Một trong số các chương trình liên kết đào tạo thành công nhất là Trung tâm phát triển kỹ năng Penang (PSDC) tại Malaysia Để biết chi tiết và tìm bài học cho Việt Nam, xem Junichi Mori, “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho quá

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XE MÁY docx (Trang 45 - 46)

tại Malaysia. Để biết chi tiết và tìm bài học cho Việt Nam, xem Junichi Mori, “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam: Tăng cường tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo liên kết”; Luận văn Thạc sỹ, Trường Fletcher, Đại học Tufts, 2005.

15 Ở Nhật Bản, hệ thống chứng chỉ Chuyên gia công nghiệp được phát triển và phối hợp rất tốt giữa các cấp quốc gia, tỉnh và doanh nghiệp. Ví dụ, một công ty điện tử lớn có hệ thống meister nội bộ cho nghềđánh bóng thấu kính, gia, tỉnh và doanh nghiệp. Ví dụ, một công ty điện tử lớn có hệ thống meister nội bộ cho nghềđánh bóng thấu kính, sơn và lắp ráp điện. Các ứng viên được xếp theo ba cấp A, B, và C. Các kỹ sư hạng A được gửi đến văn phòng cấp chứng chỉ Meister của chính quyền trung ương hoặc địa phương để thi lấy chứng chỉ chính thức. Nếu các kỹ

Việt Nam đã thực hiện tất cả các hoạt động này, nhưng chất lượng và lượng thông tin cung cấp vẫn chưa đủ so với những gì mà Thái Lan hoặc Malaysia đã làm được. Sử dụng các kênh này, Việt Nam phải năng động tiếp cận các khách hàng, nhà đầu tư cụ thể thay vì thực hiện maketing

đại trà, thụđộng. Để tiết kiệm chi phí duy trì các văn phòng xúc tiến đầu tưở nước ngoài, cần lựa chọn cẩn thận các thành phố mục tiêu. Các chính quyền địa phương có thể tận dụng dịch vụ xúc tiến của các tổ chức công hoặc các NPO16. Cũng cần lưu ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng không chỉ muốn nghe nói về những lợi thế khi đầu tư vào Việt Nam mà còn muốn tìm hiểu thông tin cụ thể vềđịa phương cũng như những khó khăn có thể có khi đầu tư vào Việt Nam.

Thứ ba, cần phải xây dựng các khu công nghiệp và nhà máy cho thuê nhằm thu hút các nhà đầu đặc biệt. Hầu hết các nhà cung cấp FDI là SME tại đất nước họ nên có ít kinh nghiệm hoạt

động kinh doanh quốc tế. So với các công ty đa quốc gia có tên tuổi, các doanh nghiệp này rất sợ

rủi ro bởi vì bất kỳ sai lầm nào trong đầu tư nước ngoài cũng sẽ khiến hoạt động kinh doanh của họ bị phá sản hoàn toàn. Họ cũng rất quan ngại về sự bất ổn trong chính sách và thủ tục hành chính phức tạp, đặc biệt là ở Việt Nam. Rủi ro sẽ cao hơn khi SME tựđến một mình mà không đi theo và phục vụ cho một nhà lắp ráp lớn. Những SME này thường khởi nghiệp với quy mô nhỏ vì nhu cầu ở Việt Nam ban đầu tương đối nhỏ. Để tối thiểu hóa rủi ro và chi phí đầu tư, Việt Nam nên xây dựng các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và có một ban quản lý hiệu quảđể hỗ trợ về thủ tục hành chính và ngôn ngữ. Một giải pháp khác là xây dựng các nhà máy cho thuê chia thành các lô phân xưởng rộng khoảng 300-400 mét vuông với các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả. Những khu công nghiệp và nhà máy cho thuê như vậy là một công cụ

marketing tốt thể hiện sự nghiêm túc của nước chủ nhà cố gắng giảm thiểu chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Các nước châu Á khác thường xuyên phối hợp với các tổ chức của Nhật Bản tiến hành các hoạt

động marketing FDI mục tiêu. Liên kết đối tác giữa quận Ota của Tôkyô và tập đoàn Amata của Thái Lan là một ví dụđiển hình. Ủy ban Đầu tư (BOI) của Thái Lan chọn đầu tư của các nhà sản xuất khuôn đúc và khuôn dập của Nhật Bản làm mục tiêu cần thu hút để giúp họ phát triển công nghiệp ô tô. Họ chọn quận Ota làm đối tác, và đề nghị tập đoàn Amata xây dựng Khu Công nghệ

Ota, các nhà máy cho thuê chia lô ở Chon Buri gần thủđô Băng Cốc để thu hút SME của Nhật Bản. Tám nhà máy xây dựng trong giai đoạn thứ nhất đã được thuê trong năm 2006 và tập đoàn Amata đang triển khai giai đoạn hai. Ở Ấn Độ, bang Rajasthan đã phối hợp với JETRO xây Khu công nghiệp Nimurana Nhật bản trên đường cao tốc số 8 gần thủđô Delhi, và gần các nhà máy lắp ráp của Suzuki, Honda và Nissan. Khu công nghiệp sẽ có diện tích khoảng 4,5 km vuông và dự định hoàn thành năm 2008. Ở Inđônêxia, Hiệp hội Công nghiệp khuôn đúc và khuôn dập Inđônêxia (IMDIA) đã được thành lập năm 2006, là kết quả hợp tác song phương nhà nước – tư

nhân giữa Inđônêxia và Nhật Bản nhằm thúc đẩy ngành này phát triển.

4-7. Cơ sở dữ liệu cho công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ môi giới kinh doanh

Ở Việt Nam, khoảng cách thông tin đã ảnh hưởng đến giao dịch kinh doanh giữa các nhà lắp ráp

Một phần của tài liệu Tài liệu QUY HOẠCH TỔNG THỂ VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XE MÁY docx (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)