Bài đọc 4.1 ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM BỘT GIẶT P&G Phương pháp đánh giá vòng đời tại các công ty P&G

Một phần của tài liệu Tài liệu Taì liệu: Sản xuất sạch hơn pdf (Trang 90 - 93)

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Bài đọc 4.1 ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM BỘT GIẶT P&G Phương pháp đánh giá vòng đời tại các công ty P&G

Phương pháp đánh giá vòng đời tại các công ty P&G

Chậm nhưng chắc, các công ty của P&G đang lồng ghép sự phát triển bền vững vào trong các chiến lược kinh doanh của họ. Đối với công ty, công nghệ mới mang tính đột phá là rất quan trọng để duy trì thị phần trong một môi trường mang tính cạnh tranh cao. Hiện nay, khách hàng có thêm sự lựa chọn hơn bao giờ hết đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bột giặt dùng cho máy giặt (bột giặt máy) cũng nằm trong ý tưởng đề cập trên đây. Trong suốt 15 năm vừa qua, khách hàng ở Châu Âu đã chứng kiến các thay đổi lớn trong bột giặt máy họ sử dụng. Vào những năm đầu thập niên 90 (năm 1992), chúng ta đã mục kích sự ra đời của loại bột giặt cô đặc mới (compact detergent) thay thế cho bột giặt truyền thống (big box powder) được sử dụng trước năm 1988. Vài năm sau đó (năm 1998), P&G lại đưa ra loại bột giặt cô đặc hảo hạng mới. Sự ra đời của hai loại bột giặt này là kết quả của 1 sự đổi mới về mặt kỹ thuật. Những sản phẩm bột giặt này vừa tiết kiệm được 50% lượng bột giặt sử dụng cho mỗi lần giặt và vừa có hiệu quả giặt tốt hơn, đó là chưa tính đến các ích lợi về môi trường như tiết kiệm bao bì hơn và giảm được chất thải khi sản xuất bột giặt.

Phương pháp luận – Công ty đã làm những gì để tìm kiếm các ích lợi về môi trường

Để biểu thị 1 cách rõ ràng việc ảnh hưởng môi trường của các loại bột giặt máy thay đổi như thế nào trong vòng 15 vừa qua, công ty đã sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời để so sánh ba loại bột giặt P&G: loại bột giặt truyền thống, bột giặt cô đặc, bột giặt cô đặc hảo hạng. Hai nước được lựa chọn để đánh giá là Thụy Điển và Hà Lan.

Đánh giá vòng đời như thế nào – Phương pháp đánh giá từ khi khai thác nguyên liệu đến khi thải bỏ sản phẩm (Cradle to Grave Approach) - Công ty đã sử dụng phương pháp LCA như thế nào?

Đây là phương pháp xem xét sản phẩm ngay từ giai đoạn khai thác nguyên liệu sản xuất sản phẩm (Cradle) cho đến khi thải bỏ (Grave). Các giai đoạn xem xét được biểu thị trong sơ đồ dưới đây bao gồm việc khai thác nguyên liệu thô, vận chuyển, sản xuất, đóng gói, việc sử dụng và thải bỏ bột giặt của khách hàng. Chúng ta cũng có thể nhìn vào giai đoạn từ khi khai thác nguyên liệu để sản xuất sản phẩm cho đến cổng nhà máy sản xuất (cradle to gate) và bao gồm luôn cả giai đoạn đóng gói.

LCA cho chúng ta biết điều gì?

Chúng ta đã thấy rõ ràng là các sự cải tiến về môi trường sau khi giới thiệu loại bột giặt cô đặc vào năm 1992 và sau đó là loại bột giặc cô đặc hảo hạng vào năm 1998. Khi so sánh hai loại bột giặt này với loại bột giặt truyền thống vào năm 1988, các phát hiện như sau:

a. Xem xét công đoạn “Cradle to gate” bao gồm 4 giai đoạn: cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, vận chuyển nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm và đóng gói sản phẩm. Trong giai đoạn này

* Giảm 50% các tác động xấu đến môi trường khi so sánh bột giặt cô đặc hảo hạng và bột giặt thông thường.

