Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 26 - 36)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình

HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯƠNG VĨNH KÝ HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE)

1.2.1. Khái quát về trường THPT Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

Trường THPT Trương vĩnh Ký được xây dựng trên địa bàn ấp Vĩnh Hưng I, xã Vĩnh Thành, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. Khóa học đầu tiên có 2 lớp 10 năm học 1978-1979 lúc đó là phân hiệu Vĩnh Thành của trường PTTH Chợ Lách. Đến năm học 1984-1985, trường tách ra độc lập lấy tên trường THPT Chợ Lách B trực thuộc Phòng Giáo dục Chợ Lách, có con dấu riêng. Ngày 20/8/2007, UBND Tỉnh Bến Tre ra Quyết định số: 1353/QĐ-UBND về việc dổi tên trường THPT Chợ Lách B thành trường THPT Trương Vĩnh ký đến ngày nay.

Ngày truyền thống: 01/9 hàng năm.

Diện tích mặt bằng: 8.032 m2.; Diện tích xây dựng: 2970m2

Khái quát cơ sở xây dựng, số phòng học, hội trường, văn phòng, phòng thí nghiệm, thư viện, khu vui chơi, giải trí: 18 phòng học, mỗi phòng 24 bộ bàn ghế học sinh, 01 Hội trường 300 chỗ ngồi. 02 phòng vi tính 50 máy nối mạng Internet. 03 Phòng thực hành: Lí, Hóa, Sinh. Thư viện đạt chuẩn theo Quyết định 01/ BGD&ĐT. Có đủ các phòng chức năng để làm việc như phòng Hiệu

trưởng, Phó Hiệu trưởng, Văn phòng, phòng y tế, văn phòng Đoàn, Công đoàn…. Sân chơi, bãi tập chủ yếu sân trường khoản 3.600 m2

Bí thư Chi bộ đầu tiên là ông Ngô Long Phi (1984) và Bí thư Chi bộ hiện nay là ông Lê Văn Khánh (2012).

Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Huỳnh Văn Miêng (1984), hiện đã nghỉ hưu. Từ 2002 – nay Hiệu trưởng ông Trần Văn Phụng, hai phó hiệu trưởng là bà Lê Thị Xuân Mai - phụ trách chuyên môn và ông Lê Văn Khánh – phụ trách cơ sở vật chất.

Chủ tịch Công đoàn hiện nay là ông Phạm Văn Nghĩa, Bí thư Đoàn trường là thầy Mai Quốc Tuấn.

Số lượng giáo viên: 78, nữ: 37

Những khóa học đầu tiên chưa đến 10 giáo viên. Hiện tại tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 84 (BGH: 03, 1 nữ; giáo viên: 78, 37 nữ; công nhân viên: 03, 3 nữ) được chia làm 10 Tổ (Toán, Lí - Công nghệ, Hóa, Sinh – Công nghệ - Tin học, Sử, Địa – Giáo dục công dân, Văn, Thể dục – Quốc phòng, Ngoại ngữ, Văn phòng).

Về số lượng học sinh của trường: Trường có 32 lớp với 1312 học sinh chia làm 3 khối 10 có 12 lớp, khối 11 có 10 lớp, khối 12 có 10 lớp.

1.2.2. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 tại trường THPT Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre

1.2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Quán triệt chỉ đạo của Bộ Giáo dục đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết của Chi bộ trường là đến năm 2015 trường THPT Trương Vĩnh Ký đạt chuẩn quốc gia. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tổ chức triển khai vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, thông qua việc cử giáo viên tham dự các lớp tập huấn phương pháp dạy học và viết sáng kiến kinh

nghiệm về phương pháp giảng dạy. Với chủ trương đó giáo viên bộ môn Giáo dục công dân cũng tiến hành đổi mới phương pháp phương pháp dạy học trong đó áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống vào quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân.

Từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học từ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống sang sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống đã nâng chất lượng học tập môn Giáo dục công dân của học sinh lên cao hơn nhiều so với trước.

Về kết quả học tập:

Qua thống kê kết quả học tập môn Giáo dục công dân năm học 2011- 2012 chúng tôi thu được kết quả như sau: Giỏi, khá chiếm 76%, trung bình chiếm 20%, yếu 4%.

Về nhận thức của học sinh đối với môn Giáo dục công dân:

Khi tổng hợp ý kiến của 100 học sinh lớp 10 trả lời nội dung câu hỏi số 1 trong mẫu phiếu M1 và xử lý số liệu điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1.1: Nhận thức về vai trò môn Giáo dục công dân của học sinh trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không có ý kiến

Tổng số

24 41 25 10 100

Từ kết quả bảng 1.1 cho thấy đa số học sinh lớp 10 trường THPT Trương Vĩnh Ký đều nhận thức môn Giáo dục công dân là quan trọng (chiếm 24 %) và rất quan trọng (chiếm 41%), điều này cho thấy học sinh có sự quan tâm tích cực đối với môn học. Chỉ có 25 % học sinh lớp 10 cho rằng môn Giáo dục công dân là môn bình thường và 10% học sinh không nêu chính kiến của mình. Như vậy chỉ có 35% học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này.

