Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ ba môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm, thành phố hồ chí mi (Trang 83)

B. NỘI DUNG

2.3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau: • Kết quả thực nghiệm lần 01:

Bảng4: Kết quả học tập của SV sau thực nghiệm lần một

Lớp T.Số SV Xếp loại giỏi, khá Xếp loại TB Xếp loại yếu, kém SL (SV) Tỷ lệ % SL (SV) Tỷ lệ (%) SL (SV) Tỷ lệ (%) Thực nghiệm 46 27 58,7 17 36,96 2 4,34 Đối chứng 48 17 35,42 22 47,91 9 16,67

Để dễ dàng nhận thấy kết quả học tập của SV sau thực nghiệm lần một chúng tôi mô hình hóa bằng đồ thị sau:

Đồ thị 4. Kết quả học tập của SV sau thực nghiệm lần một

Nhìn vào đồ thị chúng ta nhận thấy: Số SV khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là 27 SV (chiếm tỉ lệ 58.7%), trong khi đó lớp đối chứng chỉ có 35.42% còn số SV yếu, kém ở lớp

thực nghiệm chỉ có 4.34 % nhưng ở lớp đối chứng lại lên đến 16.67 %. Bên cạnh đó SV trung bình ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ 36.96%, lớp đối chứng là 47.91%.

Chúng tôi nhận thấy, sau thực nghiệm lần một với việc vận dụng hai phương pháp dạy học khác nhau trên cùng một đối tượng và chất lượng của SV tương đương nhau đã cho ra 2 kết quả khác nhau, lớp thực nghiệm chất lượng cao hơn lớp đối chứng.

Kết quả thực nghiệm lần 02:

Bảng 5: Kết quả học tập của SV sau thực nghiệm lần hai

Lớp T.Số SV Xếp loại giỏi, khá Xếp loại TB Xếp loại yếu, kém SL (SV) Tỷ lệ % SL (SV) Tỷ lệ (%) SL (SV) Tỷ lệ (%) Thực nghiệm 48 30 62,5 15 31,25 3 6,25 Đối chứng 45 13 29,9 22 49,9 10 22,2

Đồ thị 5. Kết quả học tập của SV sau thực nghiệm lần hai

Qua đồ thị 5, ta thấy: Số SV khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là 30 SV (chiếm tỉ lệ 62.5%), trong khi đó lớp đối chứng chỉ có 29.9 % còn số SV yếu, kém ở lớp thực nghiệm chỉ có 6.25 % nhưng ở lớp đối chứng lại lên đến 22.2 %. Bên cạnh đó SV trung bình ở lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ 31.25%, lớp đối chứng là 49.9%

Sau thực nghiệm lần hai cúng tôi nhận thấy với việc vận dụng hai PPDH khác nhau trên cùng một đối tượng và chất lượng của SV tương đương nhau đã cho

ra 2 kết quả khác nhau, lớp thực nghiệm tiếp tục cao hơn chất lượng cao hơn lớp đối chứng. Như vậy, cùng một nội dung dạy học với cùng một GV dạy, với các lớp SV có trình độ tương đương nhau nhưng nếu GV sử dụng các PPDH khác nhau thì kết quả thu được cũng rất khác nhau.

Sau khi tiến hành thực nghiệm xong chúng tôi phát phiếu trưng cầu ý kiến của SV của cả lớp thực nghiệm và đối chứng với số phiếu 2 lớp thực nghiệm là 74 và 2 lớp đối chứng là 74 và thu được kết quả như sau:

Bảng 6. Kết quả trưng cầu ý kiến của việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Điểm Nội dung thăm dò ý kiến Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Tổng hợp Tỉ lệ % Tổng hợp Tỉ lệ

Câu 1: Em có thích bài học hôm nay không?

1 Rất thích 68/74 92 10/73 13.7

2 Thích 5/74 6.75 20/73 27.4 3 Bình thường 1/74 1.35 26/73 35.6 4 Không thích 0/74 0.0 10/73 13.6

Câu 2: Em cho biết thái độ của các bạn trong lớp đối với giờ học hôm nay?

1 Rất hứng thú 63/74 85,13 10/73 13.6 2 Hứng thú 10/74 13,52 10/73 13.6 3 Bình thường 1/74 1,35 38/73 52 4 Không hứng thú 0/74 0.0 16/73 21.6

Câu 3: Em có hiểu nội dung bài học hôm nay không?

1 Rấthiểu bài 65/74 87.83 10/73 13.5

2 Hiểu bài 9/74 12.17 15/73 20.3

3 Chưa hiểu lắm 0/74 0.0 31/73 41.9

4 Không hiểu bài 0/74 0.0 18/73 24.3

Câu 4: Em có kiến nghị gì về phương pháp giảng dạy của GV đối với giờ học này?

