Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 67 - 89)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học

PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯƠNG VĨNH KÝ HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE.

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với giáo viên

3.2.1.1. Giáo viên phải nghiên cứu đưa ra tình huống đạo đức cần đảm bảo tính sư phạm và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống

Rất nhiều tình huống đạo đức diễn ra trong đời sống liên quan đến những nội dung bài học. Tuy nhiên, nhiều tình huống đạo đức xảy ra trên thực tế khá đơn giản, dễ giải quyết, do đó, nếu sử dụng sẽ không thúc đẩy sự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo của người học. Một tình huống đạo đức được xây dựng cần đảm bảo tính sư phạm, tức là nó đòi hỏi người học phải tiếp cận với những tri thức mới, chuyển hóa những kết quả nghiên cứu đã có thành kiến thức của mình, đồng thời tự mình có thể sáng tạo ra những kết quả nghiên cứu mới. Một cách đơn giản nhất, tình huống đạo đức có tính sư phạm là tập hợp các dữ kiện để người học tự mình đánh giá và đi đến quyết định hoặc đưa ra giải pháp.

Một tình huống đạo đức có tính sư phạm cũng đòi hỏi việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề từ phía người học. Người học cần phải thực hiện một hoặc một số hoạt động kỹ năng nhất định để đi đến kết luận như phân tích, tư duy lôgic, vận dụng kiến thức đã học hoặc kinh nghiệm sống, xây dựng và bảo

vệ ý tưởng trước tập thể nhóm, v.v.. Những kỹ năng này là hết sức quan trọng để người học từng bước tiếp cận cách thức giải quyết tình huống khi tham gia hoạt động thực tiễn.

Một tình huống đạo đức hay và có tính sư phạm cao cần phải có một hoặc một số “bẫy nhận thức”, có khả năng gây tranh luận. “Bẫy nhận thức” được hiểu là sự kiện trong tình huống có thể đưa đến những cách giải quyết khác nhau, tùy vào cách tiếp cận của người học. “Bẫy nhận thức” làm cho việc giải quyết tình huống trở nên khó khăn hơn và thú vị hơn, thông qua đó, người học thu hoạch được nhiều kiến thức hơn. Ngay cả khi người học không đưa ra phương án đúng, người học vẫn ghi nhớ tốt hơn nếu việc họ sai vì những “bẫy nhận thức” này.

Để đạt được yếu tố sư phạm trong dạy học bằng tình huống, không thể tách rời kỹ năng làm việc nhóm của người học. Tình huống đạo đức chuẩn cần phải tạo ra khả năng tương tác giữa các thành viên của nhóm để giải quyết vấn đề. Một tình huống đạo đức có thể xây dựng với nhiều góc độ khác nhau và do đó sẽ thuận lợi hơn cho các thành viên của nhóm đóng các vai khác nhau để giải quyết tình huống. Sự tương tác cũng có thể được thể hiện giữa nhóm này và nhóm khác.

Tình huống đạo đức chuẩn cần được áp dụng thống nhất cho các lớp học, cho dù giáo viên đứng lớp có thể khác nhau đòi hỏi tình huống đó phải có đáp án rõ ràng, được thống nhất trong bộ môn. Điều này hết sức quan trọng nhằm đảm bảo yếu tố sư phạm của tình huống, tránh cho người học việc hoang mang, không có chuẩn nhận thức. Ở đây cũng cần phải nói thêm rằng, một số tình huống đạo đức không nhất thiết phải có đáp án duy nhất, vì rất nhiều tình huống có kết quả khác nhau do cách xử lý của người học, và giáo viên nên tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, giáo viên luôn phải là người đưa ra nhận xét đánh giá về

việc giải quyết tình huống của người học nên việc có đáp án chuẩn là hết sức cần thiết.

Một yếu tố sư phạm quan trọng khác là tình huống đạo đức phải được xắp xếp theo trật tự kiến thức môn học. Trật tự trong nhận thức của người học cần phải được tôn trọng khi xây dựng các tình huống đạo đức. Không thể yêu cầu người học giải quyết một vấn đề mà kiến thức dành để giải quyết nó lại chưa được cung cấp hoặc chưa yêu cầu người học tự nghiên cứu. Mặt khác, việc sắp xếp trật tự kiến thức môn học cũng khác nhau phải đi từ đơn giản đến phức tạp tránh theo chiều hướng ngược lại vì như vậy sẽ không gây được hứng thú cho học sinh.

