Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty

Một phần của tài liệu 269 tăng cường hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại vận tải và du lịch hoàng anh (Trang 26 - 31)

hóa của công ty

3.3.1 Thực trạng hệ thống cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tạicông ty công ty

♦ Hệ thống dịch vụ của công ty

Mục tiêu mà công ty đang áp dụng cho hệ thống dịch vụ của mình đó là “ Chất lượng dịch vụ - Sự thỏa mãn của khách hàng – Sự phát triển vững mạnh của công ty”.

Với các dịch vụ công ty đang kinh doanh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng. Có thể thấy dịch vụ vận tải nội địa chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh thu của công ty hơn 56%. Có được điều này là do công ty có một lượng khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhập khẩu khá lớn. Các dịch vụ container và gom hàng chiếm trên 20% tổng doanh thu cho thấy dịch vụ này chiếm tỷ lện khá quan trọng trong công tác giao nhận hàng hóa của công ty. Chỉ riêng đối với bộ dịch vụ khai thuế hải quan lượng khách hàng của công ty tương đối lớn ngày càng gia tăng nhưng số lượng nhân viên khai thuế hải quan của công ty lại không đủ. Lượng công

việc hiện nay của nhân viên tương đối lớn ( mỗi nhân viên trung bình một ngày phải làm từ 7 tới 13 bộ hồ sơ có ngày nhiều lên tới 20 bộ) với lượng công việc này nhân viên rất khó khăn trong việc kiểm soát, hoàn thành hồ sơ cho khách hàng chính vì vậy gây ra sự chậm chễ trong công việc đồng thời làm cho khách hàng chậm tiến độ trong sản xuất. Hiện nay dịch vụ khai thuế hải quan đang được công ty quan tâm nhiều nhất do công ty muốn tận dụng một cách tối đa lợi thế về trụ sở chính của công ty tại Hải Phòng.

Dưới đây là bảng cơ cấu dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty và các đóng góp của từng loại hình dịch vụ vào tổng doanh thu của công ty ( xét trong 2 năm 2009 và 2010)

Đơn vị: Triệu đồng

Loại hình dịch vụ

Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Vận tải nội địa 2102,358124 57,5% 2012,487104 56,14% Dịch vụ kho bãi container

và dịch vụ gom hàng lẻ 832,649230 22,8% 890,254125 24,83% Kê khai thuế và các thủ tục

hải quan 720,154628 19,7% 682,800925 19,03%

Tổng 3655,526 100 3585,025 100

( Nguồn báo cáo Tài chính – Kế toán 2009, 2010) Bảng 3.3 Báo cáo doanh thu một số dịch vụ năm 2009, 2010

♦ Nguồn lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa tại công ty

• Nguồn lực lao động

Chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của nhân viên thực hiện công tác giao nhận vận chuyển như: Kỹ thuật bốc dỡ hàng hóa, sắp xếp hàng hóa hợp lý, kiểm kê hàng hóa, vận chuyển hàng hóa an toàn và làm các thủ tục hải quan có liên quan.

Công ty hiện có 8 nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, một con số quá khiêm tốn. Những nhân viên này trực tiếp tham gia các công việc như áp tải hàng hóa, làm thủ tục thông quan hàng hóa. Ngoài ra những nghiệp vụ khác trong quy trình giao nhận hàng hóa như bốc dỡ hàng hóa từ container xuống tàu hoặc từ cảng lên phương tiện vận chuyển… thì công ty phải đi thuê nguồn

lao động bên ngoài. Giá cả lao động kỹ thuật tại các bến cảng dao động ở mức 2,5 USD/1 người/ 1 giờ.

Nguồn nhân lực ít vì thế mà có những thời điểm đơn đặt hàng nhiều công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề bố trí nhân lực. Số lượng đơn đặt hàng quá nhiều, nguồn nhân lực không đủ để thực hiện công việc khi đó công ty sẽ phải từ chối một số khách hàng của mình. Điều này vô hình chung đã làm giảm uy tín của công ty và có thể sẽ mất đi những khách hàng trung thành với công ty.