1 Luôn dạy thế này 70/74 94.6 4/73 5.4 2 Giảng kỹ hơn 2/74 2.7 36/73 48.6 3 Liên hệ thực tế nhiều hơn 2/74 2.7 20/73 27

4 Không 0/74 0.0 4/73 5.4

Câu 5: Em có thích học "Phần thứ ba" môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin không? (nếu dạy như thế này)

1 Rất thích 65/74 78.8 6/73 8.2

2 Thích 8/74 10.7 18/73 24.3

4 Không thích 0/74 0.0 20/73 27

Câu 6: Phần thứ ba môn học này có thiết thực không? (nếu dạy như thế này)

1 Rất thiết thực 58/74 78.4 5/73 6.8 2 Thiết thực 15/74 20.1 19/73 25.6 3 Bình thường 1/74 13.5 29/73 39.2 4 Không thiết thực 0/74 0.0 21/73 28.4

Câu 7: Kiến thức "Phần thứ ba" môn học này ra sao? (nếu dạy như thế này)

1 Dễ 70/74 94.6 4/73 5.4

2 Bình thường 3/74 4.05 16/73 21.6 3 Hơi trừu tượng 1/74 1.35 40/73 54.1

4 Rất khó 0/74 0.0 14/73 20.3

Các ý kiến khác:

Lớp thực nghiệm:

- Giảng viên tiếp tục sử dụng các PPDH mới vào các tiết giảng dạy (phần thứ ba) như thế này để chúng em có những buổi học sôi nổi, thoải mái (51/74)

- Kiến thức môn học này rất nhiều, vì vậy cần rút ngắn bớt chương trình học, nặng về lý thuyết (20/74)

Lớp đối chứng:

- PPDH của GV rất khó hiểu, kiến thức quá trừu tượng (54/73)

- GV nên liên hệ thực tế nhiều hơn (44/73)

- Nên cho SV tham gia hoạt động nhiều hơn và cho SV nên chuẩn bị bài trước khi đến lớp (62/73)

Đồ thị 6: Kết quả của trưng cần ý kiến về việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Nhìn vào đồ thị 6 và bảng trưng cầu ý kiến: Kết quả của trưng cần ý kiến về việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ta có thể nhận xét như sau: Khi phân tích bảng số liệu trên, tác giả tập trung phân tích về tính ưu việt của việc vận dụng PPDH tích cực vào giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói cung và “phần thứ ba môn học này nói riêng.

Nhìn tổng quát từ câu 1 đến câu số 7 màu tím, đồ thị chúng ta dễ dàng nhận thấy: tỉ lệ % đối với các câu hỏi ở các lớp thực nghiệm (TN) cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (ĐC) tương đương là:

Câu 1- Sự yêu thích của môn học: Rất thích (TN=92%, ĐC= 13.7%),

Câu 2- Về Thái độ của SV trong lớp: Rất rất hứng thú (TN= 85.13%, ĐC= 13.5%);

Câu 3- Về nội dung của bài học hôm nay: Rất hiểu bài (TN= 87.83, ĐC= 10.8%);

Câu 4- Kiến nghị về PPDH của GV trong giờ học: Luôn dạy thế này (TN= 96.6, ĐC= 13.5%);

Câu 5- Em có thích “phần thứ ba” của môn học này không (nếu dạy thế. TN=78.8%, ĐC= 8.2 %);

Câu 6- Hòi về sự thiết thực của môn học(nếu dạy thế này) thì Rất thích TN=78.4, ĐC=;6.8);

Câu số 7. Kiến thức như thế nào (nếu dạy thế này ). Kiến thức rất dễ TN= 94.6%, ĐC= 6.8%)

Qua sự so sánh trên chúng ta nhận thấy tính ưu việt của việc vận dụng của PPDH tích cực vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và ”phần thứ ba” môn học này nói riêng.

Bên cạnh đó có 51/74 SV lớp thực nghiệm có ý kiến: GV cần sử dụng các PPDH mới vào các tiết giảng dạy (phần thứ 3 ) như thế này để chúng em có những buổi học sôi nổi, thoải mái. Nhưng lớp đối chứng thì ngược lại có (54/73) số SV cho rằng phương pháp dạy của GV rất khó hiểu, kiến thức quá trừu tượng.

SV ở lớp đối chứng cho rằng: GV nên liên hệ thực tế nhiều hơn (44/73) và nên cho SV tham gia hoạt động nhiều hơn và chuẩn bị bài trước khi đến lớp (62/73).

Từ tất cả các kết quả thu được ở các lớp thực nghiệm và đối chứng càng chứng tỏ việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy phấn thứ ba môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là khả thi, là một tất yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Kết luận chương 2

Qua thực nghiệm việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy phấn thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, TP. Hồ Chí Minh cho thấy, phương pháp này đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Từ kết quả thực nghiệm đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy phấn thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhà trường hiện nay.

