Sự cần thiết phải vận dụng PPDH tích cực vào giảng dạy “Phần

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ ba môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm, thành phố hồ chí mi (Trang 34 - 45)

B. NỘI DUNG

1.2.Sự cần thiết phải vận dụng PPDH tích cực vào giảng dạy “Phần

ba”môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

1.2.1. Đặc điểm, đối tượng môn học và kết cấu “Phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ở các trường Cao đẳng hiện nay

Như chúng ta biết rằng, trong bối bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, ngày 18 tháng 09 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 52 /2008/QĐ-BGDĐT về chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Môn học này bao gồm ba bộ phận lý luận cấu thành của Chủ nghĩa Mác -Lênin: Triết học, Kinh tế chính trị và CNXH khoa học.

Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giúp cho SV:

Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo;

Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;thực tiễn đời sống chính trị - xã hội;

Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho SV.

Kết cấu nội dung chương trình giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ). - Nghe giảng: 70% và thảo luận: 30%

Đây là môn học bắt buộc dùng cho SV khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng; Bố trí học năm thứ nhất trình độ đào tạo đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; là môn học đầu tiên của chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng.

Ngoài chương mở đầu, căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành 3 phần (9 chương). Cụ thể:

Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin.

Phần thứ nhất: Thế giới quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm 3 chương bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cụ thể:

+ Chương 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng. + Chương 2: Phép biện chứng duy vật. + Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phần thứ hai: Học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gồm 3 chương bao quát những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cụ thể:

+ Chương 4: Học thuyết giá trị.

+ Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư.

+ Chương 6: Học thuyết về CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước.

Phần thứ ba: Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH gồm 3 chương khái quát những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH, một số vấn đề về CNXH hiện thực và triển vọng của nó. Cụ thể:

+ Chương 8: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng XHCN.

+ Chương 9: CNXH hiện thực và triển vọng.

Trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Lâm, TP Hồ Chí Minh hiện nay, căn cứ vào chường trình của bộ GD& ĐT trên cơ sở đó cơ cấu lại chương trình giảng dạy 5 tín chỉ với 75 tiết. Trong đó, kết cấu của “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có 15 tiết như sau:

Chương Tên chương Tổng

số tiết Số tiết giảng Số tiết tự học VII Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân và cách mạng XHCN. 05 04 01 VIII

Những vấn đề chính trị-xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng

XHCN.

07 05 02

IX CNXH hiện thực và triển vọng 03 02 01 “Phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận về CNXH, nghiên cứu về Sứ mệnh lịch sử của GCCN, tính tất yếu và nội dung cách mạng XHCN, quá trình hình thành và phát triển hình thái kinh tế xã hội CSCN, quy luật và con đường xây dựng CNXH và CSCN.

Học tập “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa trong việc trang bị và nâng cao nhận thức khoa học về CNXH, nhất là những vấn đề chính trị - xã hội. Xây dựng và củng cố niềm tin, lập trường cộng sản chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên và mọi công dân nói chung.

Bên cạnh đó, học tập học phần giúp ta vận dụng vào hoạt động thực tiễn, học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Giúp ta có căn cứ nhận thức khoa học để luôn cảnh giác và đấu tranh với những tư tưởng hành động sai lệch, thù địch với CNXH và những kẻ phản lại lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2. Thực trạng vận dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy “Phần thứ ba” mônNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Vài nét về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, TP. Hồ Chí Minh là trường công lập, nằm trong hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng của cả nước, thành lập theo quyết định số 1974/QĐ-BGDĐT ngày 09/04/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp của Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Phú Lâm.

Trường đã nhận được sự quan tâm, tin tưởng của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và được định hướng là một trong những đơn vị giáo dục nghề nghiệp trọng điểm, cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao, đáp ứng chương trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của TP. Hồ Chí Minh.

Qua 04 năm hoạt động, nhà trường đã từng bước khẳng định được vị thế của một trường cao đẳng thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự, quan tâm đến việc phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ. Tính đến nay, trường có 08 phòng chức năng, 08 khoa, 03 Tổ trực thuộc và 04 trung tâm, 01 Phân hiệu đa Phước và 01 trạm Y tế. Hàng năm, nhà trường luôn có kế hoạch và chính sách hợp lý để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV, công nhân viên và người lao động của trường. Nhà trường hiện nay có 254 cán bộ, GV, công nhân viên và người lao động, trong đó có 01 tiến sĩ, 03 GV đang nghiên cứu sinh có 37 cán bộ, GV trình độ thạc sỹ và 39 cán bộ, GV đang học cao học.