Tuy nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng nhưng công ty CPTM VT & DL Hoàng Anh luôn coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, các nhân viên được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ, năng lực làm việc. Năm 2009 công ty đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho toàn bộ đội ngũ nhân viên gồm: Đào tạo tin học, sử dụng CNTT, đào tạo kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ thuật quản lý và điều hành hệ thống kho hàng… Tuy nhiên chất lượng nhân lực đã được cải thiện nhưng để giúp công ty phát triển thì cần phải hoàn thiện hơn nữa.

• Nguồn lực cơ sở vật chất

Chính vì nguồn lực tài chính không lớn nên việc đầu tư cho công nghệ và thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận của công ty còn ở mức hạn chế. Những thời điểm có nhiều đơn đặt hàng công ty thường phải thuê thêm phương tiện vận tải và các container chuyên dụng đối với những hàng hóa đặc biệt.

Cơ sở vật chất Tình trạng cơ sở vật chất

Kho và bến bãi 1 kho 4.700m2

Máy cẩu, trục cẩu 4 máy

Xe tải cỡ lớn (5 tấn ) 2 chiếc: Nissan và Hino Xe tải cỡ nhỏ ( 2,5 tấn ) 2 chiếc: Nissan và Gerneral

Máy fax 15 máy

Điện thoại 25 máy

Máy vi tính 20 máy

( Nguồn: Báo cáo Tài chính – Kế toán 2009,2010)

Bảng 3.4 Cơ sở vật chất của công ty tính đến quý 3 năm 2010

♦ Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 – 2010

Khoản mục Năm 2008 Tỉ lệ BQ ( 08/07) Năm 2009 Tỉ lệ BQ ( 09/08) Năm 2010 Tỉ lệ BQ ( 10/09) Tổng doanh thu 2.536.089.53 7 1,338% 3.55.161.982 1,44% 3.585.542.15 4 0,98%

Vận tải nội địa 1.510.210.68

3 1,38%

2.102.358.12

4 1,4%

2.012.487.10

Dịch vụ kho bãi container và dịch vụ gom hàng lẻ

680.568.250 1,141% 832.649.230 1,06% 890.254.125 1,07%Kê khai thuế và các Kê khai thuế và các

thủ tục hải quan 345.310.604 1,7% 720.154.628 2,08% 682.800.925 0,95% Lợi nhuận trước

thuế 11.393.037 2,28% 14.771.799 1,3% 9.587.165 0,65%

Nộp NSNN 3.190.050 2,3% 3.692.949 1,15% 2.396.791 0,65%

Lợi nhuận sau thuế 8.202.987 2,3% 11.078.850 1,35% 7.190.373 0,65% ( Nguồn: Báo cáo Tài chính – Kế toán 2007, 2008, 2009 và 2010)

Bảng 3.5 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty CPTM VT & DL Hoàng Anh

Như vậy có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên: Doanh thu năm 2010 tăng 0,98% so với năm 2009 tăng 1,44% so với năm 2008, năm 2008 tăng 1,338% so với năm 2007, lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 0,65% so với năm 2009, năm 2009 tăng 1,35% so với năm 2008, năm 2008 tăng 2,3% so với năm 2007. Trong 5 năm qua, tình hình tài chính của công ty tiến triển khá thuận lợi. Công ty đã tận dụng và quản lý hiệu quả các nguồn thu, thực hiện tốt kế hoạch thu chi và nộp đủ ngân sách nhà nước hàng năm.