Chương 3

GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY “PHẦN THỨ BA” MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- KỸ THUẬT PHÚ LÂM, TP. HỒ CHÍ MINH

3.1. Những giải pháp cơ bản để thực hiện vận dụng các Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

3.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về tầm quan trọng của đổi mới PPDH nói chung và vận dụng Phương pháp dạy học tích cực nói riêng vào giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

Như chúng ta biết rằng việc áp dụng PPDH tích cực đã được triển khai thực hiện trong những năm qua ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng nói chung và tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Lâm, TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, cách thực hiện chưa thực sự thường xuyên, ổn định, sâu rộng, mà đa phần còn lẻ tẻ, hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Trên thực tế, trong đội ngũ GV giảng dạy môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin của nhà trường hiện nay, vẫn còn nhiều GV chưa nhận thức hết vai trò của PPDH tích cực trong giảng dạy

bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần trang bị những tri thức cần thiết, làm cho mọi GV, mọi bộ phận trong trường nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng về đổi mới PPDH, tính cấp thiết của đổi mới PPDH. Đồng thời, làm cho tập thể sư phạm cần thống nhất nhận thức: đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là hạt nhân của việc thực hiện chương trình, giáo trình mới.

Để tăng cường nhận thức cho cán bộ, GV về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học nói chung và vận dụng các PPDH tích cực nhà trường, tổ chuyên môn cần có kế hoạch tổ chức cho GV đi học các lớp bồi dưỡng hè do Sở giáo dục, Bộ GD& ĐT tổ chức. Cần tăng cường trao đổi, nghiên cứu, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Tổ chức học tập, nghiên cứu các tài liệu lý luận nghiệp vụ tại tổ, trường; Tổ chức các đợt học tập xen kẽ, lồng ghép vào các sinh hoạt chuyên môn, rèn luyện tay nghề hàng tuần, hàng tháng trong tổ chuyên môn hoặc các kỳ hội giảng, thi GV giỏi các cấp.

Bên cạnh đó GV một mặt xác định đúng và đầy đủ thực trạng của việc dạy giảng dạy, đồng thời thấy được tính tiên phong, đột phá, tích cực của PPDH tích cực trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và “phần thứ ba” của môn học này nói riêng. Mặt khác, cũng cần nhận thức đầy đủ những khó khăn của việc thực hiện PPDH tích cực trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nạy tại trường mình đang công tác đó chỉ là những khó khăn “tạm thời”.

3.1.2. Nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực vận dụng PPDH cho GV môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

- Nâng cao năng lực chuyên môn

Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ GV là nhiệm vụ hàng đầu, là điều tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Để nâng cao năng lực chuyên môn GV phải biết tự học tập để nâng cao trình độ của mình. GV ngoài việc nắm vững, trang bị và cập nhật những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành theo chiều sâu, GV còn phải đồng thời với việc trang bị những kiến thức liên ngành để có tầm hiểu biết rộng, đủ sức luận giải những vấn đề lý luận và

thực tiễn đang đặt ra. Bên cạnh đó, GV phải thường không ngừng học tập, rèn luyện với phương châm “học tập là công việc suốt đời”, “hộ, học mãi, học nữa” phải có ý thức “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, Nguyễn Trãi đã từng nói:“Nên thợ, nên thầy vì có học. No ăn, no mặc bởi hay làm”.

Người GV phải tích cực “nạp” thông tin ở nhiều phương diện khác nhau, tự học tập, học đồng nghiệp và phải thường xuyên được bồi dưỡng các kiến thức chuyên nghành, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thânNgoài ra một GV giỏi là một GV có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới nhất và có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Nâng cao năng lực vận dụng các PPDH:

Ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn người GV cần phải nâng cao năng lực vận dụng các PPDH sao cho phù hợp với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, dự án., động não, tự học tự nghiên cứu; Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi tích cho SV.

Ngoài chuyên môn GV cũng cần phải sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy để thực hiện thành công bài giảng hay nói cách khác đó là năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính, web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...) Cần kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH tích cực với việc ứng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử... nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn học, tạo hứng thú và tính tích cực, chủ động học tập của SV.

GV phải đổi mới phương pháp giảng dạy, biết khơi gợi để SV dám nói, dám hỏi, dám tranh luận để bảo vệ chính kiến của mình. Lớp học sẽ sôi nổi và mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều nếu bạn SV được tham gia nhiều hơn vào các tình huống thảo luận, làm bài tập nhóm và học thông qua các trò chơi mô phỏng. Bản thân GV cũng sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích khi quan sát và trực tiếp tham gia, hướng dẫn SV thực hiện các hoạt động trên lớp. Một nhà giáo dục đã nói rằng: "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn".

Bên cạnh đó, GV phải biết sử dụng không gian lớp học một cách hiệu quả như sử dụng bảng, đặt đèn chiếu, màn hình hợp lý để học viên dễ dàng quan sát, tiếp thu sẽ có sự hấp dẫn khi giảng bài… Sự kết hợp này giúp SV bớt nhàm chán trong giờ học, tạo sự hứng thú, say mê với môn học. Sự hứng thú này làm cho SV yêu thích môn học, kích thích tư duy sáng tạo của SV Vì rằng, GV không phải là ống dẫn thông tin mà là chất xúc tác của quá trình thông tin ấy. GV không đứng

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ ba môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm, thành phố hồ chí mi (Trang 83)

w