Hàng năm, công tác tuyển sinh được tiến hành nghiêm túc, đúng quy chế và đạt được kết quả cao. Hệ cao đẳng năm 2011 - 2012, có 04 ngành mũi nhọn: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật điện - Điện tử, Kế toán với tổng số SV nhập học là 1088 SV. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư đúng mức, có trọng tâm, trọng điểm, tiếp cận xu thế phát triển của khoa học công nghệ và trình độ phát triển của sản xuất. Năm học 2011 - 2012, nhà trường có kế hoạch mở thêm 05 nghành đào tạo là: Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Điện tử, tuyền thông và Anh Văn đến nay đã được Bộ GDĐT duyệt và tuyển sinh 05 nghành mới này vào tháng 7 năm 2012 đưa vào đào

tạo năm học 2012- 2013.

Các hoạt động hợp tác quốc tế luôn được nhà trường chú trọng. Nhà trường đã thực hiện được các dự án Hợp tác quốc tế như: Dự án Temasek SP- DOET, liên kết với Đại học Công nghệ Cali - Universty về đào tạo cử nhân quản trị doanh nghiệp, Công ty TAFESA (Úc) về đào tạo ngành May - Thời trang; Công ty Union (Singapore), Công ty ELWE (Đức) về đào tạo GV, chuyển giao công nghệ. Liên kết với trường Polytechnic (Singapore) đào tạo ngành cơ điện tử và truyền thông đa phương tiện (đã đào tạo được 03 khóa Trung cấp), ký kết hợp tác với tập đoàn Yalong (Trung Quốc) trong việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các thiết bị phuc vụ công tác đào tạo; Ký kết thõa thuận với công ty Toyota về việc hỗ trợ đào tạo kỹ thuật ngành đồng và sơn ôtô; hợp tác và giao lưu học tập giữa học viện Quảng Tây Trung Quốc về chia sẻ tài nguyên giáo dục tiên tiến và mở rộng cơ hội học tập cho học sinh…

Bằng tất cả sự đoàn kết cố gắng, nỗ lực, tập thể Cán bộ, GV, công nhân viên trường đã vinh dự được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khen tặng. Trong 04 năm học (2007- 2008, 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011), nhà trường đã được nhận Bằng khen Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ thi đua xuất sắc của Uỷ ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

- Tình hình vận dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Má c - Lênin

Trong những năm gần đây, nhà trường đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho GV nói chung và GV bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và “phần thứ ba” môn học này nói riêng bằng cách đưa GV đi tập huấn, tham dự một số buổi hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng PPDH tích cực. Qua đó, số GV trong nhà trường bước đầu đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới PPDH vả đã vận dụng PPDH tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp.

GV đã xác định rõ mục tiêu môn học, luôn tìm tòi đổi mới PPDH nên đã nâng cao được chất lượng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ ngĩa Mác - Lênin. Một số GV có kinh nghiệm giảng dạy đã thực sự lôi cuốn SV bằng nhiều cách dạy hấp dẫn, tạo ra sự say mê, hứng thú học tập cho SV.

Bên cạnh đó, ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, GV cũng đã sử dụng các phương tiện dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng cho bài giảng ( máy vi tính, projecto, bảng ghim, …).

Tuy nhiên, việc áp dụng PPDH tích cực cũng còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: GV chưa nhận thức hết vai trò của việc vận dụng các PPDH tích cực vì vậy số GV vận dụng PPDH này chưa nhuần nhuyễn và cũng chưa nhiều nên chưa thực sự phát huy được tính tích cực của người học khiến cho quá trình học của SV đa số vẫn còn thụ động khiến cho quá trình dạy học chưa thật sự đạt hiệu quả;

Mặt khác, do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu thấu đáo về PPDH tích cực vì vậy trong giảng dạy các thầy cô khó triển khai trong tiết giảng. Ví dụ: GV khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm GV chưa xác định được các bước thảo luận vì vậy việc tổ chức thảo luận tốn nhiều thời gian và thực sự không mang lại hiệu quả. Đôi khi lại biến buổi thảo luận thành buổi thuyết trình thay thế là GV thuyết trình cho SV thành SV thuyết trình cho SV nghe làm cho tiết dạy, buổi dạy không hiệu quả.

