V. Thiết kế các dạng màn hình
V.2. Màn hình main –sub
Như đã trình bày ở phần trên về ý nghĩa và các bước chung để thiết kế dạng màn hình main - sub. Trong phần này ta sẽ tìm hiểu một số dạng màn hìn main – sub thường gặp và cách thiết kế tương ứng.
Dựa vào các điều khiển và thể hiện của form ta chia màn hình main – sub thành các dạng sau:
Single – Datasheet
List Box (Combo Box) – Datasheet Tab Control – Datasheet
V.2.1. Màn hình Single – Datasheet
Đây là dạng thể hiện chuẩn và thường gặp nhất của màn hình main – sub. Trong đó, main form được thiết kế ở dạng Single Form dùng để xem và cập nhật dữ liệu cho phía 1 (table đón vai trò 1 trong mối quan hệ 1 – N giữa 2 table). Form sub thể hiện dữ liệu của phía N và thiết kế ở dạng Datasheet.
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 40/131
Cách thiết kế dạng màn hình này xin xem lại ở phần trên, Tạo màn hình dạng main – sub.
V.2.2. List Box (Combo Box) – Datasheet
Với dạng thể hiện như hình trên, màn hình sử dụng List Box để hiển thị và di chuyển qua những các sinh viên (tương ứng với dữ liệu của nhánh 1). Khi dòng dữ liệu trên List Box thay đổi thì tập hợp dữ liệu của sub form thể hiện thông tin điểm của sinh viên sẽ thay đổi theo ứng với sinh viên vừa chọn.Ngoài ra, ta thấy dữ liệu của List Box cũng phải thay đổi khi giá trị trên Combo Box Khoa thay đổi.
Như vậy, trên màn hình này ta thấy dữ liệu sẽ được lọc phân cấp theo Khoa – Sinh Viên – Điểm. Nhưng điểm quan trọng là cần phải xác định mối quan hệ trên nhánh nào, Khoa – Sinh Viên hay là Sinh Viên – Điểm, sẽ tạo nên màn hình dạng main –sub.
Để nhận biết được mối quan hệ main – sub được tạo nên trên nhánh nào cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến sau:
Tập dữ liệu của sub (table ở nhánh nhiều) sẽ thay đổi khi dữ liệu trên main (table ở nhánh 1) có sự thay đổi qua các dòng khác nhau.
Dữ liệu trên sub có thể được cập nhập (thêm, xoá, sửa) trực tiếp trên điều khiển hiển thị chúng (sub form).
Dựa vào hai yếu tố trên ta có thể xác định được mối quan hệ main – sub sẽ được thiết lập dựa trên Sinh Viên – Điểm, List Box chỉ dùng để hiển thị dữ liệu mà không cho phép cập nhật dữ liệu trực tiếp.
Thao tác thiết kế màn hình sẽ qua các bước sau (sử dụng CSDL Quản lý sinh viên, table DMKHOA, DMSV, KETQUA):
9 Thiết kế Combo Box Khoa
Tạo 1 điều khiển Combo Box lên form, nguồn dữ liệu của combo (thuộc tính Row Source) là table DMKHOA (lưu ý các field trong nguồn của combo phải theo thứ tự là MaKhoa, TenKhoa).
Dạng thể hiện của combo như màn hình trên chỉ hiển thị Tên khoa, tuy nhiên ta cũng cần có Mã khoa tương ứng để lọc dữ liệu cho List Box bên dưới.
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 41/131
Do dó, giá trị của thuộc tính Column Count gán bằng 2 và Column Widths của điều khiển với giá trị của cột thứ nhất là 0 để ẩn đi Mã khoa.
Thiết kế điều khiển Combo Box Khoa
Thể hiện của Khoa khi thực thi
9 Thiết kế List Box Danh sách sinh viên theo khoa
Trong màn hình này thì nguồn dữ liệu của List Box phải thay đổi theo giá trị hiện hành của Khoa, do đó giá trị của Row Source phải thực hiện việc lọc dữ liệu như sau:
Nguồn dữ liệu của List Box
Với nguồn dữ liệu như hình trên thì ta thấy có 3 field được chọn, ý nghĩa sử dụng của mỗi field là: MaSV sẽ bị ẩn đi và được sử dụng để liên kiết với sub form, HoTen dùng để hiển thị trên List Box và người cho người dùng chọn, MaKH chỉ dùng để lọc những sinh viên của khoa hiện hành trên Combo Box của form.