Tình huống đạo đức mà giáo viên sử dụng để dạy học phải có tính thực tiễn.

Một tình huống lấy từ thực tiễn bao giờ cũng được đánh giá rất cao. Người học cảm thấy hào hứng hơn khi được tham gia vào một tình huống có thật. Những vụ việc thực tế luôn có sức hấp dẫn cao đối với bất cứ ai, trong đó có sinh viên; bởi lẽ khó khăn đặt ra ở đó là thực nhất và thách thức mà học sinh phải đối mặt cũng là thực nhất. Tính thực tiễn làm cho tình huống có sức sống, và người học cảm thấy việc giải quyết nó không đơn thuần là học tập, mà là làm việc thực sự.

Tuy nhiên, việc đưa tình huống thực tiễn vào giảng dạy không phải là việc sao chép “nguyên xi” mà cần có những cải biên phù hợp với yêu cầu sư phạm của tình huống. Những cải biên đó bao gồm việc diễn đạt sao cho rõ nghĩa, không rườm rà. Bản thân thực tiễn không có bất cứ đòi hỏi nào, nhưng khi chuyển thành tình huống thì phải có những đòi hỏi với người học như: đánh giá của người học về một số dữ kiện của tình huống, yêu cầu người học đưa ra giải

pháp, hoặc bảo vệ một quan điểm nhất định, v.v.. Những yêu cầu này cần phải rõ ràng để người học hiểu rõ và thực hiện đúng [26, 24].

Những cải biên cần thiết để đạt được yếu tố sư phạm của tình huống, nhưng không được làm mất đi tính thực tiễn. Có ý kiến cho rằng, giáo viên khi đưa ra tình huống với những dữ kiện vừa đủ, không thừa hoặc thiếu, để người học không sa vào những nội dung không trọng tâm của bài học. Cần phải lồng ghép hợp lý những dữ kiện không liên quan tạo ra độ nhiễu để người học phải chọn lọc, hoặc tìm hiểu thêm. Điều đó sẽ giúp cho người học tăng cường khả năng tư duy, phán đoán và năng lực giải quyết vấn đề [26, 24].

Đối với tình huống đạo đức mà giáo viên không tìm được trong thực tiễn cuộc sống thì giáo viên có thể tự đặt ra nhưng việc đặt ra tình huống này cũng phải đảm bảo tính thực tiễn. Các tình huống đặt ra cũng phải gắn với cuộc sống, và có khả năng xảy ra trong cuộc sống, tránh các tình huống tưởng tượng quá mức mất đi tính hiện thực của nó, những tình huống như vậy sẽ làm cho người học cảm thấy phi thực tế và không muốn giải quyết.

3.2.1.2. Giáo viên cần hướng dẫn cách thức giải quyết tình huống cho học sinh

Để phương pháp dạy học bằng tình huống đạt hiệu quả cao thì một yếu tố quan trong không thể thiếu là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách thức giải quyết một tình huống.

Đối với học sinh, tình huống là một bài tập mà họ phải làm, vấn đề trong bài tập tình huống là một thách thức mà họ phải vượt qua bằng cách giải quyết nó. Để làm được điều đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách giải bài tập tình huống, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp người học định hướng con đường mà mình phải đi và cách thức đi con đường đó một cách nhanh nhất.

Việc hướng dẫn học sinh cách giải quyết tình huống giúp tiết học đỡ tốn thời gian và đạt hiểu quả cao hơn.

Để giải được bài tập tình huống giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Đọc, phân tích tình huống Bước 2: Phát hiện vấn đề và tiểu vấn đề Bước 3: Nghiên cứu tài liệu tìm phương án Bước 4: Xây dựng chiến lược giải quyết Bước 5 : Kết luận

Đối với bước 1 để phân tích tình huống đúng thì khi đọc tình huống người học cần chú ý đọc thật kỹ các tình tiết trong tình huống tránh đọc sơ lược, lướt qua. Khi phân tích tình huống cần khái quát nội dung tình huống đang trình bày vấn đề gì? Tại sao lại như vậy? Cần tìm mối liên hệ giữa các tình tiết trong tình huống.

