Vượt qua chính mình

Một phần của tài liệu truyên cdoong phần 3 (Trang 70 - 73)

- Mẹ có thể dạy con sự tự trọng, nhưng mẹ không thể bắt con phải tôn trọng người khác Mẹ có thể khuyên con về bạn bè, nhưng mẹ không thể cho bạn cho con.

Vượt qua chính mình

Tôi có một người bạn rất đặc biệt tên là Trey, hơn tôi đúng mười tuổi, nhưng lại sống cuộc đời của một đứa trẻ con. Khi tôi lên 6 tuổi, tôi theo học ở trường đạo, anh ấy là bạn cùng lớp với tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy Trey, trông anh có vẻ như cao to và đáng sợ, ngồi chen chúc với các bạn trên chiếc ghế gỗ nhỏ, nhưng rồi sau cái ngày đầu tiên hôm đó, cái ngày mà Trey bẻ chiếc bánh làm hai, cười toe tóet rồi đưa cho tôi miếng nhỏ hơn, chúng tôi đã trở thành những người bạn thân của nhau. Mỗi khi nghĩ đến Trey, tôi luôn xem anh như một người che chở và một người bạn rất đặc biệt. Việc Trey là một người tật nguyền không còn là vấn đề

quan trọng nữa vì đối với tôi anh là một người bạn trưởng thành, một người bạn tâm đầu ý hợp. Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu lớn nhanh hơn Trey. Tôi đã trở thành một người lớn thực sự, trong khi Trey vẫn chỉ là một đứa trẻ trong cái thân xác to lớn kia. Có đôi lúc, nhìn anh tôi tự hỏi: Không biết Trey có biết là tôi đã không còn học trường đạo nữa không? Liệu anh ấy có biết là tôi đã phải bước vào đời trong khi anh vẫn còn nghịch nước như một đứa trẻ? Có bao giờ Trey nhớ đến tôi không?

Vào một ngày chủ nhật nọ, khoảng một năm trước khi tôi vào đại học, mẹ Trey đã hỏi xem tôi có muốn kiếm thêm tiền bằng cách làm bạn với Trey vào những ngày thứ Bảy hay không. Tôi cũng mong là mình có thể chấp nhận lời đề nghị của bác ấy vì lòng nhân ái, thế nhưng sự thật là tôi đã nhận lời chỉ vì tôi cần tiền đóng học phí. Chúng tôi đã cùng nhau đến thư viện, đến các cửa hàng bán vật nuôi hoặc đi dạo trong công viên. Chủ yếu là tôi giúp Trey hòa nhập vào xã hội.

Có một điều làm tôi cảm thấy lung túng là cái gã con trai cao to nặng hơn một trăm kí lô mà tính tình như trẻ con này rất thích bắt tay người khác. Cho dù anh ấy có cười toe toét đến tận mang tai đi nữa thì việc bổ nhào đến một người xa lạ, chìa bàn tay to kệch của mình ra đầy nhiệt tình cũng đủ khiến người ta khiếp sợ. Thật khó mà bảo với anh ấy rằng cách cư xử này không phù hợp.

Khi Trey tập chạy xe đạp, anh thường ủi lên lề rồi ngã kềnh ra đến cả chục lần. Thở dài ngao ngán, tôi hết kiên nhẫn: “Cố lên, làm lại xem nào!”. Tôi cho rằng mình là một người thông minh, hiểu hết mọi chuyện. Thế nhưng, mọi chuyện dường như thay đổi hẳn.

Mùa hè năm đó, trong lúc đang chơi bóng mềm trong trận thi đấu cấp thành phố, khi đang chạy đến góc thứ ba để ghi điểm thì miếng chêm ở đế giày của tôi va vào mặt đất, kéo chân tôi về phía bên phải, rồi giật lùi về sau khiến toàn thân tôi ngã ngửa. Bố mẹ tôi đang ngồi xem tôi chơi trên khán đài cũng nghe hai tiếng răng rắc thật to. Thế rồi tôi được đưa lên xe cấp cứu chở đến bệnh viện. Phim chụp X-quang cho thấy một chân của tôi bị gãy còn chân kia thì bị trật xương mắt cá. Ca phẫu thuật cấp cứu kéo dài đến sáng sớm ngày hôm sau. Sau phẫu thuật, một chiếc nẹp được dùng để giữ bàn chân và mắt cá của tôi, còn cái chân bị gãy thì được hỗ trợ thêm bằng những chiếc đinh ốc.

