Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tiểu luận phê bình, tạp văn 1 Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tiểu luận phê bình

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 86 - 89)

3.2.1. Bút pháp Nguyễn Huy Thiệp trong tiểu luận phê bình

Nói về bút pháp của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều ý kiến quan điểm khác nhau nhưng có thể chia thành hai luồng chính. Một phía thiên về phản ứng, thậm chí phê phán quyết liệt: “Ngòi bút của anh Thiệp đúng là của hiếm.

Của hiếm của một tài năng đồng thời cũng là của hiếm của một bệnh lý, sự vội vã định hình, sự bộc lộ sâu sắc cái tâm lý chủ đạo là chối bỏ và phản kháng, lật đổ và hạ bệ mọi thần tượng” (Mai Ngữ); “xô ngã thần tượng” (Vũ Phan Nguyên); “bắn súng lục vào quá khứ” (Nguyễn Thuý Ái). Có tác giả như Đỗ Văn Khang say mê viết tới bốn bài, lội ngược dòng tìm lời giải đáp cho một định đề tư tưởng: Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút!... Phía còn lại và cũng là phía chủ lưu thì nồng nhiệt chào đón, đánh giá cao, cho rằng Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng nhận tặng thưởng “cây bút vàng” (Vương Trí Nhàn); “Lâu lắm rồi văn học Việt Nam mới xuất hiện một hiện tượng như hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp... Hy vọng chúng ta sẽ còn được đọc nhiều tác phẩm hay hơn nữa của anh. Có điều là mong cho anh có đầy đủ bản lĩnh để đứng vững trước những lời chê bai. Và cả những lời khen” (Diệp Minh Tuyền); “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một tài năng, ngày càng có nhiều sự bàn cãi” (Nguyễn Văn Bổng); “Tôi thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với một giọng điệu mới, một bút pháp sắc gọn, trẻ trung, rất thích” (Hồ Phương); “Trong hành trình Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó là truyện ngắn của anh” (Đỗ Đức Hiểu)...

Ngoài hai luồng ý kiến chính nêu trên, trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn, còn có nhiều tiểu luận nghiên cứu thực sự chuyên sâu, công phu, tâm huyết về Nguyễn Huy Thiệp. Nhiều tác giả đặt vấn đề phân tích từng hình tượng nhân vật, từng truyện ngắn, từng cụm đề tài (nông thôn - miền núi - thành thị), từng phương thức sáng tác (hiện thực - huyền thoại - lịch sử - giả cổ tích), từng thủ pháp nghệ thuật (thi pháp dân gian - vai trò người kể chuyện - nghệ thuật barôc), mở rộng liên hệ tới bút pháp sử ký, truyền kỳ phương Đông và cả dấu ấn văn học hiện đại Mỹ La-tinh… Phải chăng đó chính là những phương diện xác định

giá trị đích thực các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và rồi được bạn bè quốc tế đón nhận, được dịch sang các tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia... Xin đơn cử lời đánh giá của Tiến sĩ G. Lockhart: “theo tôi đây là một tác giả Việt Nam có tài năng ngang tầm với những nhà văn xuất sắc quốc tế. Vì thế tôi nghĩ rằng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là một đóng góp cho văn học thế giới hiện đại”.

Về bút pháp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ngay cả những người cực đoan nhất cũng thừa nhận văn ông đọc thật hấp dẫn, có ma lực, luôn lôi cuốn, gợi mở, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, mình tưởng thế này thì câu chuyện lại chuyển sang hướng khác, mình lý giải kiểu này hóa ra lại còn bao nhiêu điều thuận chiều và nghịch lý khác nữa.

Trong bài Một góc sơ xuất trong thế giới nội tâm nhà văn, Nguyễn Huy Thiệp viết: “Tôi có may mắn là thời thơ ấu tôi gắn bó với nông thôn. Mẹ tôi là nông dân. Còn tôi sinh ở nông thôn... Những người nông dân Việt Nam cách đây ba chục năm rất thực thà. Tôi được họ dạy bằng thứ ngôn từ thiết thực kiểu như sau: - Cu ai nấy đái; - Trâu thì lấy dây mà dắc, người thì lấy c. mà lôi; - Mặt nào ngao ấy; - Sướng con cu mù con mắt. Sau này khi đọc thứ văn chương bác học tôi không tìm thấy thứ ngôn từ thiết thực ấy nữa. Tôi rất phân vân: giữa cách diễn đạt nông dân kia với cách diễn đạt bác học thì nên lựa chọn cách diễn đạt nào?” [70,11]. Và Nguyễn Huy Thiệp đã chọn “cách diễn đạt nông dân” nên đã chê Mắcxim Gorki khi khuyên các nhà văn trẻ, đã “trở nên lắm lời kinh khủng. Ông yêu cầu họ phải học tập cẩn thận kho tàng văn học dân gian, đọc thật nhiều sách, am hiểu hội họa, kiến trúc, lịch sử... tóm lại là toàn bộ thế giới tri thức” [70,11] và nhận xét M.Gorki rằng “niềm khát khao học vấn của ông chân thành đến mức đáng thương”. Rồi Nguyễn Huy Thiệp tung ra một “ẩn số”: “Đa số con người bị cuốn theo chiều gió, kiến thức

mà họ thâu lượm được ở trong cuộc đời phụ thuộc vào cái gì đó hết sức bí mật và chớ có hoài công đi tìm các quy luật giác ngộ” [70,11].

Nguyễn Huy Thiệp đã chọn cách “diễn đạt nông dân” (và phải nói là Nguyễn Huy Thiệp là người học trò xuất sắc của “người thầy Nông dân”) cho nên dù có nhiều người phải “bịt tai, che mắt” trước những cách diễn đạt nông dân với những hình ảnh sinh động “rất Nguyễn Huy Thiệp” cũng phải thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp rất hài, rất hóm và có một “ma lực” lôi cuốn khi ông “nói trắng phớ” ra mọi chuyện: “Tôi biết sẽ có nhiều người phản ứng lại điều tôi nói “trắng phớ” ra như thế nhưng ở đây nó là thực tế. Tôi chỉ nói ra một thực tế “tàn nhẫn” mà mọi người vẫn tránh né hoặc “không nỡ” nói ra mà thôi. Đã đến lúc người ta phải nhìn vào thực tế để thúc đẩy văn học cũng như thúc đẩy xã hội phát triển” [70,320].

Diễn đạt theo cách nông dân là sở trưởng của Nguyễn Huy Thiệp nên trong bài Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn (3),

Nguyễn Huy Thiệp viết: “Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: “Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!”, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa” [70,319].

Một phần của tài liệu Tạp văn và tiểu luận phê bình văn học của nguyễn huy thiệp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w