Bút pháp trong tiểu luận phê bình

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 84 - 86)

Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Những phán đoán phê bình xuất hiện hầu như đồng thời với sự xuất hiện của văn học, ban đầu với tư cách là những ý kiến của các độc giả thuộc tầng lớp quan trọng và hiểu biết nhất, trong số đó không ít người là cũng đồng thời là người sáng tác văn học.

Trong những giai đoạn về sau, khi được tách ra thành một công việc riêng, phê bình văn học vẫn mang một ứng dụng tương đối khiêm nhường: đánh giá khái quát về các tác phẩm, giới thiệu tác phẩm với độc giả, khích lệ hoặc chỉ trích tác giả. Với sự phát triển của văn học, những mục tiêu và tính chất của phê bình văn học trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi bộ môn phải được phân nhánh và đa dạng hóa.

Từ thế kỷ 17 và nhất là từ thế kỷ 18, văn học trở thành lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù. Tương ứng với nó là sự hình thành các thiết chế xã hội của văn học như báo chí, xuất bản, công chúng, dư luận, là sự hình thành đời sống văn học như một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội. Phê bình văn học kiểu mới được phát triển trong bối cảnh đó của đời sống, trở thành một dạng thức xã hội của dư luận đối với văn học. Các quan hệ của phê bình văn học với văn học, đời sống xã hội nảy sinh tác phẩm văn học, công chúng văn học ngày càng phức tạp, đa dạng. Các trào lưu, khuynh hướng trong phê bình văn học nảy nở và phát triển mạnh mẽ tương ứng với sự nảy nở và phát triển của các trào lưu, khuynh hướng văn học. Từ cuối thế kỷ 19 và trong nửa đầu thế kỷ 20, một số trường phái phê bình văn học nổi tiếng có thể kể đến, như phê bình phân tâm học, phê bình mới, phê bình thần thoại, phê bình chủ đề, phê bình hiện tượng luận, phê bình Mác xít, v.v… Với hoạt động, ngôn luận đặc thù, đã tác động vào đời sống văn học và đưa tới những thay đổi trong xu hướng phát triển của văn học đương đại. Phê bình văn học đã trở thành một bộ phận lập pháp về lý thuyết cho sáng tác và nhân tố tổ chức của quá trình văn học.

Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc nghiên cứu văn học. Bên cạnh văn học sử lấy đối tượng là văn học quá khứ, phê bình văn học ưu tiên đến những quá trình,

những chuyển động đang xảy ra trong văn học hiện thời, khảo sát các tác phẩm xuất bản và báo chí, phản ứng với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của công chúng. Tùy thể tài và mục đích, phê bình văn học có thể bộc lộ khả năng cũng như đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một độc giả về một tác phẩm mới ra mắt, và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề về văn học và xã hội.

Nhìn chung, cùng với sự vận động, biến đổi của nền văn học từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, phê bình văn học cũng có sự chuyển biến rõ rệt, tự nhận thức lại để vượt lên những hạn chế của thời kỳ trước, góp phần hình thành ý thức nghệ thuật mới và phần nào có thể làm được vai trò đại diện cho ý thức nghệ thuật của thời đại, mặc dù vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phân tán, chưa mạnh. Sau những hoạt động khá sôi nổi ở chặng đầu đổi mới (cuối thập niên 80 và đầu những năm 90), nhiều cây bút phê bình chuyển dần sự quan tâm sang các lĩnh vực nghiên cứu lý luận, lịch sử văn học, văn hóa hơn là hứng thú bám sát diễn biến của đời sống văn học (một phần cũng vì tình trạng bằng phẳng, ít có những hiện tượng đặc sắc gây chú ý của sáng tác ở hầu hết các thể loại) công việc phê bình thường xuyên hầu như thuộc về những cây bút thuộc khu vực báo chí, xuất bản, với lối phê bình truyền thông mà có người gọi là hiện tượng “báo chí hóa phê bình”. Tuy đã xuất hiện một số cây bút phê bình trẻ, trong đó có những người bộc lộ được năng khiếu và có triển vọng, nhưng vẫn còn khá thưa thớt và chưa thể nói đã hình thành thật sự một thế hệ phê bình mới đủ sức gánh vác công việc nặng nề này.

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w