Kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 36)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Kế hoạch thực nghiệm

2.1.1. Mục đích thực nghiệm

Việc tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 tại trường Trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre nhằm xác định sự đúng đắn và hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống trong việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập phần công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10.

2.1.2. Phương pháp thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống tác giả sử dụng phương pháp điều tra số liệu thông qua phát phiếu thăm dò để khảo sát trình độ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, tiến hành giảng dạy các lớp đã lựa chọn, kiểm tra đánh giá kết quả lớp dạy, tác giả phân tích, tổng hợp số liệu thu thập được sau khi giảng dạy. Trên cơ sở phân tích số liệu đó tác giả rút ra kết luận về hiệu quả của phương pháp dạy học bằng tình huống.

2.1.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống tác giả lựa chọn học sinh của các lớp 10T1 và lớp 10T2 trường Trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Trong các lớp được lựa chọn thì lớp 10T1 là lớp thực nghiệm còn lớp 10T2 là lớp đối chứng.

2.1.4. Nội dung thực nghiệm

Nội dung được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm là phần công dân với đạo đức thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10, phần này bắt đầu từ bài số 10 đến bài số 16. Trong phần công dân với đạo đức tác giả lựa chọn 2 bài để tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm bao gồm các bài:

- Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1) - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 1) 2.2. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM

2.2.1. Khảo sát khối lớp đối chứng với khối lớp thực nghiệm

Khối lớp dự kiến dạy đối chứng là lớp 10T2 và khối lớp dự kiến dạy thực nghiệm là lớp 10T1 của trường THPT Trương Vĩnh Ký huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.

Lớp 10T1: sĩ số lớp là 41 có 34 nữ và 7 nam. Học lực giỏi 5, khá 16, trung bình là 20. Hạnh kiểm tốt là 38, khá 3. Điểm trung bình môn Giáo dục công dân: từ 8.0 trở lên là 27 em, 6.5 trở lên là 14 em.

Lớp 10 T2: sĩ số lớp là 42 có 24 nữ và 18 nam. Học lực loại giỏi 3, khá 14, trung bình 25. Hạnh kiểm tốt là 38, khá 3 và trung bình là 1. Điểm trung bình môn Giáo dục công dân: từ 8.0 trở lên là 32 em, 6.5 trở lên là 10 em.

Qua khảo sát lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ta thấy sức học của hai lớp này tương đối đồng đều, đây là điều kiện thuận lợi để thực nghiệm sư phạm.

2.2.2. Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống

Thiết kế giáo án có vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong phần công dân với đạo đức chúng tôi lựa chọn có hai bài với hai tiết:

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1 phần nghĩa vụ, lương tâm)

Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình ( tiết 1 phần tình yêu) * Thiết kế giáo án lớp đối chứng.

Giáo án lớp đối chứng chúng tôi dạy theo phương pháp thuyết trình và đàm thoại trên cơ sở giáo án đã thiết kế sẵn.

* Thiết kế giáo án lớp thực nghiệm.

Trên cơ sở các bài học lựa chọn, chúng tôi thiết kế giáo án theo hướng vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống để thực hiện.

Cụ thể như sau:

Thiết kế giáo án thực nghiệm số 1

Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1) I.Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội đặt ra cho con người. Từ đó nhận thức đúng về đạo đức cá nhân có ý nghĩa bồi dưỡng đạo đức mới

2. Về kỹ năng:

- Đánh giá một cách khoa học các hiện tượng đạo xã hội.

- Đánh giá được các hành vi đạo đức diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tự giác thực hiện các hành vi của bản thân theo các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống.

II. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp dạy học bằng tình huống, thuyết trình, đàm thoại. - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

III. Tài liệu, phương tiện dạy học:

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Các bài tập trác nghiện khách quan, các tình huống, các câu ca dao tục ngữ.

IV. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức lớp lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

Câu 1: Theo em, điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?

Câu 2: Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là có “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này có còn phù hợp với xã hội ngày nay không? Vì sao?

3. Học bài mới: Giới thiệu bài mới:

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng động, của xã hội. Đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với con người. Nội dung của đạo đức rất rộng, có rất nhiều phạm trù, nhưng trong bài này ta sẽ tìm hiểu một số phạm trù cơ bản nhất của đạo đức như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc.