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 42/131
Như vậy ta cũng phải sử dụng hai thuộc tính Column Count và Column Widths của List Box để hiển thị đúng với yêu cầu của màn hình.
9 Thiết kế sub form
Việc tiếp theo là tạo một form mới (form này có thể tạo trước khi thực hiện thiết kế các điều khiển trên form main) chứa thông tin điểm của sinh viên (table KETQUA). Trong nguồn dữ liệu của form ta cần phải sử dụng thêm table DMMH để lấy thêm thông tin về Tên môn học.
Dạng thiết kế của sub form
Lưu ý khi tạo nguồn dữ liệu cho form ta phải chọn hết các field có trong table KETQUA (table chính dùng trong việc cập nhật dữ liệu trên form), với table DMMH ta chỉ lấy đúng 1 field là TenMH.
9 Liên kết sub form vào main form
Thao tác cuối cùng để thiết kế màn hình trên là đưa sub form vào main form. Trong màn hình này thì main và sub liên kết với nhau qua field MaSV.
Lưu ý là trong main form không có nguồn dữ liệu (Record Source của form rỗng) do đó việc liên kết giữa sub với main không qua tên field mà phải sử dụng tên của điều khiển chứa field cần liên kết, trong trường hợp này là tên của List Box.
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 43/131
Liên kết main - sub
Với của sổ tạo liên kết như hình trên thì lstDsSinhVien là tên của điều khiển List Box chứa danh sách sinh viên, lưu ý là cột đầu tiên của List Box phải là field MaSV để liên kết với MaSV của sub form.
V.2.3. Tab Control – Datasheet
Màn hình sử dụng Tab Control và liên kết sub form
Dạng màn hình này là sự kết hợp của màn hình đơn phân trang và liên kết với form sub. Các bước thiết kế mành hình này hoàn toàn giống với những dạng trên.
Điểm cần lưu ý với dạng màn hình này là chọn liên kết giữa main và sub. Ta có thể liên kết sub form với main thông qua 2 cách:
Sử dụng field liên kết của main form (field MaSV)
Sử dụng điều khiển chứa field liên kết (điều khiển List Box chứa field MaSV)
Tuy nhiên, để tiện cho việc xử lý dữ liệu của form sub theo main thì ta nên chọn cách liên kết thứ nhất, sử dụng field liên kết của form main.
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 44/131
V.2.4. Main – sub – sub
Đây là một dạng mở rộng của màn hình dạng main – sub, khi trên form main chứa nhiều sub form khác nhau, những sub form thường có quan hệ 1- N. Ví dụ mối quan hệ Khoa – Sinh Viên – Điểm có thể thiết kế thành màn hình main – sub – sub, trong đó form main hiển thị thông tin của khoa, hai form sub sẽ hiển thị thông tin của sinh viên và điểm.
Màn hình dạng main – sub – sub
Thao tác thiết kếmàn hình dạng này cũng tương tự như những phần đã trình bày trong phần trên, ngoài ra cần sử dụng thêm một kỹ thuật là tạo Text Box tạm để liên kết dữ liệu. Những kỹ thuật này sẽ được trình bày trong bài Thiết kế màn hình lọc dữ liệu.
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 45/131
Bài 3 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VBA Tóm tắt
Lý thuyết 2 tiết - Thực hành 4 tiết
Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt
buộc
Bài tập làm thêm
Bài học này giúp học viên tìm hiểu về môi trường lập trình trong máy tính và sử dụng một trong những ngôn ngữ lập trình dễ học và dễ sử dụng nhất hiện nay, đó là ngôn ngữ VBA. Học viên sẽ được giới thiệu những thành phần quan trọng trong ngôn ngữ VBA và cách vận dụng VBA trong việc tạo các chức năng xử lý trên màn hình. Sau khi kết thúc bài học, học viên có thể:
9 Hiểu một số khái niệm và cơ chế xử lý của ngôn ngữ lập trình VBA. 9 Sử dụng ngôn ngữ VBA để thực hiện xử lý tính toán.