Bài đọc 2.2 Phương pháp tính tổng trọng số

Một phần của tài liệu Tài liệu Taì liệu: Sản xuất sạch hơn pdf (Trang 86 - 88)

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Bài đọc 2.2 Phương pháp tính tổng trọng số

Đây là 1 phương pháp định lượng dùng để sàng lọc và sắp xếp các giải pháp giảm thiểu chất thải. PP này cung cấp 1 phương tiện lượng hoá các tiêu chí quan trọng có tác động đến việc quản lý chất thải. PP này gồm có 3 bước:

Bước 1: Xác định các tiêu chí quan trọng về các mục tiêu và các trách nhiệm trong việc quản lý rác thải. Ví dụ:

• Giảm thiểu lượng rác thải,

• Giảm thiểu mức độ nguy hiểm của rác thải (độc hại, dễ cháy, v.v ....)

• Giảm thiểu về chi phí xử lý và thải bỏ rác thải,

• Giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu,

• Giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và phí bảo hiểm,

• Việc thực hiện dễ dàng, v.v...

Trọng số thường được cho từ 0 đến 10 được xác định cho mỗi tiêu chí dựa theo tầm quan trọng của chúng. Ví dụ: nếu việc giảm thiểu về chi phí xử lý và thải bỏ rác thải là rất quan trọng trong khi việc giảm thiểu trách nhiệm pháp lý ít quan trọng thì việc giảm thiểu về chi phí xử lý và thải bỏ rác thải sẽ được cho điểm 10 và tiêu chí giảm thiểu trách nhiệm pháp lý sẽ được cho 1 hay 2 điểm. Các tiêu chí không quan trọng thì cho điểm 0.

Bước 2: Mỗi giải pháp sau đó được ước tính theo mỗi tiêu chí. Tương tự như trên, ta sử dụng điểm từ 0 đến 10.

Bước 3: Nhân các ước tính của mỗi giải pháp theo các tiêu chí với trọng số của mỗi tiêu chí.

Các giải pháp có ước tính tổng cộng cao nhất được lựa chọn để tiếp tục xem xét tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật. Xem VD dưới đây:

Công ty A đã xác định rằng việc giảm thiểu lượng nước thải ô nhiễm là tiêu chí quan trọng nhất với trọng số đựoc cho là điểm 10. Các tiêu chí quan trọng khác, dễ thực hiện (8), giảm thiểu trách nhiệm pháp lý (5), giảm chi phí xử lý 3). Có ba giải pháp được đưa ra:

X: xử lý bằng phương pháp vi sinh (hiệu quả xử lý 80%, chi phí cao, khó thực hiện) Y: xử lý bằng phương pháp hoá học (hiệu quả xử lý khoảng 60%, chi phí cao, tương đối khó thực hiện)

Z: xử lý bằng phương pháp cơ học (hiệu quả xử lý khoảng 20%, chi phi trung bình, dễ thực hiện)

Các tiêu chí Trọng số Các giải pháp

X Y Z

1. Giảm lượng nước thải ô nhiễm 10 9 (90) 7 (70) 3 (30) 2. Dễ thực hiện 8 1 (8) 4 (32) 7 (56) 3. Giảm trách nhiệm pháp lý 5 8 (40) 6 (30) 2 (10) 4. Giảm chi phí xử lý 3 3 (9) 4 (12) 5 (15) Tổng 147 144 111

Từ kết quả trên, 2 giải pháp X và Y sẽ đựơc lựa chọn cho các đánh giá tiếp theo vì chúng có tổng không chênh lệch nhau nhiều.

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG TRỌNG SỐ

Một cơ sở sản xuất đồ nhựa (can, xô, chậu,...) thường gây ô nhiễm không khí và thải nhiều nhựa dẻo có sơ đồ dòng quá trình như sau:

Nhựa nguyên liệu

Nhiệt Khí thải Phụ gia (vd: màu)

Nhiệt Khí thải

Dầu bôi khuôn Dầu rơi vải

Nước Nước thải

Sản phẩm

Cơ sở sản xuất tiến hành đánh giá SXSH. Có 4 cơ hội được đề xuất gồm: A. Thu hồi và tái sử dụng nhựa rẻo trộn vào làm nguyên liệu đầu, B. Thay khuôn mới để giảm độ dày sản phẩm (tiết kiệm nhựa), C. Cải tiến máy đùn ép nhựa để ít tốn nhiên liệu, ít tạo khói, khí thải, D. Lắp đặt hệ thống bơm hút để đẩy khí thải ra ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tiêu chí để lựa chọn theo thứ tự trong số gồm: 1. Giảm khí thải gây ô nhiễm 10 2. Giảm nhựa rẻo thải bỏ 8 3. Ít vốn đầu tư 6 4. Dễ thực hiện 5 5. Tăng thêm lợi nhuận trước mắt 3

Hãy sử dụng phương pháp lấy tổng có trọng số lựa chọn 2 cơ hội đề xuất trong số 4 cơ hội trên để thực hiện. Mỗi nhóm tự thảo luận và đề xuất cho từng cơ hội theo từng tiêu chí. Ghi kết quả lên bảng và thảo luận giữa các nhóm.

Ghi chú: Ghi tên các thành viên trong nhóm vào danh sách:

1. 4. 2. 5. 3. 6. Nấu chảy Đùn ép Định khuôn Làm nguội Cắt gọt Nhựa rẻo

Một phần của tài liệu Tài liệu Taì liệu: Sản xuất sạch hơn pdf (Trang 86 - 88)