Áp dụng SXS Hở khách sạn Inter Continental Sydney

Một phần của tài liệu Tài liệu Taì liệu: Sản xuất sạch hơn pdf (Trang 49 - 52)

d. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

3.3.1. Áp dụng SXS Hở khách sạn Inter Continental Sydney

3.3.1.1. Vài nét về Khách sạn

Inter Continental Sydney là 1 trong những khách sạn thành viên thuộc tập đoàn khách sạn Inter Continental. Đây là 1 khách sạn 5 sao với 498 phòng khách và 500 nhân viên, 4 nhà hàng, các tiện nghi phục vụ các buổi tiệc lớn và dịch vụ phòng phục vụ 24 trên 24. Việc chuẩn bị các bữa ăn, giặt ủi và chùi rửa là những hoạt động diễn ra thường xuyên hàng ngày.

Khách sạn đi vào hoạt động vào năm 1985. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Ban quản lý khách sạn đã cân nhắc về các vấn đề môi trường. Đầu năm 1991, khách sạn đã chính thức hoá một chính sách về môi trường. Một nhóm nhân viên đại diện đã được bầu ra để xúc tiến các hành động về môi trường cho tất cả các khách sạn thành viên. Các hoạt động của nhóm thành

viên này đã cho ra đời 1 sổ tay hướng dẫn về các bước tiến hành liên quan đến môi trường. Căn cứ theo sổ tay hướng dẫn này, khách sạn Inter Continental Sydney đã đưa ra 1 chính sách nhằm:

• Chủ động tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng,

• Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn,

• Giảm thiểu tối đa các sản phẩm bị loại thải,

• Sử dụng các sản phẩm và các vật liệu có ảnh hưởng tiêu cực ít nhất đến môi trường,

• Thực hiện các chương trình hành động đem lại các lợi ích về môi trường tại cộng

đồng đại phương,

• Tăng cường giáo dục về nhận thức môi trường ở trong lẫn ngoài khách sạn.

3.3.1.2. Tiến trình thực hiện

Ở bất kỳ khách sạn lớn nào, có những sự kiện mang tính cá nhân không quan trọng, nhưng lại góp phần làm phát sinh ra các chi phí và lãng phí không cần thiết, ví dụ như các bóng đèn và máy điều hoà không khí ở các phòng không có khách lưu trú, việc sử dụng nước và năng lượng ở phòng giặt ủi, và việc vứt bỏ rác thải có thể tái chế được. Khách sạn đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên, trong đó bao gồm:

• Quản lý chất thải,

• Bảo tồn năng lượng,

• Mua sắm sản phẩm,

• Sử dụng nước,

• Hành động liên quan đến cộng đồng,

• Giặt ủi và giặt khô.

3.3.1.3. Các ý tưởng về sản xuất sạch hơn

Một ủy ban về môi trường đã được thành lập và 1 cuộc kiểm tra về việc quản lý chất thải được tiến hành. Sau đó 1 kế hoạch hành động đã được soạn thảo dựa trên bản báo cáo kiểm tra. Bản báo cáo này đề cập đến nhiều loại rác thải bao gồm giấy loại, các tạp chí, giấy carton, thủy tinh, nhựa, hộp đựng sữa bằng nhựa, kim loại, thức ăn, nút chai, tấm ra trải giường cũ, dầu, pin, xốp, các vật dụng vệ sinh, bao bì, các loại rác khác và thậm chí có cả nến (đèn cầy).

Giấy và văn phòng phẩm là lĩnh vực quan trọng để tiết kiệm chi phí. Tất cả các văn phòng trong khách sạn đều có thùng đựng giấy loại (thường thì thùng màu vàng dùng để đựng giấy đã được dùng 1 mặt có thể tận dụng mặt còn lại, thùng màu đen đựng giấy loại bỏ). Giấy đã được sử dụng hai mặt được thu gom về tái chế bởi 1 doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó giấy có thể tái sử dụng thì lại được sử dụng trong nội bộ để photocopy những văn bản nháp, ghi chép nháp, v.v...Những mảnh giấy không còn nguyên vẹn thì được dùng để gói đồ.