* Các thành phần hoá học hiệu quả hơn trong bột giặt cô đặc hoàn hảo đồng nghĩa với việc lượng bột giặt sử dụng cho mỗi lần giặt ít hơn và giặt ở 1 nhiệt độ thấp hơn.

* Sử dụng ít năng lượng hơn (do nhiệt độ giặt thấp hơn) đồng nghĩa với việc ít phát thải CO2 hơn và ít chất thải rắn hơn.

b. Công đoạn “Cradle to Grave” bao gồm sáu giai đoạn: cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, vận chuyển nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, đóng gói, sử dụng và thải bỏ.

* Tổng năng lượng sử dụng của bột giặt cô đăc hảo hạng 1998 giảm khoảng 30% ở Hà Lan so với bột giặt truyền thống 1988. Ở Thuỵ Điển thì tổng năng lượng sử dụng giảm 20%. Ở cả hai

nước này, phần lớn năng lượng tiết kiệm được là do việc hạ nhiệt độ nước khi giặt và việc sử dụng ít bột giặt hơn cho mỗi lần giặt.

* 80% của việc tiêu thụ năng lượng gắn liền với giai đoạn sử dụng bột giặt của khách hàng khi họ đun nóng nước và vận hành máy giặt. Giai đoạn cung cấp nguyên vật liệu chỉ chiếm 15% tổng tiêu thụ năng lượng và 5% còn lại của việc tiêu thụ năng lượng được cung cấp cho việc sản xuất bột giặt, vận chuyển và thải bỏ sản phẩm.

* Khi chúng ta nhìn vào giai đoạn giữa năm 1988 và 1998, thì ở cả hai nước Thuỵ Điển và Hà Lan đều có sự suy giảm rõ ràng về lượng CO2 phát thải. Đây là kết quả của việc giảm thiểu các phát thải khi khách hàng giặt áo quần ở nhiệt độ thấp hơn (tiết kiệm điện sẽ giảm phát thải CO2 vì các nhà máy điện thường dùng than hay dầu để chạy máy phát). Ở nhà máy xử lý nước thải, cũng có 1 sự tiết kiệm điện năng sử dụng do việc khi dùng bột giặt cô đặc hảo hạng, khách hàng sử dụng 1 lượng bột giặt ít hơn (nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu giặt sạch) và do vậy vật liệu thải cần được xử lý ở nhà máy xử lý nước thải sẽ ít hơn.

* BOD ở Thuỵ Điển giảm khoảng 50% và ở Hà Lan khoảng 40%.

* Ở Thuỵ Điển lượng chất thải rắn giảm 34%, ở Hà Lan giảm khoảng 50%. Các nguồn chủ yếu của chất thải rắn trong phân tích vòng đời của sản phẩm bột giặt là tro do các nhà máy điện thải ra, bùn đặc do các nhà máy xử lý nước thải, và bao bì của bột giặt. Giữa hai nước trên đây có sự chênh lệch 13% là do ở Thuỵ Điển việc sản xuất điện bằng lò phản ứng nguyên tử tạo ra ít rác

thải hơn so với sản xuất điện bằng than ở Hà Lan.

Đánh giá các ảnh hưởng khác về tác động của môi trường của bột giặt P&G

Ngoài các khía cạnh ảnh hưởng đến môi trường của bột giặt P&G đề cập trên đây, người ta cũng đã xem xét về ảnh hưởng của sự acid hoá, độc tính của nước và sự phú dưỡng. Ngoài ra, cũng xem xét đến việc thay đổi khí hậu mà trong đó nhân tố quan trọng nhất là CO2, độc tính đối với con người và việc tạo ra sương mù quang hoá. Trong mỗi hạng mục ảnh hưởng đến

môi trường này thì bột giặt cô đặc hảo hạng 1998 tỏ ra vượt trội hơn nhiều so với bột giặt truyền thống 1988 ở cả hai quốc gia nói trên.

Bài đọc 4.2. EMS CỦA CÔNG TY LUKS XI MĂNG1. Hệ thống ISO 14000 là gì?

Một phần của tài liệu Tài liệu Taì liệu: Sản xuất sạch hơn pdf (Trang 90 - 93)