Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong chương chất khí vật lý lớp 10 ban cơ bản (Trang 65)

3.2.1. Đối tượng

- Các bài dạy học trong chương “Chất khí” Vật lý 10 cơ bản THPT.

- HS lớp 10 cơ bản ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Vĩnh Linh - huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị.

3.2.2 Phương pháp*Chọn mẫu thực nghiệm *Chọn mẫu thực nghiệm

Việc chọn mẫu TNg sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả TNSP. Ở đây chúng tôi trao đổi với các GV vật lí của trường, xem xét kết quả học tập của HS năm học trước. Các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức DH, có trình độ và chất lượng học tập vật lí là tương đương nhau.

Số HS được khảo sát trong quá trình TNg gồm 2 nhóm: nhóm TNg với 137 HS và nhóm ĐC với 137 HS. Cụ thể là:

Trường Lớp TNg Lớp ĐC

Trung tâm GDTX Vĩnh Linh 10A (45 HS) 10D (45 HS) Trung tâm GDTX Vĩnh Linh 10B (45 HS) 10E (45 HS) Trung tâm GDTX Vĩnh Linh 10C (47 HS) 10F (47 HS)

Bảng 3.1. Số HS nhóm TNg và nhóm ĐC

Kết quả TNg được rút ra từ việc phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả kiểm tra của hai nhóm.

* Phương pháp tiến hành

- Tiến hành soạn giáo án TNg theo định hướng GQVĐ với sự hổ trợ của CNTT.

- Gặp gỡ ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn để trao đổi về mục đích TNg sư phạm và xin phép cho tiến hành TNg sư phạm.

- Tham gia dự giờ đói với lớp ĐC và TNg trước khi tiến hành TNg để làm quen với HS.

- Lớp ĐC và lớp TNg đều do chúng tôi giảng dạy chỉ khác ở chỗ lớp TNg dạy theo giáo án mà chúng tôi soạn còn lớp ĐC dạy theo giáo án bình thường.

- Kiểm tra đánh giá kết quả: Sau khi TN sư phạm, HS ở cả hai lớp ĐC và TNg được đánh giá bằng một bài kiểm tra tổng hợp .

+ Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các định luật, nguyên lý, các tính chất sự vật, hiện tượng Vật lý.

+ Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các định luật, các công thức và các điều kiện để xảy ra các hiện tượng Vật lý, khả năng vận dụng kiến thức để giải một số bài toán cụ thể.

* Thăm dò ý kiến HS

Sau thời gian tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của HS về mức độ tiếp thu, những thuận lợi, khó khăn còn gặp phải khi sử dụng vận dụng DH GQVĐ với sự hổ trợ của công nghệ thông tin (CNTT).

3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm3.3.1. Căn cứ để đánh giá 3.3.1. Căn cứ để đánh giá

3.3.1.1. Quan sát giờ học

Tất cả các giờ học ở các lớp TNg đều được quan sát về các hoạt động của GV và HS trong quá trình diễn ra bài DH theo các nội dung:

- Mức độ học và hiểu bài về nhà của HS qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Các bước lên lớp của GV, sự điều khiển và gợi ý cho các hoạt động của HS thông qua các câu hỏi của GV.

- Các thao tác và mức độ xử lí của GV trong khi tiến hành các TN ảo.

- Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung và nghiêm túc, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS.

- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy thông qua các câu hỏi của GV trong phần củng cố vận dụng.

Sau mỗi bài DH có trao đổi với GV và HS, lắng nghe các ý kiến góp ý để rút kinh nghiệm cho bài DH sau cũng như cho đề tài nghiên cứu.

3.3.1.1. Các bài kiểm tra

Sau khi TNSP, HS ở cả hai nhóm ĐC và TNg được đánh giá bằng một bài kiểm tra tổng hợp nhằm:

- Đánh giá định tính mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các định luật, hiện tượng vật lí và các tính chất của các sự vật hiện tượng...

- Đánh giá định lượng mức độ tiếp thu bài giảng, lĩnh hội các công thức và khả năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế cuộc sống.

