5. Kết quả nghiên cứu
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Xuất phát từ thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở nước ta hiện nay, nhóm chúng em xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ công của Chính phủ.
Thứ nhất: Tăng cường đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức:
- Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, tổ chưc Chính phủ và toàn xã hội về lợi ích của việc thực hiện Chính phủ điện tử; nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm và năng lực xây dựng Chính phủ điện tử và khai thác, sử dụng các lợi ích mà Chính phủ điện tử mang lại cho mọi cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo công nghệ thông tin ở các bộ. Đào tạo các lãnh đạo đủ năng lực tập hợp lực lượng, tổ chức thành công các dự án Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tinh- truyền thông trong các cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị về các kiên thức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông có hiệu quả cao trong các hoạt động nghiệp vụ, nghiên cứu và hợp tác.
Thứ hai: Kiện toàn tổ chức và quản lý điều hành
- Kiện toàn Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của Trung ương đảm bảo điều phối có hiệu quả các công việc giữa các Bộ, UBND phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ trong các hoạt động cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính phủ điện tử.
- Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin thuộc các đơn vị, địa phương do các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý.
Thứ ba: Huy động nguồn vốn
- Cân đối nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin. - Huy động các nguồn lực khác đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin: vốn sự nghiệp để chi cho các hoạt động công nghệ thông tin đã đầu tư và vận hành thường xuyên, ổn định; chi cho các đề tài nghiên cứu phát triển hoặc hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin; liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài phát triển công nghệ thông tin trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin, bố trí một phần vốn ODA cho việc phát triển công nghệ thông tin trong ngành …
Thứ tư: Bổ sung khung pháp lý: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thực hiện các pháp luật về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, chứ ký điện tử…
PHẦN KẾT LUẬN
Chính phủ điện tử là nấc thang mới trong việc xây dựng trong việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân trong thời đại thông tin. Vì vậy bất cứ nước nào, dù là xã hội chũ nghĩa hay nước tư bản chủ nghĩa đều phải xây dựng Chính phủ điện tử, bởi Chính phủ điện tử không những làm biến đổi bản chất mà nước đó đang theo đuổi, mà nó còn giúp nhà nước đó nâng cao vị thế của mình.
Có nhiều cách để xây dựng Chính phủ điện tử. Mỗi nước có một chiến lượt phát triển Chính phủ điện tử khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước đó. Nếu áp dụng rập khuôn sẽ rất dễ dẫn đến thất bại vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế- xã hội nước ta. Vì vậy, có xây dựng Chính phủ điện tử thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc đề ra một chiến lượt hợp lý và phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nói là ta không thể áp dụng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước đi trước, nhưng chúng ta vẫn có thể nghiên cứu chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước này, từ đó rút ra bài học thành công và không thành công của họ để rút ra kinh nghiệm. Con đường mà các nước đã đi qua trong lộ trình triển khai Chính phủ điện tử mất một khoảng thời gian khá dài, hi vọng một nước đi sau như việt Nam sẽ không mất nhiều thời gian như vậy. Muốn vậy, Việt Nam phải tự tìm ra hướng đi thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, đồng thời cung cấp dịch vụ cho người dân qua Internet nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với Chính phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo về hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam ( ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của quốc hội).
2. Kinh tế học Internet: Từ thương mại điện tử đến Chính phủ điện tử- Vương liêm, NXB trẻ, 2001
3. Thương mại điện tử ( tác giả: TS BÙI VĂN DANH)- ĐH công nghiệp 4. Luận văn tốt nghiệp “ Phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam”- Nguyễn Thu Thủy.