KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 89 - 98)

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu, nhưng muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có được con người xã hội chủ nghĩa thì đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải có sự thay đổi, trong đó tất yếu có đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là thay đổi cách dạy và học từ thụ động sang dạy và học tích cực. Trong quá trình dạy học, giáo viên không đơn thuần thực hiện truyền đạt kiến thức, mà còn trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội nội dung học tập; học sinh không còn trong trạng thái thụ động ngồi nghe, ghi chép, học thuộc mà trở thành người chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập.

Dạy học bằng tình huống là một phương pháp dạy học tích cực, thông qua đó không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách vững chắc mà còn góp phần hình thành nên những phẩm chất con người theo yêu cầu phát triển xã hội. Dạy học bằng tình huống là một phương pháp đã được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều môn học trong trường phổ thông trong đó có môn giáo dục công dân và đã phát huy hiệu quả trong thực tế dạy và học.

Môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em có được tri thức về đạo đức và biết vận dụng tri thức đó để giải quyết đúng đắn các vấn đề trong học tập và đời sống. Thực tế cho thấy, việc dạy và học môn Giáo dục công dân lớp 10 (phần Công dân với đạo đức) tại trường THPT Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre hiệu quả còn chưa cao, học sinh chưa thật sự thích thú với môn học, nhất là phần Công dân với đạo đức. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân như: học sinh cho rằng đây là môn học phụ; kiến thức trừu tượng,

rộng, v.v.. Song nguyên nhân cơ bản nhất là do là giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp. Các phương pháp dạy học tích cực, trong đó phương pháp dạy học bằng tình huống ít được các giáo viên sử dụng vì ngại phải tốn nhiều thời gian, công sức cho việc thiết kế, hướng dẫn,... Do vậy, học sinh thụ động tiếp thu bài giảng và có cảm giác ức chế, mệt mỏi, chán nản trong quá trình lĩnh hội tri thức phần này.

Với những thực trạng và những nguyên nhân đã được phân tích, để góp phần thực hiện có hiệu quả việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức ở trường THPT Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, luận văn đã làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bằng tình huống nói riêng, đề xuất quy trình và một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức ở trường THPT Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.

Từ kết quả thu được qua thực nghiệm cho thấy, vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức mang lại kết quả khả quan đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học bằng tình huống nếu được giáo viên quan tâm đầu tư chuẩn bị, thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, có sự kết hợp một cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp dạy học khác trong từng đơn vị kiến thức của bài học thì sẽ tạo ra sự hứng thú, phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức. Kết quả này đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học về vấn đề nghiên cứu mà luận văn đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Bằng (chủ biên), 2001, Góp phần dạy tốt, học tốt môn Giáo dục công dân ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006, Môn Giáo dục công dân lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006, Môn Giáo dục công dân lớp 10, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển Giáo dục Trung học cơ sở II, 2009, Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển Giáo dục Trung học phổ thông, 2009, Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường trung học phổ thông, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Công đoàn Giáo dục Việt Nam, 10/2002, Kỷ

yếu Hội thảo Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Gia Cầu, 2007, Dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của

học sinh, Tạp chí Giáo dục, số 156 (kỳ 1 - 2).

9. Nguyễn Hữu Châu, 2006, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà nội.

10. Nguyễn Hữu Châu, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thúy Hồng, 2007, Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 17.

11. Nguyễn Hữu Chí, 2003, Một số vấn đề cơ bản về đổi mới chương trình trung học phổ thông, Tạp chí Phát triển Giáo dục số 7.

12.Trần Văn Chương ( chủ biên), 2006, Tình huống GDCD 10. Nxb Giáo dục, Hà nội.

13.Nguyễn Nghĩa Dân, 1999, Đổi mới PPDH môn đạo đức và môn GDCD”, Nxb Giáo dục, Hà nội.

14.Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Niên, 2007, Dạy và học môn GDCD ở trường THPT: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học sư phạm. 15.Nguyễn Hữu Dũng, 1998, Một số vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thông

trung học, Nxb Giáo dục, Hà nội.

16.PGS, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, 2009, “Sử dụng nghiên cứu tình huống trong dạy học giáo dục học”, Tạp chí Giáo dục, số 12.

17.Trần Bá Hoành, 2003, Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18.Nguyễn Kỳ, 1999, Phương pháp giáo dục tích cực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19.Lê Nguyên Long, 1999, Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

20.PGS. TS. Lê Phước Lộc, 2000, “Dạy học bằng tình huống và vận dụng trong dạy học thiên văn”, Kỷ yếu Hội nghị Cải tiến Phương pháp dạy học Đại học, Khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ.

21.Luật giáo dục, 2006, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Nguyễn Văn Lũy, 2006, Vài nét về sách Giáo dục công dân lớp 10 mới, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 5.

23.Phan Trọng Ngọ, 2005, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.

24.Nghị quyết Đại hội Đảng IX, 2001, Triển khai Nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh vực khoa giáo, Nxb Chính trị quốc gia.

