I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
4 Khấu hao TSCĐ
5 Công cụ, dụng cụ phục vụ SX … … … … … …
… … … … … … …. …
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGỆ VIỆT – NHẬT
26b Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Nhóm SP Ø12 – Xưởng I (Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007) Chứng từ Mã khách Khách hàng
Diễn giải TKĐƯ
Ngày Số CTGS
31/12 PKT10 6008 Phân bổ tiền lương T12 33404100
31/12 PKT10 6008 Phân bổ tiền BHXH T12 33830400
31/12 PKT14 6010 Phân bổ khấu hao TSCĐ 21413040
… … … … … … …
Cuối tháng, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng nhóm sản phẩm. Từ đó, lập Bảng tính giá thành của các nhóm sản phẩm như sau: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12/2007 S T T Tên nhóm SP Sản lượng (tấn)
Các khoản mục chi phí Giá thành SP
CFNVL CFNCTT CFSXC Tổng giá thành Giá thành đơn vị SP (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)+(5)+(6) (8)=(7)/(3) 1 Ø12 85 688.206.412 101.535.837 85.650.065 875.392.314 10.298.733 2 Ø14 ÷ Ø16 35 3 Ø18 ÷ Ø50 43 4 D9,D10,Ø10 37 .. … … … … … … … Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chi phí trả trước; chi phí phải trả
Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng do giá trị lớn hoặc bản thân chi phí phát sinh có tác dụng trong nhiều kỳ hạch toán cho nên nó được phân bổ dần vào nhiều kỳ. Chi phí trả trước bao gồm các khoản như: chi phí sửa chữa TSCĐ, giá trị công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần. Khi hạch toán chi phí trả trước, Công ty không nên tính hết
các khoản chi phí này vào một kỳ hạch toán mà nên thực hiện việc phân bổ chúng trong nhiều kỳ cho phù hợp với điều kiện và tình hình sản xuất.
Chi phí phải trả là những khoản chi phí chưa thực sự phát sinh nhưng do yêu cầu của quản lý mà được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí QLDN,… không tăng đột biến khi những chi phí này phát sinh. Công ty nên thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ. Bởi vì TSCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản; yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ và sửa chữa lớn là tất yếu.
Về thiệt hại sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng và đặc điểm kỹ thuật. Tuỳ theo mức độ hư hỏng, Công ty nên chia sản phẩm hỏng thành hai loại là sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức. Muốn xác định được sản phẩm trong và ngoài định mức, Công ty phải xây dựng định mức sản phẩm hỏng.
Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như với chính phẩm. Còn sản phẩm hỏng ngoài định mức không được hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm mà hạch toán vào chi phí khác. Ở Công ty, cần xây dựng định mức sản phẩm hỏng, và với sản phẩm hỏng ngoài định mức cần xác định nguyên nhân để xử lý: nếu hỏng là do người lao động thì yêu cầu người lao động phải bồi thường để nâng cao ý thức trách nhiệm, còn nếu hỏng là do lỗi kỹ thuật thì cũng xem xét để có biện pháp xử lý kịp thời.
KẾT LUẬN
Có thể nói sau một thời gian hoạt động thì Công ty Cổ phần công ngệ Việt – Nhật cũng đã gặt hái được những thành công nhất định trên thị trường, tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Có được những thành công như vậy là một sự nỗ lực rất lớn của toàn thể CBCNV trong toàn công ty. Tuy vậy trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay vấn đề cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, đòi hỏi toàn thể CBCNV toàn công ty phải tiếp tục phấn đấu, cố gắng hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đưa công ty ngày một phát triển hơn.
Qua một thời gian thực tập tại phòng Tài chính - Kế toán của công ty cổ phần công ngệ Việt – Nhật, em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như công tác hạch toán, kế toán tại công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trên cơ sở đó viết ra Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Với những ý kiến, nội dung đưa ra trong bài viết của mình chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy, cô giáo cũng như các anh chị nhân viên trong phòng Tài chính - Kế toán của công ty để những nội dung, ý kiến mà em đã nêu ra được hoàn thiện hơn.