Nguồn hàng C

Một phần của tài liệu 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam (Trang 44 - 49)

dưỡng xe được chủ động.

Hình thức vận chuyển chủ yếu của công ty là hình thức vận chuyển qua kho, khi các đại lý, cửa hang, hay các công trình xây dựng xác định đơn hang họ sẽ vận chuyển hàng qua kho. Nhưng trong trường hợp, khách hàng của công ty là những nhà đầu tư có công trình quy mô không lớn lắm,công ty có thể huy động nguồn hàng từ các đại lý, tập hợp thành nguồn hàng lớn tại địa điểm gần khách hàng nhất, rồi từ đó giao cho khách hàng. Việc này đòi hỏi các đại lý và các cơ sở logistics của công ty phải phối hợp hoạt động với nhau để nắm được các thông tin về khối lượng dự trữ hay tình hình vận tải, từ đó có kế hoạch điều hành vận chuyển phù hợp.

Hình 4.1: Kho tập trung thu nhận, vận chuyển và phân phối

- Công ty cần thiết kế hành trình vận chuyển trước khi tiến hành giao hang cho khách hang nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển và tăng tốc độ giao hang như việc nghiên cứu, xem xét các tuyến đường, điều kiện giao thông của từng tuyến đường để lựa chọn tuyến đường nào ngắn hơn, điều kiện giao thông tốt hơn. Từ đó xác định con đường vận chuyển ngắn nhất và an toàn nhất.

Khách hàng

Hình 4.2: Kho tập trung vận chuyển và phân phối

- Trong trường hợp, công ty phải giao hàng cho duy nhất một khách hàng với quy mô lô hàng lớn thì nên lựa chọn hành trình vận chuyển trực tiếp qua kho.

Nguồn hàng C C Nguồn hàng B Kho thu nhận Kho phân phối Nguồn hàng A Khách hàng C Khách hàng B Khách hàng A

- Ngược lại, nếu công ty phải giao hàng cho nhiều khách hàng cùng một lúc với số lượng ít thì nên tập hợp những lô hàng nhỏ có cùng hướng vận chuyển thành lô hàng lớn, để cùng vận chuyển một lúc, rải rác cho từng khách hàng.

- Phối hợp thời gian: Trì hoãn thực hiện các đơn hang trong điều kiện cho phép, tới khi tạo lập được lô hang lớn để tập trung vận chuyển. Hoặc phối hợp các đơn đặt hàng khác nhau để tập trung giao hàng cùng một lúc

- Tăng cường kiểm soát quá trình vận chuyển của nhân viên vận chuyển thông qua điện thoại hoặc gọi điện trực tiếp cho khách hang để kiểm tra xem hàng đến đúng thời gian không. Đồng thời, quản lý chi phí tiền xăng, tiền công bốc dỡ để tránh được tình trạng làm việc lơi là, thiếu trung thực của nhân viên vận chuyển. - Trong trường hợp công ty phải thuê vận chuyển ở bên ngoài thì phải phối hợp giữa phương tiện vận chuyển của công ty với phương tiện của nhà cung ứng, tối thiểu hóa sự nhàn rỗi phương tiện vận chuyển của công ty.

c) Hoạt động dự trữ

Hoạt động dự trữ giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra liên tục và thông suốt. Vì vậy, công ty cần có được phương án dự trữ tối ưu. Bài toán đặt ra ở đây là các kho hàng của công ty phải dự trữ bao nhiêu?, loại hàng nào?. Công ty nên dựa vào kết quả phân tích thị trường xem loại mặt hàng nào được tiêu thụ, ưa chuộng hơn để có kế hoạch dự trữ từng loại mặt hàng cho phù hợp. Nhằm tối ưu hóa dự trữ cho cả hệ thống, công ty có thể áp dụng mô hình quy mô lô hàng tối ưu ( EOQ)

( T1=T2=T3=….. khoảng cách giữa hai lần nhập hàng)

Hình 4.3: Mối quan hệ giữa chỉ tiêu dự trữ theo nguyên giá Mô hình EOQ cho phép tính xác định được lượng hàng nhập tối ưu mỗi lần để có được chi phí nhập và bảo quản hàng hóa thấp nhất mà vẫn đảm bảo trong cung ứng. Mô hình này do Ford W.Harrts đề xuất năm 1915 với những điều kiện nhất định:

- Lượng hàng cần nhập trong toàn bộ kinh doanh phải biết trước và là một đại lượng không đổi.

- Biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận được hàng và thời gian đó không đổi.

- Lượng hàng của mỗi đơn đặt hàng được thực hiện trong một lần nhập và ở một thời điểm nhất định.

- Chỉ có hai loại chi phí duy nhất là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.

- Không xảy ra thiếu hụt trong kho nếu như đơn đặt hàng được thực hiện đúng thời gian.

Công thức tính: EOQ=

Trong đó: EOQ: Lượng hàng nhập mỗi lần

D: Tổng lượng hàng nhập trong năm

Cđh: Chi phí đặt hàng tính cho một đơn vị đặt hàng Mức dự trữ Thời gian Lượng hàng nhập mỗi lần Dcn Dbq T1 T2 T3

Cbq: Chi phí bảo quản trung bình cho một đơn vị hàng hóa trong năm.

Mô hình EOQ là một công cụ tốt giúp xác định mức đặt hàng tối ưu, từ đó suy ra khoảng cách đặt hàng tối ưu và mức dự trữ bình quân tối ưu. Bên cạnh những ưu điểm đó thì mô hình vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất là chỉ có thể áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Nhưng trong thực tế, những giả định trên không dễ gì có được, dẫn đến mô hình EO Q còn mang nặng tính lý thuyết.