Về sự hiểu biết của học sinh về phương pháp dạy học bằng tình huống trong học tập môn Giáo dục công dân.

Việc học sinh hiểu về phương pháp dạy học bằng tình huống là một yếu tố quan trọng để giáo viên thành công khi sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, điều này cũng phản ánh mức độ mà giáo viên tổ chức thực hiện phương pháp dạy học bằng tình huống khi dạy học phần đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi số 4 trong biểu mẫu M1.

Bảng 1.2: Sự hiểu biết của học sinh về phương pháp dạy học bằng tình huống trong môn Giáo dục công dân tại trương THPT Trương Vĩnh Ký.

TT Quan niệm về phương pháp dạy học bằng tình huống Tổng số 1

Giáo viên đưa ra tình huống, học sinh chủ động, trao đổi giải quyết tình huống, giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh và kết luận.

52 2 Giáo viên đưa ra tình huống cho học sinh tự giải quyết 12 3 Giáo viên đặt ra tình huống và giáo viên giải quyết tình

huống cho học sinh hiểu 1

4 Giáo viên đặt ra tình huống và cùng học sinh giải quyết 35

Từ bảng thống kê trên cho thấy có đến 52% học sinh hiểu biết đầy đủ thế nào là phương pháp dạy học bằng tình huống. Để áp dụng phương pháp dạy học này có hiệu quả thì đa số giáo viên trong trường đã hướng dẫn cách giải quyết tình huống. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu thực trạng hướng dẫn cách giải quyết tình huống cho học sinh của giáo viên trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức bằng việc lấy ý kiến học sinh thông qua câu hỏi số 2 trong biểu mẫu M1.

Bảng 1.3 Thực trạng hướng dẫn cách thảo luận nhóm cho học sinh của giáo viên trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức tại trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Có Không Tổng số

63 37 100

Từ kết quả trên cho thấy đa số giáo viên đã hướng dẫn cách giải quyết tình huống cho học sinh, đã giúp các em học tập bằng phương pháp này tốt hơn.

Việc hướng dẫn học sinh biết cách thảo luận nhóm, chủ yếu được giáo viên thông qua hoạt động dạy học bằng tình huống trong giờ học. Do vậy, chúng tôi tiếp tục lấy ý kiến học sinh để tìm hiểu mức độ tổ chức dạy học bằng tình huống của giáo viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức thông qua câu hỏi số 3 trong biểu mẫu M1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 1.4: Mức độ tổ chức học tập theo phương pháp dạy học bằng tình huống trong môn học Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức cho học sinh của giáo viên bộ môn tại trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Rất thường xuyên Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tổng số 7 62 31 0 100

Qua xử lý số liệu bảng 1.4 cho thấy giáo viên thường xuyên tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học bằng tình huống. Việc vận dụng phương pháp này đã tạo ra được sự hứng thú của học sinh trong môn học này, đây cũng là một nhân tố quan trọng làm cho chất lượng môn học được nâng lên. Để hiểu rõ hơn về mức độ hứng thú của các em đối với phương pháp này chúng tôi đã lấy ý kiến của học sinh thông qua câu hỏi số 5 mẫu M1.

Bảng 1.5: Mức độ hứng thú của học sinh đối với phương pháp dạy học bằng tình huống trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức tại trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Rất thích Thích Bình thường Không thích Tổng số

23 45 29 3 100

Từ số liệu trên cho thấy đa số học sinh thích thú với việc học tập theo phương pháp dạy học bằng tình huống. Từ đó ta thấy rằng nếu giáo viên sử dụng phương pháp này sẽ kích thích được sự hứng thú và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức của bài học.

Sự thích thú của học sinh đối với phương pháp dạy học bằng tình huống được thể hiện thông qua thái độ và khả năng gải quyết tình huống của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức. Để hiểu rõ về thái độ và khả năng giải quyết tình huống của học sinh chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 3 trong biểu mẫu M2, Tổng hợp ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục công dân Ở trường THPT Trương Vĩnh Ký, kết quả như sau:

Bảng 1.6: Thái độ và khả năng giải quyết tình huống của học sinh trong môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức tại trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Tổng số