Sáng sớm, chợt tỉnh dậy sau cơn mê, tôi thấy bố, mẹ và Trey đang ngồi bên cạnh tôi. “Xin chào!”, Trey cười toe toét nói.

Tôi lấy hết sức đưa tay ra bắt tay anh và nói: “Chào Trey”. Chân tôi vẫn còn đau và đầu thì rất nặng có lẽ vì thuốc mê vẫn chưa tan hết.

Cố lên! Làm lại xem nào!”, Trey lặp lại những gì anh thường nghe tôi nói. “Tôi không thể”.

Thôi được rồi!”, anh khẽ gật đầu rồi lao ngay ra khỏi phòng, có lẽ đi tìm một ai đó để bắt tay họ. Tôi thều thào: “Trey, đừng làm thế! Không ai thích vậy đâu!”.

Trước khi rời khỏi bệnh viện, bác sĩ chỉnh hình đã cho tôi biết là tôi sẽ chẳng bao giờ khôi phục lại được sự linh động ở mắt cá chân của mình như trước – một sự linh động rất cần thiết cho một nhà vô địch chạy nước rút và nhảy xa như tôi. Bác sĩ khuyên tôi không được đặt bất kỳ vật gì nặng lên chân trong suốt tám tuần. Tôi phải đi khập khiễng trên cái nạn bằng thép. Còn Trey thì trở nên thiếu kiên nhẫn, anh muốn đến nhiều chỗ nhưng tôi không thể đi cùng. Trey ngồi khoanh hai tay lên cái bụng bự của mình, chằm chằm nhìn tôi hờn dỗi. Chúng tôi chỉ có thể ngồi một chỗ đọc sách thiếu nhi và vẽ tranh, nhưng tôi hoàn toàn có thể nhận ra rằng Trey rất mau chán. Nơi anh thích đến là cửa hàng bán những con vật nuôi để được xem những chú chuột bạch và những chú chim non có bộ lông mượt như tơ. Trey thích đến thư viện để đếm xem có bao nhiêu quyển sách trên kệ, anh cũng muốn đến công viên để được ngồi xích đu. Nhưng lúc này thì tôi không thể làm được tất cả những chuyện đó.

Trong khi đó, tôi lại bị ảm ảnh bởi nhiều câu hỏi và sự ngờ vực chính bản thân mình. Liệu tôi có thể hòan thành xong bài tập vật lý trị liệu của mình để kịp bước vào đường đua hay không? Liệu tôi có thể chạy tốt như trước đây được không? Liệu tôi có thể chạy tốt trong cuộc chạy đua vượt rào 300 mét sắp tới, cuộc đua đã ghi tên tôi hồi mùa giải năm trước hay không? Liệu tôi có thể giành chiến thắng được không hay lời cảnh báo của bác sĩ là đúng?

Tôi chăm chỉ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu của mình. Thỉnh thoảng, Trey cũng đến xem tôi tập luyện và anh ấy cứ cười phá lên khi thấy chiếc xe đạp không chuyển động mà cứ đứng yên một chỗ. Đối với Trey, dường như cuộc sống này thật là đơn giản, còn đối với riêng tôi, mọi tất cả mọi chuyện đều trở nên phức tạp, khó khăn thêm. Tôi cố không để mình khóc trước mặt Trey.

Cuối cùng rồi tôi cũng thoát khỏi chiếc nạng, tôi nỗ lực hết mình để khôi phục lại phong độ như trước đây. Trey vẫn thường tập chạy cùng tôi, dáng xiêu vẹo. Thỉnh thoảng, anh ấy tự vấp phải chân mình và ngã rất đau.

Cố lên!”, anh tự khích lệ mình một cách hết sức tự tin vừa lau sạch những thứ bụi bẩn dính ờ chân và đầu gối. Trey luôn quyết tâm hơn sau những lần thất bại. Anh chẳng bao giờ đầu hàng.

Sau nhiều tháng tập luyện, tôi đạt đủ tiêu chuẩn để tham gia nội dung chạy vượt rào 300 mét. Bố, mẹ và cả Trey đều có mặt trên khán đài để cổ vũ tinh thần cho tôi.