Trong công tác giao nhận và vận chuyển hàng hóa nội địa, công ty đã tận dụng triệt để thời cơ tích cực mở rộng hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa ra hai thị trường chủ yếu là Hải Phòng và Hà Nội. Tính riêng trong mấy năm trước khi công ty mới đi vào hoạt động, uy tín của công ty trên thị trường chưa được nhiều khách hàng biết đến, thị trường chưa được mở rộng, chủ yếu là thị trường Hải Phòng với các dịch vụ giao nhận vận tải nhỏ lẻ chủ yếu bằng đường bộ, đường thủy đồng thời do chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này nên công ty còn khó khăn trong hoạt động, khách hàng chưa kịp thanh toán tiền, hoặc khách hàng khất nợ đối với công ty… Do đó, doanh thu của công ty không ổn định và thậm chí có lúc thụt giảm. Tuy nhiên, với sự cố gắng của lãnh đạo công ty và các nhân viên trong công ty, tình hình phát triển của công ty có sự tăng trưởng khá tốt trong hai năm 2009, 2010. Trong nâm 2009, lợi nhuận sau thuế tăng đạt 11,1 triệu đồng, năm 2010 con số này giảm xuống còn 7,1 triệu. Nhìn chung, trong 4 năm từ 2007 – 2010 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những biến đổi thăng trầm nhất định. Điều đó giúp công ty đưa ra những chiến lược phát triển thích hợp trong tương lai.

♦ Hình 2.1 mô tả quy trình giao hàng hóa xuất khẩu của công ty. Công việc này được tiến hành theo hai bước:

Bước 1: Nhận hàng của người xuất khẩu

Công việc của bước này bao gồm: Ký nhận hợp đồng ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa sau khi ký nhận nhân viên của công ty sẽ kiểm tra hàng hóa, lựa chọn phương tiện vận chuyển và đóng gói bao bì hàng hóa ( nếu hàng hóa không đảm bảo) rồi đưa hàng hóa về kho để bảo quản

Bước 2: Tổ chức giao hàng lên tàu gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Công ty nhận thông báo thời gian tàu dự định vào cảng – ETA ( Expected Time Arrvial). Sau khi nhận ETA, nhân viên của công ty tiến hành xin kiểm nghiệm kiểm dịch hàng hóa, lập tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu

Giai đoạn 2: Tàu vào cảng

Công ty nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ của tàu – NOR ( Notece Of Readness). Sau đó tiến hành kiểm tra thực tế tàu, tổ chức chuyên chở hành hóa từ kho ra cảng để xếp lên tàu, lập bộ chứng từ thanh toán sau khi hàng lên tàu và lấy B/L, thông báo cho chủ hàng ngày tàu rời cảng, thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng, đánh giá công tác giao nhận hàng hóa xuất khẩu

♦ Hình 2.2 mô tả quy trình nhận hàng nhập khẩu. Công việc này được diễn ra theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ký hợp đồng ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa và lấy vận đơn gốc và các chứng từ liên quan đến hàng hóa

Giai đoạn 2: Khi nhận được ETA người giao nhận viết giấy báo hàng cho chủ hàng nội địa, xin kiểm nghiệm, kiểm dịch cho hàng hóa, tiến hành kê khai hải quan hàng nhập khẩu sau đó nhân viên của công ty mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến tàu để nhận lệnh giao hàng D/O

Giai đoạn 3: Khi nhận được NOR nhân viên của công ty tiến hành tổ chức nhận hàng từ tàu và giao hàng cho chủ hàng nội địa

Qua hai mô hình dịch vụ trên ta thấy về mặt lý thuyết các mô hình này đã mô tả một cách đầy đủ các công việc cần phải thực hiện đối với một nghiệp vụ giao nhận vận tải. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay khi thực hiện các nghiệp vụ này công ty vẫn còn để xảy ra rất nhiều sai sót như sai sót trong khâu chuẩn bị chứng từ ( do phải kiểm tra một lúc rất nhiều loại chứng từ của nhiều khách hàng khác nhau), sai sót trong khâu xuất hàng ra kho ( do nhân viên không kiểm tra kỹ mã hàng hóa), sai sót trong khâu giao nhận ( do sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia trực tiếp còn thiếu nhịp nhàng)…Những điều này đã làm cho chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của công ty giảm đi rất nhiều, gây mất lòng tin của khách hàng

Một phần của tài liệu 269 tăng cường hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại vận tải và du lịch hoàng anh (Trang 26 - 31)