Giảng dạy nội dung các đơn vị kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài Ghi chú GV đặt vấn đề: Con người sống trong xã

hội ai cũng có nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo sự tồn tại của bản thân. Muốn vậy, con người phải lao động làm ra của cải vật chất, tinh thần.

Lao động và đời sống xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có ý thức hòa hợp với người khác, đặt nhu cầu và lợi ích của cá nhân trong lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, mỗi cá nhân dù có cố gắng đến đâu cũng không thể tự thỏa mãn nhu cầu và lợi ích nếu không có sự kết hợp với các cá nhân khác và toàn xã hội. GV chia lớp thành hai nhóm và đặt ra hai tình huống để học sinh giải quyết trong 3 phút:

1. Nghĩa vụ a.Nghĩa vụ là gì? Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.

Tình huống 1: gia đình Nam có 3 anh em, Nam là con út, khi cha Nam già và có dấu hiệu bị giảm trí nhớ hai anh của Nam mới bàn nhau đưa cha vào viện dưỡng lão. Nếu là Nam em sẽ làm gì? Tại sao?

Tình huống 2: Hào năm nay 22 tuổi chuẩn bị lặp gia đình thì nhận được lệnh gọi nhập ngũ vào Hải quân, gia đình Hào không muốn anh đi. Nếu là Hào em sẽ làm gì? Tại sao?

HS giải quyết tình huống dưới sự hướng dẫn của giáo viên:

GV nhận xét cách giải quyết tình huống và bổ sung thêm:

- Tình huống 1: Nam không nên đồng ý và Nam cần giải thích cho 2 anh hiểu là cả 3 anh em Nam không tự mình lớn lên và trưởng thành được mà có sự nuôi dưỡng của cha, giờ thì cha Nam đã già không còn đủ sức để tự nuôi mình thì các anh em của Nam phái ý thức được trách nhiệm của mình và để làm gương cho con cháu sau này.

- Tình huống 2: Hào nên nhập ngũ vào hải quân để bảo vệ Tổ quốc và giải thích với gia đình rằng mình phải có trách nhiệm đối với Tổ quốc và tuổi của Hào còn trẻ chưa vội lập gia đình và quân đội là môi trường tốt để rèn luyện thanh niên.

GV kết luận: Cả hai tình huống trên đề nói đến ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với lợi ích của người khác và lợi ích chung của xã hội. Ý thức về trách nhiệm của cá nhân đó ta gọi là nghĩa vụ: GV cho học sinh ghi khái niệm nghĩa vụ:

HS ghi bài:

GV cho học sinh thảo luận về tình huống sau: Hùng có một mảnh vườn rất đẹp nhưng để giúp bà con đi lại tốt hơn nhà nước đã mở một con đường ngang mảnh vườn. Nếu là Hùng em sẽ làm gì? HS thảo luận và giải quyết tình huống: GV hướng dẫn, nhận xét cách giải quyết tình huống và kết luận:

Trong thực tế không phải lúc nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Trong từng trường hợp ta rút ra bài học:

GV chuyển ý: Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn hòa bình, ổn định và phát triển và để đất nước ta có thể phát triển cao hơn nữa thì thanh niên chúng ta phải có ngĩa vụ gì, để biết được ta sang nội dung tiếp theo của mục số 1: GV đặt câu hỏi: Để có đủ tài và đức phục vụ đất nước thì thanh niên có nghĩa vụ gì?

HS trả lời: GV nhận xét

GV đặt câu hỏi tiếp theo: Để đất nước được phát triển mạnh về kinh tế thì

- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.

- Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá nhân. b. Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay.

- Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa.

thanh niên có nghĩa vụ gì? HS trả lời

GV nhận xét:

GV hỏi tiếp: Để đất nước giữ được ổn định bên trong và bên ngoài thì thanh niên có nghĩa vụ gì?

HS trả lời

GV nhận xét và kết luận nội dung.

GV chuyển ý: Thanh niên chỉ làm tốt nghĩa vụ của mình khi là người có lương tâm. Vậy lương tâm là gì ? Ta vào phần hai của bài.

GV đưa ra tình huống để làm rỏ khái niệm:

Có một bà lão đang cố gắng qua đường và bị ngã, có ba thanh niên đi qua. Người thứ nhất nhìn thấy cười chế nhạo rồi đi thẳng. Người thứ hai nhìn thấy dừng lại nhìn rồi đi tiếp. Người thứ ba thấy vậy đỡ bà lão đứng dậy và giúp bà lão qua đường.