Đối với bước 2 để phát hiện ra vấn đề và tiểu vấn đề thì học sinh phải liên hệ với yêu cầu của tình huống là làm gì? Và đâu là mắt khâu quan trọng nhất của vấn đề và tiểu vấn đề cần phải giải quyết.

Đối với bước 3 sau khi phát hiện được mắc khâu quan trọng của vấn đề để giải quyết được vấn đề một cách hoàn hảo đòi hỏi học sinh phải tìm tài liệu hỗ trợ, tài liệu này có thể là sách giáo khoa hay các sách báo khác có liên quan, hoặc trên internet. Giáo viên lưu ý với học sinh rằng các tình huống này phải dựa chủ yếu vào nội dung mà các em vừa học hoặc sắp học. Sau khi đọc xong,

học sinh phải đặt mình vào nhân vật trong tình huống và định hướng xem mình phải làm gì cho phù hợp với nội dung mình đã học và đã đọc.

Đối với bước 4 sau khi nghiên cứu tài liệu và xác định phương án giải quyết học sinh chi tiết lại trình tự các bước mà người giải quyết tình huống phải làm.

Đối với bước 5 đòi hỏi phải trả lời cô đọng, xúc tích trả lời được hai câu hòi là: Em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy?

Khi thực hiện đầy đủ các bước trên thì tình huống sẽ được giải quyết một cách dễ dàng, giáo viên không nên coi nhẹ việc hướng dẫn các bước giải quyết tình huống vì đây được coi như chìa khóa thành công của phương pháp dạy học này.

3.2.1.3. Tình huống mà giáo viên xây dựng phải đủ lớn để học sinh đầu tư công sức giải quyết

Khi xây dựng tình huống đạo đức, giáo viên cần lưu ý về độ lớn của tình huống. Một tình huống đơn giản có lẽ chỉ nên dùng làm ví dụ minh họa trong một bài giảng. Còn đối với tình huống chuẩn thì cần phải đủ lớn, đủ phức tạp để thách đố khả năng của học sinh, những tình huống đủ lớn sẽ kích thích khả năng tư duy và rèn luyện khả năng làm việc nhóm của học sinh, vì có thể một học sinh thì không đủ khả năng giải quyết.

Khi xây dựng tình huống đạo đức, người viết tình huống cần xác định rõ mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống đó để lựa chọn một lượng thông tin vừa đủ cung cấp cho học sinh. Người viết tình huống cần đặt những câu hỏi như: Tình huống này được sử dụng để giảng dạy bài nào? Mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống này là gì? Thông qua việc nghiên cứu tình huống này, học sinh

có thể học được kiến thức gì? Những kỹ năng nào học sinh có thể đạt được khi nghiên cứu tình huống đó?...

Những thông tin đưa ra trong tình huống đạo đức chỉ cần ở mức độ vừa và đủ để giúp học viên có thể đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng thông tin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợp nhiều nội dung trong một tình huống sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian và có thể vấn đề không được giải quyết triệt để, sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng.

Yêu cầu của một tình huống đạo đức đủ lớn là phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Tình huống phải là mô hình đặc trưng cho một họ tình huống cùng loại mà việc giải quyết được mô hình đặc trưng đó cho phép người học có tri thức khái quát, hàm chứa tri thức của các tình huống trong cùng họ. Mô hình đặc trưng này tiêu biểu cho càng nhiều tình huống trong cùng họ càng tốt.

Thứ hai: Các sự kiện trong mỗi tình huống được cấu trúc sao sho người học có câu trả lời ngay từ đầu, nhưng câu trả lời đó phải mau chóng trở nên không đầy đủ hoặc không hiệu quả (thậm chí sai), khiến người học phải điều chỉnh hệ thống kiến thức của mình để giải đáp vấn đề đặt ra (đồng hóa hoặc điều ứng).