3.3.2. Cách đánh giá, xếp loại

Để đánh giá chất lượng DH về mặt định lượng, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra viết. Đề kiểm tra chúng tôi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và đánh giá bài kiểm tra của HS dựa theo thang điểm 10, với cách xếp loại như sau:

+ Loại giỏi: Điểm 9, 10 + Loại khá: Điểm 7, 8 + Loại trung bình: Điểm 5,6 + Loại yếu: Điểm 3, 4 + Loại kém: Điểm 1, 2

Căn cứ kết quả kiểm tra HS, bằng phương pháp thống kê, xử lý và phân tích các kết quả TN. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của việc DH theo ý tưởng của đề tài, từ đó kiểm tra lại giả thuyết khoa học đã nêu.

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Bài 1 : Qúa trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ-Mariốt

+ Nhóm ĐC: GV soạn giáo án, giảng dạy theo đúng nội dung SGK. Mặc dù GV đã cố gắng nêu ra những câu hỏi gợi mở đối với HS song phương pháp giảng dạy chủ yếu là diễn giải.

- Ở mục 1,2: GV chủ yếu là thuyết trình đưa ra các khái niệm, định nghĩa như thông số trạng thái, quá trình, đẳng quá trình, quá trình đẳng nhiệt,..

- Ở mục 3: GV đã tiến hành xây dựng biểu thức định luật Bôilơ-Mariốt và có đưa ra một số câu hỏi mang tính tái hiện kiến thức là chủ yếu.

- Ở mục 4: GV thuyết trình và đưa ra đường đẳng nhiệt.

Đặc biệt trong thí nghiệm, GV chủ yếu bày cho HS cách làm thí nghiệm và đọc kết quả.

+ Nhóm TNg: Chúng tôi tiến hành theo đúng như dự kiến.

Bằng một thí nghiệm về ống tiêm chúng tôi đã định hướng vấn đề cần nghiên cứu đó là ở một nhiệt độ nhất định, khi thể tích của một khối khí thay đổi thì áp suất của khối khí đó cũng thay đổi theo. Mối liên hệ giữa áp suất và thể tích trong trường hợp này như thế nào? Có tuân theo quy luật nào không? Nếu có thì biểu thức toán học nào mô tả qui luật ấy?

- Ở mục 1,2: GV nêu ra các câu hỏi định hướng vấn đề cần giải quyết như thế nào là thông số trạng thái, quá trình, đẳng quá trình, ..Sau đó HS thảo luận nhóm, tự lực xây dựng kiến thức một cách hồ hởi, phấn khởi, không khi lớp học cởi mở, thân thiện, HS cảm thấy mình tự xây dựng kiến thức.Từ khái niệm đẳng quá trình GV dẫn dắt HS đến khái niệm quá trình đẳng nhiệt.

- Ở mục 3: GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi như: Trước khi làm thí nghiệmta cần có điều kiện gì kèm theo? chúng ta cần 1 lượng khí không đổi thì chúng ta cần làm thế nào? và để thay đổi thể tích chúng ta có những cách nào có thể làm thay đổi thể tích của vât? bây giờ cô muốn thay đổi thể tích của chất khí trong xilanh thì cô làm thế nào? làm thế nào để đo thể tích và áp suất của khối khí trong bình?... giúp HS, từ đó HS tự lự làm TN và xây dựng được biểu thức định luật Bôilơ-Mariốt.

- Ở mục 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi mở liên quan đến toán học để giúp HS hình dung được hình dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ p,V.

Bài 2 : Qúa trình đẳng tích. Định luật Saclơ

+ Nhóm ĐC: GV soạn giáo án, giảng dạy theo đúng nội dung SGK. Mặc dù GV đã cố gắng nêu ra những câu hỏi gợi mở đối với HS song phương pháp giảng dạy chủ yếu là diễn giải.

- Ở mục 1: GV chủ yếu là thuyết trình đưa ra khái niệm quá trình đẳng tích. - Ở mục 2: GV đã tiến hành xây dựng biểu thức định luật Sác-lơ và có đưa ra một số câu hỏi mang tính tái hiện kiến thức là chủ yếu.

- Ở mục 3: GV thuyết trình để đưa ra đường đẳng tích.

