Tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam khá nghiêm trọng và đang trở thành một vấn đề xã hội nóng hổi. An toàn giao thông hiện được coi là một trong những vấn đề cấp bách nhất của chính phủ.
Chính sách mở cửa của Việt Nam đã tạo cơ hội cho kinh tế phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Nhu cầu về giao thông, vận tải đã tăng đáng kể từ những năm 1990. Đồng thời, hệ thống đường sá của Việt Nam, gồm quốc lộ, tỉnh lộ, và đường nông thôn cũng đang được xây mới hoặc cải tạo bằng vốn trong nước và vốn vay từ các tổ chức nước ngoài. Trong thập kỷ
vừa qua, thu nhập tăng và cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện đã góp phần làm tăng đột biến số lượng xe cơ giới, đặc biệt là xe máy. Khi lưu lượng giao thông tăng, tai nạn giao thông cũng tăng theo. Va chạm giao thông và nút cổ chai ở khu vực đô thị đã trở nên rõ ràng, tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn, trước kia vốn rất ít, giờ cũng bắt đầu tăng mạnh. Mặt khác, trình độ
hiểu biết và thái độ tuân thủ những yêu cầu về an toàn giao thông trong cộng đồng vẫn còn thấp. Các cơ quan chức năng phần nhiều cũng chưa nhận thức được vai trò chủđạo của mình trong việc củng cố an toàn, trật tự giao thông.
Xét theo loại hình giao thông, hầu hết tai nạn giao thông xảy ra trên đường bộ (96-97%), và hầu hết số tử vong (94-97%) và thương tích (98-99%) cũng liên quan đến giao thông đường bộ. Trong giai đoạn 1996-2005, giao thông đường bộ chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các vụ tai nạn giao thông, tử vong và thương tích27. Rõ ràng giao thông đường bộđang là vấn đề chủ yếu trong tai nạn giao thông tại Việt Nam.
Bảng 6-1 cho thấy số vụ tai nạn giao thông đường bộ, số tử vong và thương tích thống kê được. Theo số liệu này, tai nạn giao thông đường bộ tăng từ 6.110 vụ năm 1990 lên 27.993 vụ năm 2002, gấp 4,6 lần so với mức tăng trung bình hàng năm là 13,5%. Đỉnh điểm là năm 2002, số tử
vong lên đến 13.186 người và thương tích là 30.999 người. Tuy nhiên, số liệu báo cáo về tai nạn và thương tích giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 2003, mặc dù số tử vong vẫn ở mức cao và dao động trong khoảng 12.000 người mỗi năm, tức là trong mấy năm gần đây, cứ 10.000 người dân có 1,5 người tử vong vì tai nạn giao thông.
Có thể có sai số hệ thống trong số liệu báo cáo về tai nạn giao thông đường bộ vì con số trung bình 0,87 người tử vong trong một vụ tai nạn (số liệu năm 2006) là quá cao so với các nước lân cận. Tỉ lệ tương ứng ở Thái Lan là 0,20 và ở Malaysia là 0,02. Số tử vong gần như không đổi từ
năm 2002 đến 2006, trong khi số vụ tai nạn và thương tích lại giảm đáng kể trong cùng một thời
27 Năm 2005, tổng số vụ tai nạn giao thông được báo cáo là 14.711 vụ, trong đó tai nạn giao thông đường bộ là 14.141 vụ, chiếm 96,1%. Cũng trong năm này, con số tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là 11.184 người, 14.141 vụ, chiếm 96,1%. Cũng trong năm này, con số tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là 11.184 người, chiếm 97,0% trong tổng số tử vong do tai nạn giao thông, và con số thương tích là 11.760 người, chiếm 97,9% .
kỳ cũng cho thấy sự bất hợp lý của con số thông kê. Nguyên nhân có thể vì số vụ tai nạn và thương vong đã không được báo cáo đầy đủ, chứ không phải vì con số tử vong không đáng tin cậy.
Bảng 6-1. Tai nạn giao thông đường bộ (1990-2006)
Năm Số vụ tai nạn Số tử vong Số thương tích
1990 6.110 2.268 4.956 1991 7.382 2.602 7.114 1992 9.470 3.077 10.048 1993 11.582 4.140 11.854 1994 13.760 4.897 14.174 1995 15.999 5.728 17.167 1996 19.638 5.932 21.718 1997 19.998 6.152 22.071 1998 20.753 6.394 22.989 1999 21.538 7.095 24.179 2000 23.327 7.924 25.693 2001 25.831 10.866 29.449 2002 27.993 13.186 30.999 2003 20.774 11.864 20.704 2004 17.663 12.230 15.417 2005 14.711 11.534 12.013 2006 14.727 12.757 11.288
Nguồn: Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia.
Theo kết quả phân tích số liệu mẫu của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia tiến hành năm 2001, gần một nửa (48,9%) số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên các tuyến quốc lộ nơi mà lưu lượng giao thông và tốc độ xe chạy đều cao, tiếp đến là trên các tuyến tỉnh lộ (26,2%), đường đô thị (17,1%), và huyện lộ hoặc xã lộ (7,8%). Xét theo phương tiện giao thông, 71,4% tai nạn giao thông đường bộ là do người điều khiển xe máy gây ra, 22,5% do người điều khiển ô tô gây ra và 6,1% do những người tham gia giao thông khác gây ra28.
Số vụ tai nạn giao thông đường bộ có liên quan đến số lượng xe cơ giới trên đường, gồm xe máy và ô tô, cả hai loại phương tiện này đều tăng mạnh trong vài năm trở lại đây (Chương 1). Tuy nhiên, quan hệ giữa số vụ tai nạn và lượng xe cơ giới không đơn giản hay tuyến tính. Hình 6-1 cho thấy số tử vong trên 10.000 xe cơ giới hàng năm giảm dần nhưng vẫn ở mức trầm trọng, năm 2006 là 6,5 người. Số vụ tai nạn và thương tích tính trên 10.000 xe cơ giới giảm mạnh, nhưng xu hướng này phải được xem xét cẩn thận do có vấn đề về số liệu nhưđã lưu ý ở trên.