Mối liên hệ giữa kim loại nặng trong nước tưới và trong rau

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt (Trang 69)

- Pha chế dung dịch Mg(NO3)2 10%

3.5.Mối liên hệ giữa kim loại nặng trong nước tưới và trong rau

Chì, cadimi: kết quả phân tích trong nước tưới rau có hàm lượng các kim loại chì, cadimi và trong rau cũng có hàm lượng chì, cadimi. Tuy kết quả phân tích nước tưới rau theo phương pháp ICP – MS cho thấy hàm lượng cadimi có cao hơn giới hạn an toàn nhưng hàm lượng cadimi trong rau còn thấp hơn so với giới hạn an toàn.

Asen: trong nước tưới rau có một lượng asen tuy nhiên hàm lượng rất thấp, thấp hơn nhiều so với TCVN 6773 – 2000 (Bộ KH và CNMT, 2002 ) nên không ảnh hưởng đến rau vì vậy kết quả phân tích các mẫu rau không phát hiện được hàm lượng asen trong rau.

Thuỷ ngân: cả trong nước tưới rau và trong các mẫu rau đều không phát hiện hàm lượng thủy ngân.

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng tôi đã hoàn thành các nội dung sau:

1. Đã lấy các mẫu rau, nước tưới rau ở một số vùng trồng rau thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng.

2. Đánh giá mối liên hệ giữa hàm lượng kim loại trong nước tưới rau và trong rau.

3. Bằng việc lựa chọn các phương pháp cực phổ, phổ hấp thụ nguyên tử, quang phổ plasma ghép nối khối phổ nghiên cứu xác định hàm lượng các kim loại nặng Pb, Cd, As, Hg trong rau xanh ở vùng trồng rau Đà Lạt, chúng tôi nhận thấy các kết quả phân tích được đều nhỏ hơn nhiều so với giới hạn tối đa ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm theo qui định của Bộ Y tế, như vậy các mẫu rau đã lấy tại một số khu vực ở vùng trồng rau thành phố Đà Lạt là an toàn với các kim loại trên. Mặc dù các mẫu rau được lấy ở các ruộng rau nhỏ lẻ không được trồng trong nhà kín nhưng vẫn an toàn với các kim loại trên, như vậy cho thấy rau Đà Lạt là an toàn, người trồng rau có thể an tâm sản xuất và người tiêu dùng cũng an tâm sử dụng.

Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này do hạn chế về thời gian, điều kiện và kinh nghiệm nghiên cứu chúng tôi chỉ mới dừng lại ở việc xác định các nguyên tố kim loại nặng độc trong rau và trong nước tưới rau tại một số khu vực trồng rau Đà Lạt, đánh giá mối liên hệ hàm lượng kim loại nặng giữa rau và nước tưới rau. Chúng tôi mong muốn sẽ có những đề tài khác trong tương lai tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn vấn đề mối liên hệ giữa hàm lượng kim loại nặng trong rau với hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước và phân bón.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Mai Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh, Một số đặc điểm phân bố arsen trong tự nhiên và vấn đề ô nhiễm arsen trong môi trường ở Việt Nam, Hiện trạng ô nhiễm Asen ở Việt nam, Trung tâm thông tin lưu trữ địa chất, trang 5-20.

2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Dương Thị Bích Huệ, hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong rau xanh ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí phát triển KH&CN, tập 10, số 01 – 2007

3. Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2002), Tuyển tập 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT

ngày 25/06/2002 của Bộ Trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà

Nội năm 2002.

5. Bộ y tế, qui định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực

phẩm (Ban hành kèm Quyết định số 46 /2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

6. Nguyễn Xuân Chiến (2007), Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định vết các nguyên tố đất hiếm trong một số đối tượng bằng ICP-MS, Báo cáo Đề tài Khoa học Công nghệ cấp bộ năm 2005-2006.

7. Cục địa chất và khoáng sản, Bộ công nghiệp (1994), Phương pháp

quang phổ plasma ICP-AES tách và xác định riêng biệt các nguyên tố đất hiếm trong mẫu địa hóa, TCN.01-0 PTHL/94.