Đặc biệt trong thí nghiệm, GV chủ yếu bày cho HS cách làm thí nghiệm và đọc kết quả.

+ Nhóm TNg: Chúng tôi tiến hành theo đúng như dự kiến.

Bằng một thí nghiệm về pittông chúng tôi đã định hướng vấn đề cần nghiên cứu đó là ở một thể tích nhất định, khi nhiệt độ của một khối khí thay đổi thì áp suất của khối khí đó cũng thay đổi theo. Mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong trường hợp này như thế nào? Có tuân theo quy luật nào không? Nếu có thì biểu thức toán học nào mô tả qui luật ấy?

- Ở mục 1: GV nêu ra câu hỏi định hướng vấn đề cần giải quyết như thế nào là quá trình đẳng tích, đồng thời sử dụng phương pháp tương tự với quả trình đẳng nhiệt đã học ở bài trước để gợi mở cho HS. Sau đó HS thảo luận nhóm, tự lực xây dựng kiến thức một cách hồ hởi, phấn khởi, không khi lớp học cởi mở, thân thiện, HS cảm thấy mình tự xây dựng kiến thức.Từ khái niệm quá trình đẳng nhiệt GV dẫn dắt HS đến khái niệm quá trình đẳng tích.

- Ở mục 2: GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở như : Trước khi làm thí nghiệm ta cần có điều kiện gì kèm theo? chúng ta cần 1 lượng khí không đổi thì chúng ta cần làm thế nào? và để thay đổi nhiệt độ chúng ta làm thế nào? làm thế nào để đo nhiệt độ và áp suất của khối khí trong bình?...giúp HS, từ đó HS tự lự làm TN và xây dựng được biểu thức định luật Sác-lơ.

- Ở mục 3 : GV dẫn dăt HS đưa đến đường đẳng tích.

3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Đánh giá định tính

Qua quan sát giờ học của các lớp TNg được tiến hành theo tiến trình đã được xây dựng, chúng tôi rút ra các nhận xét sau:

- Tiết đầu HS còn chưa quen với PP dạy mới nên các em vẫn còn nhút nhát và thụ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, nhưng so với lớp ĐC thì tinh thần học tập của các em vẫn nổi trội hơn.

- Ở các tiết TNg tiếp theo HS đã quen dần với PP học tập mới và tỏ ra rất sôi nổi, mong muốn tự mình hoạt động để tìm ra kiến thức.

- Với tiến trình DH được thiết kế theo hướng GQVĐ với sự hỗ trợ của CNTT giúp GV tiết kiệm rất nhiều thời gian trong khâu trình bày nội dung bài học. HS hoạt động độc lập, tự tin hơn trong quá trình tranh luận, trình bày ý kiến cá nhân. HS thể hiện tinh thần hợp tác với các thành viên khác trong lớp trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.

- GV đóng vai trò hướng dẫn trong các hoạt động, HS nhiệt tình trong việc phát biểu xây dựng bài, các câu trả lời của HS đưa ra có chất lượng hơn so với lớp ĐC

- Trong quá trình kiểm tra bài cũ và củng cố vận dụng, HS rất tích cực tham gia trả lời. Nội dung kiến thức củng cố vận dụng nhiều nhưng lại không làm mất nhiều thời gian của GV và HS.

3.5.2. Đánh giá định lượng

Để dánh giá về mặt định lượng, chúng tôi căn cứ vào kết quả bài kiểm tra viết. Mục đính của bài kiểm tra là đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS. Thông qua bài kiểm tra và nhất là sự so sánh kết quả giữa lớp ĐC và lớp TNg , trên cơ sở đó sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình DH đã soạn thảo ( đề kiểm tra xin xem ở mục phụ lục).

3.5.2.1. Các bảng số liệu

Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Nhóm Số HS Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 137 2 9 15 17 33 23 14 13 8 3 TNg 137 0 1 1 11 26 32 22 20 13 11

Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Nhóm Tổng số HS % số HS xếp loại Kém (0-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9- 10) ĐC 137 8,0 23,4 40,9 19,7 8,0 TNg 137 0,7 8,8 42,3 30,7 17,5

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong chương chất khí vật lý lớp 10 ban cơ bản (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w