Vai trò, chức năng sinh hóa và sự nhiễm độc thủy ngân

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt (Trang 35 - 37)

1.4.4.1. Sơ lược về thủy ngân

Thủy ngân có kí hiệu hóa học là Hg (tên latinh là hydragyrum) số thứ tự 80 chu kỳ 6 nhóm IIB trong hệ thống tuần hoàn có số oxi hóa +1, +2. Khối lượng nguyên tử là 200,59 đvC. Thế ion hóa 10,43 eV cao nhất trong các nguyên tố nhóm d, nhiệt độ nóng chảy -38,830C, nhiệt độ sôi 356,730C, khối lượng riêng 13,55 g/cm3, độ âm điện 2,0. Ở nhiệt độ thường, thủy ngân là chất lỏng.

Thủy ngân là kim loại màu trắng xám.. Các hợp chất của thủy ngân kém bền so với hợp chất các nguyên tố cùng nhóm, nhưng phức chất của

thủy ngân với các phối tử NH3, CN-, X- lại bền hơn. Các dẫn xuất của thủy ngân đều rất độc. thủy ngân dễ tạo hợp kim, các hợp kim của thủy ngân gọi là hỗn hống, phần lớn hỗn hống ở thể lỏng hoặc nhão.

1.4.4.2. Ứng dụng của thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân

- Thủy ngân kim loại dùng làm điện cực trong máy đo cực phổ, làm nhiệt kế thủy ngân…

- HgO dùng để điều chế các hợp chất khác của thủy ngân, chế sơn vỏ tàu biển, thuốc mỡ và pin thủy ngân. Pin thủy ngân gồm có cực âm làm bằng hỗn hống kẽm, cực dương là bột nhão của HgO trộn với than và chất điện li là bột nhão của ZnO trộn với KOH. Trong pin xảy ra phản ứng:

Zn + HgO = ZnO + Hg

Pin được làm ở dạng cúc dùng cho máy nghe, đồng hồ đeo tay

- Những phức chất của Hg (II) dùng trong hóa phân tích như K2[HgI4] và (NH4)2[Hg(SCN)4]

- Hg2Cl2 dùng làm điện cực calomen là một điện cực so sánh phổ biến

1.4.4.3. Độc tính của Thủy ngân

Nhiễm độc cấp tính: Khi tiếp xúc với Hg ở nhiệt độ cao, không gian kín gây ho, khó thở, tim đập nhanh, nếu liều lượng Hg tăng dần thì nhiệt độ cơ thể tăng, choáng váng, nôn mửa, hôn mê, tức ngực, một số người da tím tái, rét. Quá trình khó thở có thể kéo dài đến vài tuần.

Ngộ độc cấp tính do ăn uống phải một lượng lớn Hg. Ngộ độc cấp tính có thể là bị ngất, hôn mê. Ví dụ: Năm 1952, một ngôi làng ở Irăc có 1450 người chết do ăn phải lúa mì giống do Liên hợp quốc viện trợ, do lúa mì giống được phun tẩm CH3Hg+ để chống nấm.

Nhiễm độc mãn tính: Khi tiếp xúc với Hg trong một thời gian dài. Nhiễm độc ở hệ thần kinh, thận, chủ yếu do Hg hữu cơ và một số Hg vô cơ. Triệu trứng sớm nhất của nhiễm độc Hg là lơ đãng, da xanh tái, ăn khó tiêu,

hay đau đầu, có thể kèm theo viêm lợi, chảy nước bọt, sau đó răng rụng, mòn, thủng, và có vết đen ở răng, gây tổ thương da.

Triệu trứng điển hình của nhiễm độc mãn tính Hg biểu hiện ở thần kinh: liệt, run, liệt mí mắt, môi, lưỡi, cánh tay, bàn chân... Người nhiễm độc khó có khả năng điều khiển vận động, cách diễn đạt thay đổi, nói khó, bắt đầu câu nói khó khăn, nói lắp. Đối với trẻ em khi bịnhiễm độc Hg thì thần kinh phân lập, thiểu năng trí tuệ.

Metyl thủy ngân (CH3)Hg+: ảnh hưởng chính đến hệ thần kinh trung ương, ngoài ra nó còn gây ra các rối loạn về tiêu hoá và ítảnh hưởng tới thận. Trong môi trường nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt (Trang 35 - 37)