Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ ba môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm, thành phố hồ chí mi (Trang 46 - 83)

B. NỘI DUNG

2.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dạy 05 tiết đối với các lớp thực nghiệm với việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nâng cao năng lực tự học cho SV. Còn đối với lớp đối chứng, chúng tôi vẫn tiến hành giảng dạy bình thường với các phương pháp dạy học truyền thống trong đó sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình là chủ yếu. Sau mỗi lần thực nghiêm, chúng tôi tiến hành khảo sát, kiểm tra đánh giá để có sự so sánh, đối chiếu và thực hiện phát phiếu lấy ý kiến của SV sau buổi học.

2.2.1. Tiến hành thực nghiệm

2.2.1.1. Khảo sát đầu vào của các lớp đối chúng và lớp thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của cả hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng bằng cách tổ chức cho SV hai lớp cùng làm một bài kiểm tra phần Kinh tế chính trị - “phần thứ hai” của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong vòng 45 phút để nắm bắt trình độ nhận thức ban đầu của SV. Chúng tôi khảo sát. Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3. Kết quả điểm kiểm tra phần thứ hai môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Lớp T.Số SV Xếp loại giỏi- khá Xếp loại TB Xếp loại Yếu, kém Điểm trung bình SL SV Tỷ lệ % SL SV Tỷ lệ % SL SV Tỷ lệ Thực nghiệm 46 17 36.9 20 43.5 9 19.6 6.28

48 20 41.7 21 43.8 7 14.5 6.31

Đối chứng 48 18 37.5 23 47.9 7 14.6 6.33

45 17 37.8 19 42.2 9 20.0 6.37

( Nguồn do tác giả điều tra, khảo sát tháng 11 năm 2011)

Căn cứ vào kết quả mà chúng tôi khảo sát trong bảng 3 chúng ta nhận thấy rằng: Trình độ học tập của SV ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng là tương đương nhau: Điểm TB của lớp 11CĐKT01:6.28; lớp 11CĐKT03:6.31; lớp 11CĐKT02: 6.33 lớp 11CĐKT04: 6.37). Đây là cơ sở ban đầu để chúng tôi tiến hành tác động sư phạm nhằm thu kết quả một cách chính xác và khách quan.

2.1.1.2 Những yêu cầu khi tiến hành thực nghiệm:

Yêu cầu

Lớp thực nghiệm

(Áp dụng PPDH tích cực) Lớp đối chứng

(Áp dụng PPDH truyền thống) Mục tiêu - Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản, giúp SV có thể vận dụng

kiến thức vào thực tiễn. Thiết kế

bài học

- Thông báo cho SV kế hoạch của môn học, chương học, bài học, tiết học, hướng dẫn SV tự đọc giáo trình, tài liệu phục vụ môn học; Hướng dẫn SV kỹ năng đọc sách; SV chuẩn bị đề tài thảo luận theo nhóm trước khi đến lớp

- GV nêu những vấn đề chính của bài để sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà sau đó thiết kế bài học theo hướng vận dụng các PPDH tích cực trong bài giảng

- Giúp cho SV chủ động, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức, từ đó sẽ nhớ kiến thức lâu bền, nắm vững kiến thức để vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp. - GV là người tổ chức và hướng dẫn cho SV.

- Giúp SV thuộc bài và tái hiện lại tri thức.

- SV được đặt vào tình huống GV ra lệnh - SV thực hiện

- GV truyền đạt hết khối lượng tri thức trong các tiết học.

- Xây dựng động cơ thái độ học tập đúng đắn, gây hứng thú và lòng say mê học tập của sinh SV

Nội dung

- Giúp SV tự nhận thức được các khái niệm, phạm trù của môn học. - Rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

- Hình thành năng lực tự mình tìm tòi, phát hiện vấn đề, khả năng diễn đạt và trình bày vấn đề trước đám đông.

- GV soạn giảng theo đúng logíc nội dung môn học.

- Chú trọng hệ thống lý thuyết, khuôn mẫu

- SV nghe giảng và ghi chép đầy đủ nội dung kiến thức.

Hình thức tổ chức

- GV thiết kế bài học sử dụng phối kết hợp các PPDH, hướng dẫn SV đọc tài liệu tham khảo, giáo trình trước khi đến lớp, cho SV bốc thăm đề tài chuẩn bị trước 2 tuần, đồng thời phát cho SV phiếu đánh giá hoạt động của nhóm học tập thảo luận theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp.

- GV là người tổng kết, bổ sung đầy đủ và hệ thống những kiến thức thành nội dung bài học cho SV.