Em thấy hành động của người nào là

- Tích cực lao động sản xuất. - Sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 2. Lương tâm a. Lương tâm là gì? Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

đúng đắn nhất? Vì sao?

HS cả lớp giải quyết tình huống. GV hướng dẫn.

HS trình bày ý kiến và giải thích. GV nhận xét và giải thích thêm.

Trong ba người trên hành động của người thứ ba là đúng đắn vì người thứ ba biết đánh giá được hành vi mình làm từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Còn người thứ nhất và thứ hai không đánh giá được việc mình làm nên ta gọi là người không có lương tâm.

GV hỏi: Vậy lương tâm là gì? HS trả lời

GV cho học sinh ghi khái niệm lương tâm.

GV hỏi: Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?

HS trả lời

Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái:

GV hỏi: Lương tâm thanh thản khi nào? HS trả lời

GV hỏi tiếp: Lương tâm cắn rứt khi nào?

HS trả lời

GV hỏi tiếp: Lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt có giúp con người tốt không? Vì sao?

HS trả lời:

GV bổ sung: Lương tâm thanh thản giúp con người tự tin và phát huy tính tích cực của bản thân minh. Lương tâm cắn rứt giúp cá nhân biết điều chỉnh hành vi của cá nhân mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hôi. Một cá nhân làm điều ác nhưng không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là vô lương tâm.

GV chuyên ý bằng câu hỏi: Lương tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống đạo đức của mỗi người?

HS trả lời thản - Lương tâm cắn rứt b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm

GV hỏi: Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? HS trình bày ý kiến. GV tổng hợp và rút ra kết luận. HS ghi bài. - Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành hành động đạo đức. - Thực hiên đầy đủ nghĩa vụ của bản thân, phấn đấu trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội. - Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người.

4. Củng cố

Bài tập:

Nội dung Nghĩa vụ Lương tâm

Lan lười học nên kiểm tra bị điểm thấp giờ nghĩ lại Lan cảm thấy buồn

Khi cha mẹ già Lan thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc.

Nam thấy rằng để đất nước được hòa thì Nam sẽ nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc.

Nam không chăm sóc cho mẹ giờ mẹ Nam mất nam thấy hối hận.

5. Dăn dò

Bài tập về nhà: Tìm 5 câu ca dao, tục ngữ nói về nghĩa vụ và 5 câu ca dao, tục ngữ nói về lương tâm.

Về nhà các em học bài, và xem trước phần còn lại của bài 11.

Thiết kế giáo án thực nghiệm số 2

Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình(tiết 1) I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

Hiểu được thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính, từ đó có những hiểu biết về những điều cần tránh trong tình yêu.

2. Về kỹ năng

Học sinh có thể sử dụng các kiến thức đã học, nhận xét, lý giải, phê phán một số quan điểm, thái độ, hành vi,…trong xã hội trong quan hệ tình yêu.

3. Về thái độ

Đồng tình và ủng hộ những quan niệm, những hành động đúng và tiến bộ đồng thời phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái trong tình yêu.

Bài này vừa có tính lý luận và thực tiễn nên cần kết hợp nhiều phương pháp:

Phương pháp dạy học bằng tình huống, thuyết trình, diễn giảng, nêu vấn đề, vấn đáp.

III. Tài liệu và phương tiện dạy học

Giấy khổ to để ghi các tình huống, một số tranh ảnh, hình vẽ dùng để giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên hoặc giáo dục dân số.

Máy vi tính, một số băng đĩa phục vụ cho nội dung bài học. Ca dao, tục ngữ nói về tình yêu.

IV. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi:

Câu 1: Thế nào là nhân phẩm, danh dự? Vì sao người nghiện ma túy khó giữ nhân phẩm, danh dự của mình?

Câu 2: Hãy phân biệt tự trọng và tự ái?

3. Vào bài:

Trong cuộc đời mỗi người chắc có lẽ ai cũng có một lần yêu, một lần nhớ nhung một bóng hình ai đó. Tình yêu chân chính chắc chắn sẽ dẫn đến hôn nhân và xây dựng gia đình hạnh phúc. Vậy để biết được thế nào là tình yêu, hôn nhân,

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w