cũng thiết lập văn phòng xúc tiến mà không cần nhân viên làm việc thường xuyên đặt tại Viện Nghiên Cứu Việt Nam tại Tôkyô.
FDI và các nhà cung cấp nội địa. Mặc dù nhiều nhà lắp ráp FDI rất muốn tìm các nhà cung cấp nội địa đạt chất lượng nhưng họ không biết phải tìm ởđâu. Để tìm kiếm đối tác trong nước, nhiều nhà lắp ráp FDI sử dụng các danh bạđiện thoại hoặc các quan hệ cá nhân của nhân viên. Tuy nhiên, quá trình tìm kiếm này không hiệu quả và mất nhiều thời gian. Một cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp hỗ trợ có thể giảm rất nhiều chi phí tìm nhà cung cấp tiềm năng.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong nước và quốc tếđã chỉ ra rằng nhiều cơ sở dữ liệu như vậy không
được các nhóm đối tượng mà cơ sở dữ liệu hướng tới sử dụng do thiết kế nội dung không hợp lý và không được duy trì, cập nhật đều đặn. Nhằm tránh tình trạng trên, cần chuẩn bị kỹ càng một cách có hệ thống trước khi đưa cơ sở dữ liệu ra hoạt động.
Để có hiệu quả, cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ phải hiểu và đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của các nhà lắp ráp FDI. Ngoài các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ
liên lạc và các sản phẩm chính, thì các nhà sản xuất FDI trước khi quyết định liên lạc với nhà cung cấp thường muốn biết thêm về (i) thái độ của tổng giám đốc, (ii) chất lượng, (iii) chi phí, (iv) khả năng giao hàng đúng hạn, và (v) quy mô sản xuất. Cơ sở dữ liệu phải cung cấp được các thông tin kể trên thì mới có hiệu quả17.
Duy trì hoạt động hiệu quả của một cơ sở dữ liệu thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc thiết kế ra chúng. Vấn đề thông thường là SME không tham gia tích cực vào cơ sở dữ liệu được lập ra với mục đích trợ giúp chính họ. Cơ sở dữ liệu trở nên mất tác dụng nếu các công ty tham gia không cung cấp hay cập nhật thông tin về họ. Để thu hút sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu phải luôn kèm theo các dịch vụ mà SME mong muốn như là các dịch vụ tìm kiếm khách hàng mới, đào tạo công nhân, hoặc tư vấn kinh doanh18. Đối với các nhà hoạch định chính sách, liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp có thể là một nguồn thông tin quan trọng để
nắm được các ý kiến phản hồi của giới doanh nghiệp và đáp ứng nguyện vọng của họ.
4-8. Chất lượng, an toàn và tiêu chuẩn môi trường
Để xây dựng được công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh quốc tế, Việt Nam phải có các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn trên thế giới. Những tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có thểđược thêm vào nếu có lý do phù hợp nhưng phải tương thích với các tiêu chuẩn toàn cầu. Các tiêu chuẩn không có sự tương thích quốc tế sẽ làm ảnh hưởng
đến xuất nhập khẩu cũng như khả năng xây dựng hệ thống thu mua linh kiện tối ưu. Chúng cũng làm tăng chi phí vì các nhà sản xuất phải thiết kế, sản xuất xe máy và linh kiện đặc thù cho Việt
17 Nhằm mục đích này, các nội dung hữu ích trong cơ sở dữ liệu bao gồm: (i) phần tự giới thiệu nói về chính sách của công ty, các kỹ năng đặc biệt, kinh nghiệm thực hiện chính sách giao hàng đúng hẹn (JIT), v.v.; (ii) cơ sở vật của công ty, các kỹ năng đặc biệt, kinh nghiệm thực hiện chính sách giao hàng đúng hẹn (JIT), v.v.; (ii) cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất bao gồm tên và đời thiết bị, tên nhà sản xuất; (iii) độ chính xác của sản phẩm chế tạo tính theo milli- hay micro-met; (iv) các chứng chỉ chất lượng như ISO; (v) danh sách khách hàng; (vi) doanh số
bán hàng năm; (vii) vốn; và (viii) số lao động. Xem chi tiết tại Junichi Mori, “Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ,” trong VDF, Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam , tập 1, 2007.
18 Đầu năm 2007, Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật SME (TAC) của Bộ KHĐT đã tổ chức một chương trình thí điểm mời ông Tatsuya Hoshino, chuyên gia Nhật Bản, đến giảng về 5S và QCD cho 8 SME trong nước và dẫn họđến một