Hình. 4-2 Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ
Nguồn: xem chú thích 12.
Ưu đãi về thuế là công cụ chính trong chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Các quốc gia láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Malaysia và Thái Lan, đã đưa ra các ưu đãi này trong các các chiến dịch trọng điểm quốc gia nhằm phát triển SMEs. Việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu triển khai là các biện pháp phổ biến mà Việt Nam nên áp dụng đối với năm hoạt động nêu trên. Hơn nữa, cần thành lập một tổ chức tài chính đặc biệt để cấp vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và hoạt động cho vay của tổ chức này cần được triển khai sớm. Tất cả các biện pháp ưu đãi phải được thực hiện công bằng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế theo những nguyên tắc của WTO.
4-4. Nối kết chuyên gia đã nghỉ hưu của Nhật và đội ngũ lao động trẻ Việt Nam
Ở Nhật Bản, một lượng lớn các giám đốc và kỹ sư giàu kinh nghiệm sinh trong khoảng những năm 1947-1949 đang gần đến tuổi nghỉ hưu (được gọi là “Vấn đề năm 2007” ở Nhật Bản). Nhiều người trong số họ vẫn còn khỏe mạnh và mong muốn góp phần nâng cao kỹ năng công nghiệp ở
các nước đang phát triển. Tuy nhiên, họ không thể tự thực hiện được kế hoạch này do rào cản ngôn ngữ, thủ tục hành chính phức tạp và điều kiện sống không ổn định ở nước ngoài. Ngược lại, Việt Nam lại có một lượng lớn những người trẻ tuổi, có thể làm việc tốt trong ngành sản xuất chế
tạo nếu được hướng dẫn và đào tạo phù hợp. Nhưng lớp trẻ này lại không có cơ hội tiếp cận chương trình hướng dẫn và đào tạo như vậy vì các trường chỉ giảng dạy các lý thuyết và kỹ năng cơ bản.
Vì vậy, quy hoạch này đề xuất Chính phủ Việt Nam nên phối hợp với Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản triển khai chương trình mời các chuyên gia đã về hưu của Nhật Bản sang làm việc cùng giám đốc và kỹ sư của Việt Nam nhằm truyền đạt lại các kỹ năng sản xuất và thái
độ làm việc. Chương trình này có thể gọi là chương trình Trao đổi kỹ năng Việt Nam - Nhật Bản, bao gồm: (i) dịch vụđăng ký và môi giới, (ii) hỗ trợ về mặt hành chính và thủ tục, (iii) hỗ trợ các chuyên gia đã về hưu của Nhật làm quen với điều kiện sống và làm việc tại Việt Nam nhưđi lại, ngôn ngữ, dịch vụ y tế và nhà ở, (iv) trả lương không cao, nhưng hợp lý cho chuyên gia, và (v) các cơ chếđánh giá, giám sát và giải quyết các vấn đề nảy sinh. Hình thức và thời gian làm việc cần linh hoạt phù hợp với nhu cầu của cả chuyên gia đã về hưu của Nhật và các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam nên soạn thảo kế hoạch hợp tác ban đầu và đề xuất với phía Nhật Bản để
hai bên tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung. Cần thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chương trình này. Chương trình thử nghiệm ban đầu nên được tiến hành với quy mô nhỏđể
lấy kinh nghiệm sau đó sẽ triển khai ở quy mô lớn hơn. Chương trình này cũng nên tìm kiếm thêm nguồn hỗ trợ từ phía chính phủ và tư nhân của Nhật Bản. Thông qua chương trình này, Việt Nam phải trở thành điểm đến hấp dẫn nhất trong tất cả các quốc gia đang phát triển trong mắt những chuyên gia đã về hưu của Nhật Bản, những người có mong muốn truyền đạt kỹ năng và kiến thức của mình.