Việc vận chuyển rác thải cũng tiêu tốn nhiều chi phí và được thực hiện ba lần 1 tuần. Năm 1992, khách sạn đã mua 1 máy nén giấy carton với giá 5.000 đôla. Giấy carton hiện được nén thành các kiện nữa mét khối và được buộc dây chặt để giảm thể tích. Do vậy việc thu gom rác đã đuợc giảm xuống hai lần 1 tuần thay vì 3 như trước đây tiết kiệm được cho khách sạn hơn 25.000 đôla trong 1 năm.

Một lượng rượu lớn được tiêu thụ tại khách sạn đã làm phát sinh thêm rắc rối về rác thải, hơn 6.000 nút chai cần phải được vứt bỏ hàng tháng. Những nút chai này hiện được tái chế thành các quả bóng cricket, các miếng đệm xe hơi, gạch lót sàn nhà. Khách sạn đã tặng không tất cả các nút chai cho làng hội cựu chiến binh để tái chế chúng và họ sử dụng tiền thu đuợc để mua 1 số vật dụng như xe lăn, phương tiện hỗ trợ di chuyển cho các bệnh nhân, v.v...

Khách sạn đã và đang thực hiện cam kết giảm thiểu tiêu thụ năng lượng. Chỉ tiêu giảm thải năm 1997 là 2% so với năm 1996. Khách sạn cũng đã đưa ra một số biện pháp về việc giảm thiểu sử dụng năng lượng và nước mà không ảnh hưởng đến tiện nghi của khách lưu trú và các công việc của nhân viên. Những biện pháp này bao gồm:

 Các định mức về thắp sáng: xem xét lại các thời gian hoạt động và cường độ thắp

sáng. Các loại bóng đèn gắn trên trần nhà là quá sáng, do vậy các bóng đèn 150 W được đổi thành bóng 100W. Tương tự như vậy, các khu vực dịch vụ cũng được đo đạc về cuờng độ chiếu sáng. Tháo bỏ bớt 1 bóng đèn tube ở 1 số khu vực cố định để chỉ duy trì mức ánh sáng cần thiết. Lắp đặt hệ thống tắt điện tự động mỗi khi khách khoá cửa ra khỏi phòng. Sử dụng cảm biến ánh sáng (cell-photo sensor) ở các lối đi bên ngoài khách sạn. Những thay đổi này đã tiết kiệm hàng năm 1 khoản đáng kể về sử dụng năng lượng và chi phí.

 Sử dụng máy điều hoà cũng tiêu phí năng lượng đáng kể. Nhiều biện pháp đã được

áp dụng để khắc phục vấn đề này như: xem xét lại các khâu kiểm soát và các yêu cầu làm lạnh, các kiểm soát tổng thể để điều chỉnh nhiệt trong toàn khách sạn, nhiều đơn vị được lắp bộ phận khởi động theo thời gian, và mức điều hoà nhiệt độ được giảm xuống. Tiếp sau đó, vào năm 1995, 1 hệ thống quản lý khách sạn (điều khiển bằng vi tính) được lắp đặt đã kết hợp rất tốt việc cung cấp các tiện nghi cho khách và việc giảm bớt các lãng phí. Nhờ chi phí tiết kiệm được từ hệ thống này mà lương của nhân viên đã được tăng lên và việc bảo trì bảo dưỡng dựa trên thời lượng sử dụng các thiết bị thay vì định kỳ theo kế hoạch.

 Nhiệt độ của nước nóng được phát hiện là quá cao trong toàn bộ khách sạn. Ở khu

vực giặt ủi, việc giặt các tấm ra trải giường được tiến hành ở nhiệt độ 96 độ C. 1 qui trình mới đã được áp dụng chỉ cần nhiệt độ khoảng 60 độ C nhờ sử dụng một loại bột giặt mới của P&G (super compact detergent). Do vậy đã tiết kiệm được 1 lượng năng lượng đáng kể chỉ đơn giản bằng cách hạ nhiệt độ nước nóng xuống.