8. Nguyễn Tinh Dung, Hoá học phân tích, NXB Khoa học – Kỹ thuật. 9. Phan Thị Thu Hằng (2008), luận án tiến sĩ nông nghiệp, nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích lũy của chúng trong đất, nước rau ở Thái Nguyên, đại học Thái Nguyên

10. Nguyễn Thị Hân (2010), Xác định hàm lượng cadimi và chì trong một số loài rau xanh tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (F- AAS), Luận văn thạc sĩ ,Đại học Thái Nguyên.

11. Nguyễn Thị Vinh Hoa (2010), Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong động vật nhuyễn thể ở khu vực Hồ Tây, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Lê Văn Khoa (2000), Phương pháp phân tích đất – nước – phân bón – cây trồng, NXB Giáo dục.

13. Cao Thị Làn, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ về rau Đà Lạt, đại học Đà Lạt, 2011

14. Phạm Luận (2003), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Phạm Luận (2003), Những vấn đề cơ sở của các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích, ĐHKHTN – ĐHQGHN.

16. Phạm Luận (2001/2004), Giáo trình cơ sở của các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích- Phần 1,2, Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Hoàng Nhâm (2000), Hóa vô cơ tập 2, tập 3, NXB Giáo Dục.

18. Hoàng Thu Phương (2011), nghiên cứu xác định hàm lượng Cd, Cu,

Pb, Zn trong các mô ở ngao dầu ở vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng,Luận văn thạc sỹ hóa học, Trường Đại học Vinh.

19. Hồ Viết Quý (1998), Các phương pháp phân tích hiện đại - ứng dụng trong hóa học, NXB Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trịnh Thị Thanh (2003), Độc học môi trường và sức khỏe con người, NXB đại học quốc gia Hà Nội

21. Lê Thị Hồng Thảo (2011), Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ứng dụng phân tích tồn dư kim loại nặng trong thực phẩm, trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

22. Vũ Hữu Yêm (1997), Sản xuất sạch hơn, Bài giảng lớp tập huấn cho cán bộ quản lý môi trường, Hà Nội 10/2005.

23. http://w3.lamdong.gov.vn

24. EU. 2001. Commision Regulation (ED) (No 466/2001), Setting maximum levels for certain contaminants in food stuffs.

25. John R.Dean (2003), Methods for environmental trace analytical,

Northmbria University, Newcastle,UK .

26. Ballantyne.E.E (1984), Heavy metals in natural waters, Springer- Verlag.

27. Willam Hartley, Robert, Edwards, Nicholas W.Lepp, "Arsenic and heavy metal mobility in iron oxide - amended contaminated soils as evaluated by short and long-term leaching tests", Environmental pollution 131(2004), page 495 –504.

28. Lee Sing Kong (1994), From garden to kitchen: Grow your own fruit and vegetables.

29. Goku M.Z.L, Akar M, Cevik F, Findik O. (2003), Bioacumulation of some heavy metal (Cd, Fe, Zn, Cu) in two Bivalvia Species, Faculy of Fisheries, Cukurova University, Adana, Turkey, 89 – 93.

30. Greenwood N.N, Earnshaw (1997), Chemistry of the elements, p.1201- 1226, 2ed, Elservier.

31. Geoffrey T (1994), ICP-MS or ICP-AES and AAS? a coparation,

Varian.

32. A.T.Townsend and I. Snape (2008), Multiple Pb sources in marine sediments near the Australian Antarctic Station, Casey, Sceince of The Total Environment, Volume 389, Issues 2- 3, pages 466 – 474.

PHỤ LỤC

4.1. Phụ lục

PHỤ LỤC 1

Kết quả phân tích mẫu của phòng phân tích trung tâm đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh bằng hai phương pháp AAS và ICP – MS

PHỤ LỤC 2

Điểm lấy mẫu 3 Điểm lấy mẫu 1

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng các nguyên tố độc hại pb, cd, as trong một số loài rau ở vùng trồng rau đà lạt (Trang 69)