4-5. Giáo dục và đào tạo kỹ thuật, nghề nghiệp
Nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng lớn, Việt Nam cần cải thiện các chương trình đào tạo hiện có và bổ sung các chương trình mới nhờ những nỗ lực hợp tác của nhà nước và tư nhân.
Thứ nhất, chính phủ nên hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo cho các doanh nghiệp hoạt động trong năm lĩnh vực đã xác định ở trên là dập, đúc, rèn, hàn, và chế tạo khuôn dập và khuôn đúc, khi doanh nghiệp tiến hành đào tạo quản đốc, nhân viên hay công nhân, không phân biệt việc đào tạo diễn ra trong hay ngoài công ty, và kể cả gửi ra nước ngoài. Các hoạt động đào tạo có thể bao gồm (i) các lớp được tổ chức tại doanh nghiệp; (ii) đào tạo tại chỗ; (iii) các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn do các tổ chức tư nhân, nhà nước, hay nước ngoài thực hiện; (iv) cử công nhân đến các nơi khác, trong nước hay nước ngoài, đểđào tạo; và (v) tổ chức các cuộc thi tay nghề như Olympic kỹ năng, Olympic quản lý chất lượng để công nhân kỹ thuật trong cùng ngành nghềở các vùng và quốc gia khác nhau gặp gỡ và thi đấu tay nghề. Ngoài ra, cần quảng bá và khai thác hiệu quả hơn các chương trình đào tạo do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện, nhưđề cập trong Bảng 4-1 dưới đây.
Bảng 4-1 Các chương trình đào tạo kỹ thuật do nước ngoài tài trợ tại Việt Nam Chương trình Địa điểm Nhà tài trợ Hoạt động chính
Hiệp hội cung cấp học bổng đào
tạo kỹ thuật hải ngoại (AOTS) Theo nhu cầu Nhật Bản
Hỗ trợđào tạo kỹ thuật ở Việt nam và Nhật Bản
JODC Theo nhu cầu Nhật Bản Dịch vụ chuyên gia tư vấn Trung tâm Hợp tác Việt
Nam-Nhật Bản (VJCC)
Hà Nội và TP
HCM Nhật Bản
Đào tạo, mở các khóa học về
kinh doanh, tư vấn kinh doanh theo yêu cầu cụ thể
Chương trình trao đổi chuyên
gia JETRO – JEXSA Theo nhu cầu Nhật Bản
Dịch vụ chuyên gia tư vấn Chương trình JETRO - J-Front Theo nhu cầu Nhật Bản Dịch vụ chuyên gia tư vấn Chương trình Kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam của JETRO Hà Nội, TP HCM Nhật Bản Các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tìm kiếm đối tác
Dự án JBIC hỗ trợ tài chính cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Toàn quốc Nhật Bản
Các khoản vay theo hai bước thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tài chính
Dự án JBIC&JICA về hỗ trợ phát triển giáo dục công nghệ thông tin và viễn thông cho Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Hà Nội Nhật Bản
JBIC cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và JICA hỗ trợ nguồn nhân lực về công nghệ thông tin
Chương trình của JICA về trao
đổi “hạt nhân xanh” (grass-roots) giữa các nước
Hà Nội Nhật Bản
Hỗ trợ nguồn nhân lực về môi trường
Dự án về nguồn nhân lực của
JICA TP HCM Nhật Bản
Nâng cao năng lực của giáo viên và cán bộ hành chính các trường đại học
Trung tâm Nguồn nhân lực Việt
Nam của JICA Hà Nội Nhật Bản
Các khóa đào tạo về kinh doanh, về tiếng Nhật và các dự án trao đổi
Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (MPI TAC) Hà Nội Nhật Bản
Cơ sở dữ liệu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chuyên gia của tổ chức JICA Theo nhu cầu Nhật Bản Dịch vụ chuyên gia tư vấn Trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt
