III. Một số hành động khác
IV. Macro có điều kiện V. Macro nhóm V. Macro nhóm
VI. Kết Macro vào các biến cố
Những bài tập trong Bài 10: Phụ lục bài tập – Sử dụng Macro trên form
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 119/131
I. Đối tượng Macro
I.1. Ý nghĩa
Microsoft Access cung cấp đối tượng Macro là nhằm giúp người sử dụng có thể tạo ra các hành động đơn giản trong lúc xây dựng ứng dụng mà không cần quan tâm đến ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
Ngoài ra, Macro còn giúp liên kết các đối tượng trong tập tin cơ sở dữ liệu Access lại với nhau để giúp hoàn chỉnh ứng dụng khi thực thi.
I.2. Các thành phần trong màn hình thiết kế Macro
Thành phần của macro
Trong màn hình trên gồm các cột sau:
Cột Action: Cho phép chọn các hành động có trong Macro, những hành động chuẩn do Microsoft Access cung cấp
Vùng Action Arguments: Thể hiện danh sách các tham số tương ứng với hành động đã chọn trong cột Action ở phía trên.
Cột Comment: Ghi chú cho một hành động
Hệ thống thực đơn là một cách gọi chung để chỉ những đối tượng đồ hoạ, đối tượng có thể chứa những chức năng của ứng dụng. Nói một cách khác, những chức năng của một ứng dụng sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thực đơn.
II. Một số hành động thường dùng
Di chuyển, Thêm mới
Sử dụng để di chuyển mẩu tin hiện hành trên form Action: GotoRecord
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 120/131
+ Object Type: Kiểu đối tượng
+ Object Name: Tên đối tượng.
+ Record: Vị trí di chuyển là Trước, Sau, Đầu, Cuối, Thêm mới, di chuyển vị trí mẩu tin thứ mấy
Xoá, Ghi, Không ghi, Sắp xếp
Action: RunCommand Tham số:
+ Command: Tên của chức năng lệnh sẽ được thực hiện 1. DeleteRecord: Xoá mẩu tin.
2. SaveRecord: Ghi mẩu tin
3. Undo: Không ghi / phục hồi dữ liệu cũ
4. SortAscending/SortDescending: Sắp tăng dần/ giảm dần
Tìm kiếm
Action: FindRecord Tham số:
+ Find What: Giá trị cần tìm kiếm
+ Match: Xác định vị trí dò tìm của dữ liệu trong cột có thể là một phần, cả một cột hoặc bắt đầu của một cột
+ Match Case: Có phân biệt dữ liệu có chữ IN hay thường
+ Search: Hướng dò tìm
+ Find First: Vị trí tìm kiếm bắt đầu từ mẩu tin đầu tiên hay mẩu tin hiện hành
Lọc dữ liệu
Cho phép lọc dữ liệu khi form hiển thị dữ liệu trên màn hình Action: ApplyFilter
Tham số:
+ Filter Name: Tên của truy vấn dùng lọc dữ liệu
+ Where Condition: Điều kiện lọc dữ liệu (giống mệnh đề Where trong SQL)
Gán giá trị
Cho phép gán giá trị vào các điều khiển, thuộc tính của các điều khiển Action: SetValue
Tham số:
+ Item: Tên của điều khiển, thuộc tính của điều khiển
+ Expression: Giá trị cần gán vào
Mở form
Chứng chỉ B Tin Học Quốc Gia Trang 121/131
Tham số:
+ Form Name: Tên form muốn mờ
+ View: Hiển thị form ở các chế độ: thiết kế, in xem trước…
+ Filter Name: Tên truy vấn sẽ làm bộ lọc dữ liệu nguồn cho form
+ Where Condition: Biểu thức lọc(giống mệnh đề Where của câu lệnh SQL)
+ Data Mode: Chế độ hiển thị dữ liệu là thêm mới, sửa đổi và chỉ đọc
Mở report
Action: OpenReport Tham số:
+ Report Name: Tên báo cáo muốn mờ
+ View: Hiển thị report ở các chế độ: thiết kế, in xem trước…
+ Filter Name: Tên truy vấn sẽ làm bộ lọc dữ liệu nguồn cho báo cáo
+ Where Condition: Biểu thức lọc(giống mệnh đề Where của câu lệnh SQL)