Năm học 2011- 2012, đội ngũ GV dạy bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là 5 GV. Về trình độ: có 01 GV là thạc sĩ, 03 GV sau đại học và 01 cử nhân. Về thâm niên công tác có 01 GV trên 10 năm, 04 GV thâm niên từ 3 đến 5 năm.

Kết quả khảo sát vận dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Phú Lâm.

Bảng 1. Mức độ sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, TP. Hồ Chí Minh:

xuyên sử dụng thường xuyên sử dụng dụng Số GV Tỉ lệ % Số GV Tỉ lệ % Số GV Tỉ lệ % 1 Phương pháp thuyết trình 4/5 80 1/5 20 0/5 00 2 Phương pháp vấn đáp 3/5 60 2/5 40 0/5 00 3 Phương pháp thảo xêmina -

luận nhóm 2/5 40 3/5 60 0/5 00

4 Phương pháp động não 0/5 00 1/5 20 4/5 80 5. Phương pháp dự án 1/5 20 1/5 20 3/5 60

6

Phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu

1/5 20 2/5 40 2/5 20

8 Phương pháp nêu vấn đề 2/5 40 3/5 60 0/5 00

Đồ thị 1. Mức độ sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Nhìn vào đồ thị 1 ta thấy: GV sử dụng phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp chiếm tỉ lệ cao: 80 % GV sử dụng phương pháp thuyết trình và có 60% số GV vận dụng phương pháp vấn đáp tiếp đó là PPDH nêu vấn đề (40%). Các PPDH tích cực GV sử dụng nhưng không thường xuyên như: phương pháp xêmina - thảo

luận nhóm (60 %,) phương pháp hướng dẫn SV tự học tự nghiên cứu (40%). Bên cạnh đó, trong các PPDH tích cực có phương pháp động não là một phương pháp mà GV có thể sử dụng nhằm hướng đến mục đích phát triển ở người học hoạt động độc lập và có khả năng sáng tạo và óc phê phán thế nhưng có tới 80% GV không sử dụng phương pháp này, tiếp đó là phương pháp dự án (60%) GV không sử dụng và phương pháp hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu (20%) trong quá trình dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và “phần thứ ba” của môn học này nói riêng.

Từ kết quả thu được chúng ta nhận thấy việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường còn rất hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế là:

Chương trình, giáo trình còn nặng về nội dung, nặng về lý thuyết, chưa kịp cập nhật được những tri thức mới, thực tiễn đưa vào giáo trình; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số GV vẫn chưa được tập huấn về PPDH tích cực, vì vầy khi trao đổi với các thầy cô này chúng tôi nhận thấy thầy, cô vẫn còn mơ hồ, chỉ nghe nói mà không hiểu về PPDH tích cực;

Nhiều SV vẫn chưa quen với việc học tập theo phương pháp mới;

Việc chuẩn bị cho tiết dạy tích cực mất rất nhiều thời gian, buộc người GV phải công phu, tốn kém. Bên cạnh đó, để áp dụng được PPDH tích cực phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ, cơ sở hạ tầng của nhà trường Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị - thiết bị dạy học hiện đại của trường của trường dành cho GV trong tổ còn những hạn chế nhất định, vì vậy khiến cho việc áp dụng PPDH tích cực cũng gặp phải khó khăn.

1.2.3. Thực trạng học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, TP. Hồ Chí Minh

Tính đến nay, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm vừa tròn 4 tuổi, với bề dạy lịch sử không nhiều nên hàng năm điểm đầu vào kết quả tuyển sinh của trường không cao. Điểm chuẩn đầu vào trong 4 năm tuyển sinh (từ 2008 đến 2011) đếu là 10 điểm. Từ kết quả này cho thấy, chất lượng đầu vào của SV tại trường ít nhiều ảnh hưởng tới việc nhận thức và tiếp thu các môn học của SV, trong đó có môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Để thấy được thực trạng của việc học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin của SV, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở 4 khoa đào

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ ba môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm, thành phố hồ chí mi (Trang 34 - 45)