Thứ ba: Các vấn đề phải do chính bản thân tình huống gợi ra chứ không phải do giáo viên gợi ý từ bên ngoài.

Thư tư: Trong các tình huống phải hàm chứa các khó khăn hoặc trở ngại, mà để giải quyết thành công tình huống người học phải vượt qua khó khăn trở ngại đó. Một tình huống hàm chứa khó khăn là tình huống trong đó nếu vấn đề được giải quyết mà không đòi hỏi phải cấu trúc lại những tri thức đã có (mức đồng hóa), còn tình huống có trở ngại là tình huống khi giải quyết vấn đề người học buộc phải cấu trúc lại những tri thức, quan điểm, phương pháp đã có (mức điều ứng).

Cấu trúc của một tình huống đạo đức đủ lớn là phải có ba phần:

Phần mở đầu: Nêu vắn tắt bối cảnh của các sự kiện trong tình huống.

Phần nội dung tình huống: Mô tả diễn biến của các sự kiện trong tình huống.

Phần kết: Các vấn đề, các yêu cầu, đề nghị cần giải quyết.

Khi xây dựng tình huống phải xem xét về tác dụng của nó là để làm gì? Để phát triển hay để củng cố?

Đối với tình huống dùng để phát triển thì giáo viên phải chọn lọc hoặc xây dựng với dụng ý hình thành và phát triển tri thức mới cho học sinh. Tình huống phát triển là tình huống hàm chứa các trở ngại mà học sinh cần vượt qua. Tình huống phát triển được dùng để dạy tri thức, kỹ năng mới.

Tình huống củng cố là tình huống được giáo viên xây dựng để củng cố và mở rộng tri thức mà học sinh đã được học. Tình huống củng cố là tình huống hàm chứa các khó khăn mà người học cần vượt qua. Tình huống củng cố được dùng nhiều trong luyện tập, củng cố.

Như vậy, khi viết tình huống đạo đức giáo viên cần hải xác định xem mình dùng tình huống để làm gì? Một tình huống xây dựng không phù hợp sẽ trở nên phản tác dụng và sẽ làm người học không hứng thú với môn nội dung.

3.2.1.4. Giáo viên cần phải đầu tư thu thập thông tin từ nhiều nguồn để xây dựng các tình huống đạo đức đa dạng, phong phú tránh nhàm chán

Để đảm bảo tính thực tiễn của tình huống đạo đức chúng ta có thể lấy tình huống từ thực tiễn cuộc sống, việc xây dựng tình huống dạy học loại này tương đối đơn giản nhưng cũng cần chú ý một số điểm. Tình huống đó phải điển hình (đại diện cho các tình huống cùng loại) và có tính thời sự. Đồng thời cần phải có sự gia công về phương diện sư phạm.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có những tình huống đạo đức phù hợp với nội dung bài học vì thế ta có thể xây dựng các tình huống đạo đức. Công việc này giống như một nhà biên kịch viết kịch bản. Giáo viên cần phải thu thập

tình huống, phân tích lựa chọn thông tin, xác lập lôgic các sự kiện, tiên lượng trình độ nhận thức, kỹ năng hành động và thái độ của học sinh khi hành động trong môi trường sự kiện đó. Tình huống đạo đức do giáo viên xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc “y như thật” tức là những sự kiện trong tình huống phải gắn với thời gian không gian, địa điểm và con người cụ thể sản sinh ra thức, kỹ năng và phương pháp mà người giáo viên đưa vào trong tình huống (cá nhân hóa, hoàn cảnh hóa và thời gian hóa).

Công việc xây dựng tình huống đạo đức đòi hỏi phải theo các khâu như vậy còn “chất liệu” để xây dựng các tình huống đạo đức ta lấy từ đâu? Ta lấy từ thực tiễn cuộc sống. Đây là một công việc tỉ mỉ cần nhiều thời gian và công sức. Ta có thể có được các tư liệu để xây dựng các tình huống đạo đức từ nhiều nguồn như:

- Từ sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, từ internet.

Đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng cho người viết tình huống. Đối

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát tại trường THPT trương vĩnh ký huyện chợ lách tỉnh bến tre (Trang 67 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w