Nam - Singapore
Bình Dương,
Hà Nội Singapore
Đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề
GTZ Việt Nam Theo nhu cầu Đức Dịch vụ tư vấn, đào tạo giáo viên cho các trường dậy nghề
Thứ hai, đội ngũ giảng viên, giáo trình và trang thiết bị học tập tại các trường đào tạo nghề, cao
đẳng và đại học phải được nâng cấp cả về chất lượng và số lượng để có thể cung cấp các chương trình giáo dục, đào tạo kỹ thuật mang tính thực tiễn và cập nhật. Cần khuyến khích các
chương trình đào tạo liên kết có sự tham gia của cả doanh nghiệp FDI và nhà cung cấp nội địa14. Trong các chương trình như vậy, phương pháp và tài liệu giảng dạy phải được xây dựng và sửa
đổi với những tư vấn của các doanh nghiệp tuyển dụng sau này. Có nhiều nhà sản xuất FDI tỏ ý muốn tham gia các chương trình đào tạo liên kết kiểu này, thậm chí sẽ sẵn sàng gửi các kỹ sư
giàu kinh nghiệm của họđến giảng dạy hoặc cho phép sử dụng máy móc thiết bị của họđể phục vụđào tạo, một khi chính phủ thực sự cố gắng thúc đẩy các chương trình đào tạo kiểu này. Chính phủ nên thiết lập khuôn khổ thực thi các chương trình này, và tìm kiếm sự hợp tác quốc tế nếu cần thiết. Chính phủ cũng cần hỗ trợ chính thức cho hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên đểđạt chuẩn quốc tế.
Thứ ba, chính phủ nên xây dựng hệ thống chứng chỉ quốc gia vềMeister công nghiệp (là những kỹ sư lành nghề hay công nhân đa kỹ năng có khả năng đào tạo lại cho người khác). Chính phủ
nên lập một cơ quan cấp chứng chỉ kỹ thuật với những tiêu chí yêu cầu rõ ràng cho từng kỹ năng nghề cụ thể. Nên tổ chức các kỳ thi trên toàn quốc và những người vượt qua được kỳ thi đó sẽ được cấp chứng chỉ Meister công nghiệp. Hệ thống này sẽ mở rộng đội ngũ công nhân lành nghề
và khuyến khích kỹ sư giỏi luôn phấn đấu và để được xã hội coi trọng. Chính phủ cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chế tạo liên kết chính sách nhân sự của mình với chứng chỉ Meister công nghiệp. Những người có chứng chỉ nên được cất nhắc và hưởng lương cao hơn
để họ gánh vác trách nhiệm đào tạo đội ngũ công nhân trẻ15.
4-6. Marketing FDI chiến lược
Cần thực hiện marketing FDI chiến lược dựa trên nên tảng lý thuyết và được chính phủ Việt Nam cam kết hậu thuẫn mạnh mẽđể thu hút nhiều hơn đầu tư của các nhà cung cấp linh phụ kiện FDI vào các ngành mục tiêu. Hoạt động marketing như vậy yêu cầu các bước sau.
Thứ nhất, thu hẹp phạm vi các ngành mục tiêu.Để triển khai marketing FDI chiến lược, Việt Nam phải biết được mình muốn thu hút nhà cung cấp FDI nào nhất. Công nghiệp hỗ trợ nói chung thì còn quá rộng để có thể tập trung hiệu quả. Đối với công nghiệp xe máy, năm quy trình cơ bản là
dập, đúc, rèn, hàn, và chế tạo khuôn mẫu, nhưđề xuất ở trên, cần được tập trung ưu tiên phát triển trong thời gian tới.
Thứ hai, triển khai mạnh mẽ các hoạt động marketing. Ba biện pháp cơ bản để xúc tiến đầu tư là: (i) tổ chức hội nghị, hội thảo ở nước ngoài do chính quyền trung ương, chính quyền địa phương hay các khu công nghiệp tiến hành, (ii) mời các nhà đầu tư tới Việt Nam khảo sát, và (iii) lập các văn phòng xúc tiến đầu tưở các thành phố nước ngoài có nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Mặc dầu