- Lớp học hạn chế về số lượng để sinh viên ai cũng có cơ hội trình bày ý kiến và suy nghĩ của bản thân

- Tổ chức quá trình dạy học trên lớp

- GV hoạt động là chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều - SV học tập chủ yếu trong vở ghi Phương pháp dạy- học - GV vận dụng các PPDH tích cực như:

+ Phương pháp thảo luận - xêmina. + Phương pháp nêu vấn đề

- GV vận dụng PPDH truyền thống: Thuyết trình và đàm thoại là chủ yếu, thầy đọc - trò chép

+ Phương pháp động não

+ Phương pháp đàm thoại hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng giải quyết các vấn đề của trong thực tiễn

+ Phương pháp hướng dẫn SV đọc tài liệu phục vụ môn học

+ Phương pháp hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu

Ngoài ra còn phối hợp với các PPDH khác nhằm đạt được mục tiêu bài học

- SV tự đọc sách, nghiên cứu giáo trình chính, đọc tài liệu tham khảo; thảo luận - xêmina; Tự đánh giá kết quả học tập của mình và của các bạn mình; Phương pháp khái quát hóa hệ thống tri thức

- Ghi chép đầy đủ nội dung thầy truyền đạt - Học trong vở ghi là chính - SV thụ động ít đặt câu hỏi thắc mắc Phương tiện

- Có sự hỗ trợ các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, hình ảnh, phim tư liệu, tài liệu tham khảo khác.

- Sử dụng phấn trắng, bảng đen và giáo trình chính. Đánh giá kết quả học tập của SV - GV đánh giá SV về nhiều mặt như trình độ nhận thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

- GV là người duy nhất đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trình độ ghi nhớ và tái hiện kiến thức

Kết quả - SV chú trọng học tập, kết quả học tập được nâng cao.

- SV tự đánh giá kết quả học tập nghiên cứu của mình, đánh giá được kết quả của các thành viên trong lớp.

- GV có cơ hội để nâng cao trình

- SV chưa thực sự tự giác, học tập với tính chất bắt buộc chiếu lệ, đối phó, nên kết quả học tập chưa cao.

- SV chỉ nắm bắt kiến thức lý thuyết, khả năng vận dụng vào thực tiễn thấp.

độ tự học, tự nghiên cứu.

Tiêu chí đánh giá

- Đo hứng thú và tích cực.

- Kết quả học tập của SV: Thể hiện điểm số của kiểm tra. Thang chấm điểm được chia thành 3 mức từ cao xuống thấp, tương đương 3mức: Giỏi - khá, trung bình, yếu- kém

- Giỏi - khá từ 7 đến 10 điểm - Trung bình từ 5 đến 6 điểm. - Yếu - kém dưới 5 điểm.

2.2.2. Thiết kế giáo án một số bài thuộc “phần thứ ba” môn Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin

Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và căn cứ vào thực trạng vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy “phần thứ ba” môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn những đơn vị kiến thức để dạy thực nghiệm như sau:

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 01

Bài 1: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN (Tiết 1,2,3)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Về kiến thức

- Hiểu rõ những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN. Nhận thức đúng khái niệm giai cấp công nhân, những căn cứ khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN., nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN..

- Hiểu rõ những nhân tố chủ quan để GCCN. hoàn thành sứ mệnh của mình. Nhận thức đúng quy luật của việc hình thành Đảng Cộng sản và vai trò của Đảng Cộng sản trong việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của GCCN..

- Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời và đặc điểm đặc thù của GCCN. Việt Nam, từ đó thấy được vai trò của GCCN. trong cách mạng Việt Nam

2. Về giáo dục

- Hình thành niềm tin dựa trên cơ sở khoa học về sự chiến thắng tất yếu của giai cấp công nhân. Qua việc liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam giúp sinh viên củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của GCCN Việt Nam.

- Giáo dục lòng biết ơn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

- Qua nội dung kiến thức cơ bản của toàn bài giúp cho SV có đinh hướng chính trị đúng đắn, nhất là có định hướng chính trị đúng trong tình hình thế giới có những biến động và trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta.

3. Về kỹ năng

- Giúp SV nắm vững và bước đầu vận dụng phương pháp tư duy lôgic- lịch sử để nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội.

- Biết và vận dụng những kiến thức cơ bản của Triết học và Kinh tế chính trị học Mác - Lênin để làm sáng rõ những kiến thức cơ bản của nguyên lý sứ mệnh lịch sử của GCCN.

- Tập phân tích, đánh giá một hiện tượng chính trị, biết đánh giá chung đúng sai một luận điểm chính trị.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

- Làm rõ nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Xác định và làm rõ vai trò của Đảng Cộng sản đối với việc thực hiện sứ mệnh của GCCN..

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp xêmina - thảo luận nhóm - Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu bài học - Phương pháp hướng dẫn SV đọc tài liệu phục vụ môn học

- Kết hợp vói các PPDH khác như: Phương pháp đàm thoại, trực quan..