Đồng thời duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng nhằm đảm bảo quá trình hoạt động không bị thiếu hàng hóa.

Trong quá trình dự trữ cần kiểm tra, bố trí cách sắp xếp để tranh tình trạng hao hụt như vỡ bóng…

d) Nghiệp vụ kho

Trong hệ thống nhà kho hiện nay, công ty nên có những biện pháp cụ thể để giải quyết những tồn tại. Công ty có thể thực hiện các bước sau để phân bố hàng hóa::

Bước 1: Phân loại hàng hóa bảo quản theo các đặc trưng kinh tế

Những đặc trưng kinh tế đối với hàng hóa bảo quản bao gồm: quy mô lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, tốc độ chu chuyển hàng hóa, tính lien quan trong tiêu dùng hàng hóa. Những hàng hóa có tốc độ chu chuyển nhanh, cường độ xuất nhập cao phân bổ ở những vị trí thuận tiện cho di chuyển và xếp dỡ hàng hóa.

Bước 2: Xác định vị trí phân bổ

+ Cần bố trí, sắp xếp hàng hóa trong kho một cách trật tự và ngăn nắp theo thứ tự các nhãn hàng, ngành hàng để tận dụng tối đa diện tích trong kho và đảm bảo chất lượng hàng hóa không bị hỏng hóa là cách thức để hàng tại những vị trí bảo quản hàng hóa

Hình 4.4: Sơ đồ phân bổ hàng hóa trong kho

Những mặt hàng như Sino, Trần Phú có tốc độ chu chuyển nhanh, cường độ xuất nhập cao nên cần phải ưu tiên hàng đầu trong việc phân bổ vị trí, bảo quản và thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát để có thể thiết lập các báo cáo chính xác về mặt hàng này để đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Bước 3: Phương pháp chất xếp hàng hóa trong kho để áp dụng cho từng loại hàng hóa của công ty.

Phương pháp chất xếp hàng hóa là cách thức để hàng tại những vị trí bảo quản hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa khác nhau với những tính chất khác nhau có thể áp dụng các phương pháp chất xếp khác nhau. Mỗi loại phương pháp chất xếp có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, và có tải trọng chất xếp trên một đơn vị diện tích khác nhau. Có 3 phương pháp chất xếp phổ biến.

- Phương pháp đổ đống: thường áp dụng đối với hàng hóa không dễ vỡ, dạng dời, ví dụ như: hạt điện, công tắc….

- Phương pháp xếp trên giàn, giá, bục, tủ: Thường áp dụng đối với những mặt hàng hóa cần có sự bảo quản chuyên dụng.

- Phương pháp xếp hàng thành chồng

Bước 4: Tiến hành chất xếp hàng hóa vào vị trí bảo quản – đánh dấu hoặc ghi ký, mã hiệu hàng hóa lên sơ đồ quy hoạch diện tích bảo quản hàng hóa.

Tiến hành chất xếp hàng hóa vào vị trí bảo quản theo các phương pháp dự tính. Đồng thời để xác định nhanh chóng vị trí bảo quản hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ phát hàng, cần phải đánh dấu vị trí phân bổ hàng hóa trên sơ đồ quy hoạch.

+ Trong kho luôn luôn phải được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh ẩm mốc, kho luôn luôn được giữ kín trong trường hợp trời mưa gió, bằng cách đầu tư them hệ thống các thiết bị trong kho nhằm đảm bảo cho hệ thống nhà kho có thể đáp ứng được những yêu cầu bảo quản của từng loại hàng dự trữ riêng biệt. Như thiết bị phục vụ

Nhóm hàng hàng SBN Dây cáp điện Trần Phú Dây Cadi - Sun Nhóm hàng Sino Hệ thống kho

cho việc kiểm tra, theo dõi hàng hóa, các thiết bị bảo quản như: hệ thống hút ẩm, hệ thống vệ sinh và sát trùng kho, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông gió, hệ thống đèn điện chiếu sáng…

+ Cán bộ, lao động trong kho phải được trang bị đầy đủ kiến thức về kho bãi, bốc dỡ, chất xếp hàng hóa cũng cần được đào tạo.

4.3.2) Một số đề xuất và kiến nghị kháca) Một số đề xuất khác với công ty. a) Một số đề xuất khác với công ty.

Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên

Trình độ nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh doanh của công ty. Việc chăm lo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện để đảm bảo cho một chính sách kinh doanh đạt hiệu quả.

Với đội ngũ quản lý tại các phòng ban cần phải liên kết chặt chẽ để cùng nhau thực hiện công việc đạt mức dịch vụ tối ưu, do đó các nhà quản lý phải không ngừng học hỏi, nắm bắt kịp thời xu hướng, có thể dự đoán được những thay đổi trong tương lai để đưa ra những quyết định hợp lý, đồng thời am hiểu thị trường.

Đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh, nhân viên giao hàng và các nhân viên tại các bộ phận khác cần được đào tạo định kỳ để bổ sung kiến thức để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đội ngũ này là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nên có thể nói họ là những đại diện của công ty. Chính vì vây, việc nâng cao trình độ cho họ rất quan trọng , nâng cao trình độ hiểu biết về nghề nghiệp cũng như cách giao tiếp sẽ góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng. Từ đó, thiết lập được các mối quan hệ thân thiết với các trung gian phân phối.

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện chính sách phân phối của công ty nhất là trong quá trình thực hiện đơn đặt hàng

Hiện tại, hệ thống máy tính của công ty đã sử dụng được trong 1 thời gian dài nên công ty cần nâng cấp hoặc thay thế bằng máy mới, nhất là các máy ở phòng kinh doanh để công việc của nhân viên được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam (Trang 44 - 49)