25.Lê Đức Quảng, 1998, Phương pháp và tư liệu giảng dạy môn giáo dục công dân. Nxb giáo dục, Hà Nội.

26.Nguyễn Ngọc Quang, 1988, Lý luận dạy học đại cương tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Th.SVũ Thị Thúy, 2009, Ứng dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong đào tạo ngành luật, Đề tài khoa học cấp trường Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

28.PGS.TS Vũ Hồng Tiến, 2010, Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân, Tạp chí Giáo dục ra ngày 29/05.

29.PGS. TS Vũ Hồng Tiến, Phùng Văn Bộ, 1999, Bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân 10, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

30.Tạ Quang Tuấn, 2010, Các biện pháp thực hiện và điều chỉnh tương tác trong dạy học dựa vào tương tác người học - người học, Tạp chí Khoa học Giáo dục ra ngày 29/9.

31.Thái Duy Tuyên, 2008, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32.TS Lê Duy Sơn, 2007, Phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân, tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên nghành Giáo dục công dân, Khoa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ.

PHỤ LỤC

Mẫu phiếu M 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Nhằm tìm hiểu tình hình học tập theo phương pháp dạy học bằng tình huống môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức tại trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Xin các em vui lòng lựa chọn một phương án trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án tương ứng với nội dung mà mình lựa chọn.

Câu 1: Theo em, môn Giáo dục công dân là môn học: a. Rất quan trọng

b. Quan trọng c. Bình thường d. Không có ý kiến

Câu 2: Các em có được giáo viên hướng dẫn cách giải quyết tình huống trong học môn Giáo dục công dân không?

a. Có b. Không

Câu 3: Trong giờ học môn Giáo dục công dân, các em được giáo viên tổ chức học tập theo phương pháp dạy học bằng tình huống ở mức độ như thế nào? a. Rất thường xuyên

b. Thường xuyên c. Ít khi

d. Không thực hiện

a. Giáo viên đặt ra tình huống, học sinh chủ động trao đổi giải quyết tình huống, giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh và kết luận.

b. Giáo viên đặt ra tình huống cho học sinh tự giải quyết.

c. Giáo viên đặt ra tình huống và giáo viên tự giải quyết cho học sinh hiểu. d. Giáo viên đặt ra tình huống và cùng với học sinh giải quyết.

Câu 5: Các em cảm thấy như thế nào khi được giáo viên thực hiện phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân:

a. Rất thích b.Thích

c. Bình thường d. Không thích

Xin cảm ơn sự trả lời của các em. Chúc các em luôn đạt nhiều thành tích tốt trong học tập.

Mẫu phiếu M 2

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức tại trường THPT Trương Vĩnh Ký.

Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời tương ứng với nội dung lựa chọn.

Câu 1: Xin Thầy/Cô cho biết thời gian công tác dạy học của mình là bao lâu?

a. Dưới 3 năm b. Từ 3 đến 5 năm

Câu 2: Trong dạy học, Thầy/Cô sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống ở mức độ nào?

a. Thường xuyên b. Không thường xuyên

c. Ít khi d. Không sử dụng

Câu 3: Thầy/Cô đánh giá như thế nào về thái độ, khả năng giải quyết tình huống của học sinh hiện nay.

a. Rất tốt b. Tốt

c. Trung bình d. Kém

Câu 4: Trong quá trình dạy học sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống, Thầy/Cô gặp thuận lợi và khó khăn gì? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

Thuận lợi:

a. Nội dung môn học phong phú hấp dẫn b. Học sinh học tập tích cực, sáng tạo

c. Phương pháp dạy học bằng tình huống phù hợp đối với môn học d. Các điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu dạy học đáp ứng yêu cầu e. Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học Khó khăn:

a. Nội dung môn học không hấp dẫn

b. Học sinh học tập không tích cực, sáng tạo

c. Phương pháp dạy học bằng tình huống không phù hợp với môn học d. Cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu, thời gian không đảm bảo e. Chưa được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường

Mẫu phiếu M 3

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH (dành cho học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng)

Qua học tập theo phương pháp dạy học bằng tình huống) ở bài 11 (tiết 1) và bài 12 (tiết 1) môn Giáo dục công dân lớp 10 phần Công dân với đạo đức.

Xin em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào đáp án tương ứng với nội dung mà em lựa chọn trả lời.

Câu 1: Qua bài học hôn nay, các em cản nhận như thế nào ? a. Rất hứng thú

b. Hứng thú c. Bình thường d. Không hứng thú

Câu 2: Tinh thần học tập của các bạn trong giờ học như thế nào? a. Hoạt động tích cực

b. Hoạt động chưa tích cực c. Không hoạt động

d. Uể oải

Câu 3: Qua bài học hôm nay, em hiểu bài ở mức độ nào? a. Rất hiểu bài học

b. Hiểu một phần kiến thức bài học c. Không hiểu bài

Câu 4: Để học tập môn GDCD đạt hiệu quả, em có đề nghị gì với Nhà trường và giáo viên?

Với Nhà trường: ………

………

………...

Với giáo viên :………

………

……….

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w