2. Phương tiện dạy học

- Giáo trình: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; các tác phẩm kinh điển của C.Mác - Ăngghen- Lênin;

- Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính; Bảng phụ; Hình ảnh minh họa, phim tư liệu…

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp, điểm danh sỉ số 2. Tổ chức dạy học, giảng bài mới A. GIỚI THIỆU BÀI

Hơn một trăm sáu mươi năm nay, nhân loại đã biết đến CNXH khoa học (học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội như một bộ phận cấu thành không thể thiếu của chủ nghĩa Mác. Trên cơ sở hiện thực - chủ nghĩa tư bản thế kỷ thứ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen, với thiên tài trí tuệ, học vấn uyên thâm và tinh thần nhân văn sâu sắc đã nghiên cứu các quan hệ chính trị - xã hội của xã hội tư bản bằng phương pháp luận của triết học hiện đại - Phép biện chứng duy vật, để xây dựng nên hệ thống các nguyên lý, quy luật và phạm trù của CNXH khoa học. Quan hệ chính trị - xã hội là quan hệ giữa người và người liên quan trực tiếp đến vấn đề quyền lực nhà nước. Theo nghĩa đó, “phần thứ ba” của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin nghiên cứu các quan hệ chính trị - xã hội trong xã hội tư bản như quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp, các đảng phái, các nhà nước, dân tộc, tôn giáo… để luận chứng sự phát triển tất yếu của lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản là một tất yếu khách quan.

Trong quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình, một trong ba sáng kiến vĩ đại của C.Mác đó là: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (ngoài Chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư).

Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu là chương VII: sứ mệnh lịch sử của GCCN và cách mạng XHCN.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ SV NỘI DUNG KIẾN THỨC

CẦN ĐẠT

Vậy GCCN là gì? Sứ mệnh lịch sử của GCCN là gì? Tại sao GCCN lại có sứ mệnh như vậy? chúng ta tìm hiểu phần đầu tiên.

• Trên cơ sở hướng dẫn SV đọc giáo trình, tài liệu phục vụ môn học . Hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu ở nhà GV sử dụng phương pháp đàm thoại và trực quan để giúp SV hiểu Khái niệm và nguồn gốc ra đời của GCCN.

+ GCCN ra đời gắn với sự tồn tại và

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

a) Khái niệm giai cấp công nhân

Về mặt thuật ngữ: Khi sử dụng khái niệm GCCN, Mác và Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó như: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp…

phát triển của phương thức sản xuất TBCN

+ Phân tích GCCN trong mối liên hệ với LLSX, QHSX với GCTS để thấy được sự vận động của nó

GV đặt câu hỏi:

GCCN ra đời trong hoàn cảnh nào?

Tại sao sự ra đời của nền đại công nghiệp làm phá sản các tầng lớp dân cư? Kết quả của nền đại công nghiệp mang lại cho đời sống xã hội là gì?

- SV tích cực trả lời (trên cơ sở đã đọc tài liệu, nghiên cứu ở nhà)

- GV nhận xét phần trả lời cuả SV chốt lại kiến thức và kết luận:

+ GCCN vừa là sản phẩm của nền đại công nghiệp và cũng chính họ là chủ thể của nền đại công nghiệp

+ GCCN ra đời, tồn tại và phát triển cùng phương thức sản xuất TBCN

+ Quá trình vận động của PTSXTBCN làm cho GCCN phát triển về số lượng và chất lượng

Để thấy rõ sự vận động và phát triển của GCCN GV chiếu cho SV xem những đoạn phim, những hình ảnh về lao động của GCCN trong công trường thủ công, trong nển đại CN cơ khi và trong nền sản xuất với KHCN hiện đại

a. SV đưa ra nhận xét

- GV đưa ra kết luận (GCCN trong thời

chăng nữa thì nó cũng chỉ một khái niệm GCCN.

Nguồn gốc ra đời của GCCN:

GCCN xuất hiện cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất TBCN.

+ GCVS là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra.

kỳ công trường thủ công, trong thời kỳ Công nghiệp cơ khí, trong nền sản xuất với khoa học công nghệ hiện đại)

• Trên cơ sở đã hướng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu ở nhà và chuẩn bị nội dung thảo luận theo chủ đề đã được bốc thăm, sinh viên chuẩn bị trước 02 tuần. GV hướng dẫn tổ chức Xêmina- thảo luận trên lớp kết hợp với sử dụng Phương pháp nêu vấn đề. Đồng thời GV phát cho nhóm trưởng một phiếu đánh giá công việc của từng thành viên trong quá trình chuẩn bị theo mẫu (phụ lục đính kèm trang………….):

- Nhóm 3 (đề tài số 1): Phân tích những đặc trưng của GCCN (GV hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin Tr 358 đến tr 364; GV hướng dẫn SV đọc tài liệu tham khảo: Giáo trình CNXH khoa học - Dùng trong các trường đại học và cao đẳng, tái bản lần thứ nhất, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2005; Hướng dẫn SV đọc giáo trình sử dụng tác phẩm kinh điển: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen tuyển tập, tập 1 từ Tr 28 đến Tr 65)

Cả nhóm 3 lên trên 02 bàn xếp liền nhau quay xuống. Đại diện nhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ ba môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật phú lâm, thành phố hồ chí mi (Trang 46 - 83)

w