1 2 3

Từ các bảng số liệu nêu trên ta thấy rằng tại trường THPT Trương Vĩnh Ký phương pháp dạy học bằng tình huống đã được sử dụng một cách khá tốt và đã mang lại được nhiều hiệu quả thiết thực như: chất lượng bộ môn Giáo dục công dân đã được năng lên khá cao (76% khá giỏi), vai trò của môn Giáo dục công dân được nâng lên các em không còn thái độ xem thường môn học này, đa số các em nắm rõ về phương pháp dạy học này. Từ việc giáo viên hướng dẫn cách thức giải quyết tình huống đã làm cho các em thích thú môn học này và các em có thái độ tích cực trong việc học tập môn học này hơn. Những kết quả trên đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy

học phần công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10. Những kết quả trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Lực lượng giáo viên dạy môn Giáo dục công dân của trường đa phần trẻ có 2 giáo viên dưới 30 tuổi và 1 giáo viên trên 50 tuổi, được đào tạo chính quy và dạy đúng chuyên ngành đào tạo, trường có 3 giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, không có giáo viên dạy trái môn, trong đó có một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Cùng với việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học bằng tình huống cũng được giáo viên áp dụng trong dạy học các bài học ở phần Công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bằng tình huống nói riêng trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức. Sự đầu tư về chuyên môn của giáo viên cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của phương pháp này. Các giáo viên thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các tình huống phù hợp với nội dung, có giá trị thực tiễn và phù hợp với đối tượng từ đó kích thích được sụ hứng thú của học sinh đối với nội dung bài học.

Về phía học sinh, các em rất nhạy bén với việc tiếp nhận phương pháp dạy học mới đặc biệt là đối với các phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Các em rất thích thú với việc tự mình khám phá tri thức mới cho mình vì theo các em thì như thế sẽ giúp các em nhớ lâu hơn, mặc dù đôi lúc các em giải quyết tình huống không đúng. Phương pháp này giúp các em tránh được sự nhàm chán khi nội dung một số mục mang tính trừu tượng khó hiểu như: lương tâm, nhân phẩm, danh dự, lòng tự trọng,…

Sự quan tâm của Ban giám hiệu đối với môn học cũng là một yếu tố tác động đến hiệu quả của của phương pháp này. Các giáo viên bộ môn Giáo dục công dân thường xuyên được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, trong các phương phương pháp được tập huấn thì phương pháp dạy học bằng tình

huống cũng được nhấn mạnh. Ngoài ra, Ban giám hiệu cũng thường xuyên bổ sung thêm các sách, báo, tạp chí đây là nguồn tư liệu quan trong cho việc xây dựng các tình huống mang tính thực tiễn. Sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tinh, đèn chiếu cũng đã làm cho các tình huống trở nên đa dạng phong phú và sinh động hơn.

1.2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Qua thực tế điều tra cũng cho thấy mức độ giáo viên vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THPT Trương Vĩnh Ký chưa nhiều, có giáo viên còn ít khi thực hiện. Nội dung các tình huống còn đơn giản thiếu tính thực tiễn từ đó không thu hút được các em vào nội dung bài dạy. Một số giáo viên chưa hướng dẫn cách giải quyết tình huống cho các em nên khi dạy học bằng phương pháp này mất nhiều thời gian dẫn đến ít sử dụng phương pháp này. Bản thân học sinh nhiều em chưa hiểu về phương pháp dạy học bằng tình huống, nên còn thái độ thờ ơ hoặc e ngại, không chủ động và tích cực tham gia học tập. Qua tìm hiểu, trao đổi với các giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, và học sinh chúng tôi nhận thấy hạn chế này do các nguyên nhân chủ yếu như sau:

Đối với giáo viên, tuy đa số giáo viên đều cho rằng phương pháp dạy học bằng tình huống được áp dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức có những thuận lợi là nội dung môn học phong phú, hấp dẫn, phương pháp này phù hợp với môn học, nhưng vì phương pháp này đòi hỏi do giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức trong việc nghiên cứu, thiết kế bài học, hướng dẫn giải đáp… nên mức độ sử dụng ít.

Đối với học sinh, do trường đóng trên địa bàn có đặc điểm là kinh tế - xã hội phát triển chưa cao, hoàn cảnh và điều kiện sống đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí chung còn hạn chế nên ảnh hưởng không ít đến sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con em, ý thức tự giác học tập ở nhiều

học sinh chưa cao, các em còn quen với cách học đọc chép, ghi chép ở cấp Trung học cơ sở và nhất là ít được học theo phương pháp dạy học bằng tình huống nên các em thường tỏ ra còn rụt rè, thiếu tự tin khi học theo phương pháp này.

Bản thân một số giáo viên và cả học sinh vẫn còn coi môn giáo dục công dân là môn học phụ, không thi tốt nghiệp nên giáo viên chưa đầu tư hết công sức cho việc giảng dạy môn giáo dục công dân nói chung và đổi mới phương pháp

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w