 Các vòi sen ở phòng tắm của khách tiêu thụ quá nhiều nước, do vậy các thiết bị hạn

chế nước ở vòi sen đã được lắp đặt. Các thiết bị này đã giảm lượng nước tiêu thụ từ 22 xuống còn 12 lít trên 1 phút. Để đánh giá các thiết bị hạn chế nước có ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng hay không, người ta lắp thử thiết bị này trong phòng giám đốc mà không báo cho ông ta biết nhằm thử xem phản ứng của ông ta thế nào. Sau đó chúng mới được lắp đặt trong các phòng khách.

 Giặt ủi cũng sử dụng nước phung phí, bởi vậy 1 bộ phận tái sử dụng nước được thiết

kế và lắp đặt với giá 20.000 đôla nhằm phục hồi nước từ các giai đoạn xả áo quần sau cùng và sử dụng nước này cho lần giặt đầu tiên.

 Các biện pháp khác bao gồm:

• Huấn luyện cho các nhân viên quản lý nội vi,

• Thay thế các toa lét cũ 1 nút xả bằng các toa lét hai nút xả để tiết kiệm nước (dual

flush),

• Trên 50 đồng hồ đo phụ được lắp đặt trước đây để kiểm soát việc tiêu thụ nước, gas và điện được nối với hệ thống quản lý khách sạn. Hiện khách sạn đang thiết lập các định mức và chế độ báo động. Nếu vượt quá các định mức về sử dung nước điện và gas thì hệ thống báo động sẽ làm việc,

• Chính sách về mua sắm cũng được áp dụng để cải thiện việc bảo vệ môi trường. Giá

cả và chất lượng là tiêu chí hàng đầu của mua sắm, tuy nhiên các nhà cung cấp hàng hoá đã được khách sạn yêu cầu giảm bớt các bao bì không cần thiết, sử dụng các sản phẩm có dễ bị phân huỷ sinh học hoặc có thể tái sử dụng và cung cấp các sản phẩm ít gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng các loại bình xịt cố định để cung cấp dầu gội đầu và xà phòng để giảm bớt lượng rác thải bao bì của dầu gội đầu và xà phòng. Sự liên đới với cộng đồng cũng là trung tâm của các cam kết bảo vệ MT của khách sạn. Hiện khách sạn đang hợp tác với 1 cơ quan địa phương tham gia 1 chương trình trồng cây. Cây giống bản địa được chứa trong các hộp bằng xốp tận dụng do khách sạn cung cấp. Các cây giống được trồng trong nhà kính do khách sạn thiết kế, xây dựng và biếu tặng. Cây non sau đó được các nhân viên khách sạn trồng dọc theo lưu vực sông Neapan. Hơn 1.500 cây giống địa phương đã được trồng trong chương trình này.

Khách sạn cũng đã trợ giúp cho trên 50 sinh viên trong các thực tập liên quan đến môi trường. Nhiều tours tham quan đã được tổ chức cho các trường trung học và cao đẳng tham quan và học tập các chương trình về môi trường của khách sạn.

Bếp trưởng của khách sạn đã lập nên 1 vườn rau trên sân thượng của khách sạn trồng các loại rau như ngò tây, rau thơm, rau quế, thảo. Các loại rau này được trồng trong các hộp bằng xốp tận dụng ở khách sạn. Vườn rau hoàn toàn không sử dụng hoá chất và các loại rau này dùng để trang trí và thêm hương vị cho các món ăn của khách sạn. Vào mùa hè, vườn rau có thể cung cấp 40% nhu cầu về rau thơm của khách sạn.

Hiên tại, khách sạn cũng đang chăm sóc 1 vườn nuôi giun. Giun được nuôi trong các hộp bằng xốp tận dụng và cho ăn bằng các thức ăn thừa của nhà bếp. Chất thải lỏng từ giun được sử dụng để bón phân cho vườn rau.

3.3.1.4. Các lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong khách sạn Các sáng kiến về môi trường của khách sạn đã tạo ra được:

• Giảm thiểu lượng dioxit carbon thải vào khí quyển hàng năm là 1.581.749 kilôgam

do giảm được sự tiêu thụ gas và điện,

• Giảm thiểu được 24.950 mét khối nước thải hàng năm

• Tiết kiệm được 279.588 đôla

Một phần của tài liệu Tài liệu Taì liệu: Sản xuất sạch hơn pdf (Trang 49 - 52)