4.3.1. Đánh giá định tính
Theo kết quả thực nghiệm cho thấy, khi HS tiếp cận với một số phương thức rèn luyện các HĐ phát hiện và GQVĐ, các em có hứng thú và học tập rất hăng say. Tỉ lệ HS chăm chú học tập tăng cao. Sau các buổi học tinh thần học tập các em phấn chấn hẳn và tỏ ra yêu thích học tập môn Toán hơn.
Sau khi nghiên cứu và sử dụng những phương thức được xây dựng ở chương 3 trong luận văn, các GV dạy thử nghiệm đều có ý kiến rằng: không có gì khó khả thi trong việc vận dụng các quan điểm này; đặc biệt là cách tạo ra các tình huống, đặt câu hỏi và dẫn dắt đến nội dung cần đạt được hợp lí. Vừa sức đối với HS, vừa kích thích được tính tích cực, hứng thú, chủ động và độc lập của HS, lại vừa kiểm soát, ngăn chặn được những khó khăn, sai lầm có thể xảy ra ở HS ; chính HS cũng lĩnh hội được tri thức phương pháp trong quá trình phát hiện và GQVĐ.
GV hứng thú khi dùng các phương thức đó, HS thì học tập một cách tích cực hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn và có hiệu quả hơn. Những khó khăn về nhận thức của HS được giảm đi rất nhiều, và đặc biệt đã hình thành cho HS một phong cách tư duy khác trước.
Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong HĐ học tập của HS đặc biệt là khẳ năng phát hiện và GQVĐ, sự hình thành và di chuyển các liên tưởng, khả năng điều ứng để tìm tòi phát hiện kiến thức mới, năng lực vận dụng một số quan điểm triết học trong quá trình tìm tòi phát hiện kiến thức mới,... Chúng tôi nhận thấy lớp thử nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thử nghiệm:
- HS hứng thú hơn trong giờ học Toán.
- Khả năng biến đổi bài toán và các khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá của HS tiến bộ hơn.
- Việc ghi nhớ thuận lợi hơn.
- Năng lực tự phát hiện vấn đề và độc lập GQVĐ tốt hơn. - Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn. - HS học tập ở nhà thuận lợi hơn.
- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình.
4.3.2. Đánh giá định lượng
Việc phân tích định lượng dựa trên các bài kiểm tra được HS thực hiện trong đợt thử nghiệm.
Qua các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:
Bảng 4.2: Bảng thống kê các điểm số ( Xi) của bài kiểm tra
Lớp Số
HS
Số bài KT
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
11A1 43 86 1 3 7 9 14 19 20 11 1 1
Bảng 4.3. Bảng phân phối tần suất
Lớp Số Số
bài
Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 11A2 45 90 0,0 1,1 4,4 3,3 16,7 24,4 26,7 15,6 4,4 3,3 ĐC 11A1 43 86 1,2 3,5 8,2 10,5 16,3 22,1 23,3 12,8 1,2 1,2
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân phối tần suất của hai lớp