4, cách Cao Bằng 45km, cách Thất Khê 24km, xung quanh có 7 vị trí kiên cố đóng trên đỉnh núi cao nh một bức tờng vững chắc bao bọc. Đồn Đông Khê có hàng chục lô cốt thấp sát mặt đất, nắm dày trên 1m, có hầm ngầm, tờng cao, dây thép gai xung quanh. 6 giờ sáng ngày 16/9/1950, đạn pháo của ta nổ vang trên cứ điểm Đông Khê. Trận đánh mở màn chiến dịch bắt đầu.
Sau những cuộc chiến ác liệt, quân ta chiếm đ ợc các vị trí xung quanh, nhừng đợt tấn công lên đồi cao không thành. 17 giờ ngày 17, các chiến sĩ của ta tấn công lên đồi cao lần thứ hai. Phía Tây là đại đội bộc phá của Trần Cừ, phía Đông là đại đội của La Văn Cầu cùng xung phong mở đờng cho xung kích tiến lên.
Mũi nhọn do Trần Cừ chỉ huy tiến lên mở hàng rào, bị đại bác của địch chặn đứng mọi đợt xung phong. Bốn chiến sĩ xông lên đều bị thơng vong, cả mũi nhọn nằm ùn lại trớc mũi súng của kẻ thù. Trần Cừ trúng đạn ở ngực, trong khi lô cốt địch vẫn không ngừng nhả đạn. Trời đã sáng rõ, xung kích vẫn cha lọt vào đợc, mọi ngời đều lo lắng.
Lúc này Trần Cừ cố lê ng ời sát lô cốt, anh bị th ơng lần nữa, song vẫn cố nhoài ng ời lên rồi gục xuống và lấy hết sức dùng thân mình bịt lỗ châu mai địch. Hỏa lực địch bị ngừng lại và xung kích liên tiếp xông lên. Lời hô Noi g“ - ơng Trần Cừ , Trả thù cho Trần Cừ vang lên, các chiến sĩ nh” “ ” nớc vỡ bờ, các tổ ba ngời xông lên, tràn vào nhanh chóng tiêu diệt lô cốt.
7 giờ sáng ngày hôm sau, quân địch trong chiến hầm cố thủ cuối cùng vẫn ngoan cố chống cự. Một quả bộc phá đánh sập chiếc hầm ngầm vững chắc đó. Những tên chỉ huy run sợ chui ra hàng. Sau hai ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân ta ở trận Đông Khê đã hòn toàn thắng lợi. Về sau, Trần Cừ đợc truy tặng Anh hùng lực l“ ợng vũ trang nhân dân”[14; 27]. Qua các “tình tiết” nhấn mạnh (đợc gạch chân) của giáo viên khi tờng thuật, cuối bài giáo viên rút ra các đặc điểm nổi bật về trận đánh này, đó là:
- Địa điểm: biên giới đông Bắc nớc ta, kéo dài từ Lạng Sơn lên Cao Bằng - Thời gian: 6 giờ sáng ngày 16/9/1950 kết thúc 7 giờ sáng ngày 18/9/1950 - Nhân vật: La Văn Cầu, đặc biệt Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Tóm lại, cách nêu đặc điểm phải làm nổi bật đợc những nét bản chất, đặc sắc riêng biệt của sự kiện lịch sử. Nó không chỉ làm cho học sinh nhớ đợc sự kiện lịch sử đó mà còn so sánh với các sự kiện lịch sử khác, qua đó có tác dụng giáo dục học sinh, làm cho các em biết đánh giá và có thái độ nhìn nhận một cách khách quan về hiện tợng lịch sử ấy. Cho dù cách này hay cách khác, cũng phải chú ý tới tính ngắn gọn của nêu đặc điểm sự kiện và mục đích cuối cùng là làm sao tổ chức cho học sinh lĩnh hội đợc các đặc điểm của sự kiện lịch sử.