Phát súng báo hiệu đến giờ xuất phát được bắn lên không trung. Tôi chạy, cơ chân bắt đầu căng ra. Mỗi bước chân chạm mặt sân thẹo điệu nhịp nhàng. Hơi thở của tôi vẫn đều đặn. Tôi cảm nhận được những đấu thủ xung quanh mình, có người chạy ngang tôi, có người chạy qua mặt tôi và cũng có người chạy trước tôi. Tôi cầu nguyện cho mình thoát khỏi nỗi lo sợ đang dần dần hình thành trong lồng ngực, phớt lờ cả cơn đau ở bàn chân và mắt cá chân cũng đang ngày một nhiều hơn. Tôi đã chạy đến chỗ những cổ động viên. Không còn thời gian đáp lại những tiếng gọi, cũng không còn thời gian để suy nghĩ bất cứ điều gì, chỉ còn thời gian để chạy hết sức lực mà thôi.

Ngày càng có nhiều đấu thủ vượt qua tôi, hết người này đến người khác. Họ sải chân qua các rào chắn một cách dễ dàng giống như những con đại bàng đang băng qua từng tảng đá.

Tôi nghe một vài người đang hò reo chúc mừng một vận động viên khác “Nhìn kìa, một nữ vận động viên mới sắp về đích, cô ấy sắp trở thành nhà vô địch rồi”. Năm ngoái chính tôi là người được gọi như thế này.

Đã có một thời tôi từng là một nhà vô địch trong những cuộc chạy đua vượt rào. Vậy mà bây giờ, tôi lại cảm thấy như thể mình đang phải cố hết sức mới có thể vượt qua cuộc chạy thi này. Rồi thì như có một thứ gì đó đã thay đổi trong tôi. Tôi nghĩ về Trey và những gì mà anh ấy phải trải qua. Đột nhiên, vấn đề của tôi trở nên nhỏ bé. Tôi bỗng thấy mình mạnh mẽ hơn, tôi bật mạnh về phía trước, tôi ước mình có thể vượt qua các đấu thủ khác nhờ vào một sức mạnh phi thường. Nhưng tôi đã không làm được. Thực ra, tôi đã phải bước khập khiễng khi về đến đích và là người về đích cuối cùng trong cuộc đua mà có lần chính tôi là người đã lập nên một kỷ lục. Tôi nhìn lên khán đài, chưa bao giờ tôi thấy Trey và mọi người đứng dậy khuyến khích tôi hết mình như thế.

Tuy tôi đã tiến bộ nhiều hơn ở mùa thi đấu vừa rồi, nhựng tôi chưa bao giờ được xếp hạng nhất, nhì hoặc hạng ba. Tôi cũng không thể lập thêm một kỷ lục nào. Hy vọng giành học bổng thể thao ở trường đại học đã tan thành mây khói. Nhưng tôi lại học được một bài học còn quý giá hơn bấy kỳ tấm huy chương nào. Đó chính là câu nói quen thuộc: “Cố lên! Làm lại xem nào!”. Tôi cũng học được rằng lòng dũng cảm không đến lúc con người ta dễ dàng thuận lợi, chỉ có những khi gặp khó khăn trắc trở tưởng chừng như không thể tiếp tục được nữa - những lúc người khác vượt qua bạn bất kể bạn đã nỗ lực hết mình, nhưng bạn vẫn dám đương đầu với nó thì đó mới chính là lòng dũng cảm. Cuối cùng rồi tôi cũng hiểu được sự can đảm của Trey

mỗi khi anh bắt tay với những người hoàn toàn xa lạ, bất chấp cả những tiếng cười nhạo báng hay cái nhìn phớt lờ của họ.

Giờ đây, tôi không còn cảm thấy buồn vì mình không thể trở thành vận động viên điền kinh, hay không thể giành chiến thắng ở những cuộc đua, cũng không còn buồn vì mình không thể phá thêm nhiều kỷ lục mới. Tôi nhìn thấy một thế giới đầy ắp những điều mới mẻ khi tôi đi bộ (không phải là chạy) trên những con đường mới của cuộc đời.

Vào những ngày thứ Bảy, khi một người nào đó chằm chằm nhìn chúng tôi, tôi kéo tay áo Trey và nói: “Đến bắt tay anh ta đi, Trey”. Cây nạng của tôi giờ bám bụi đầy, nằm ở một góc tối tăm nào đó trong ga ra. Căn bệnh của Trey vẫn y nguyên như ngày anh sinh ra đời. Nhưng lòng can đảm của Trey thì cứ tăng dần lên theo năm tháng.

Một phần của tài liệu truyên cdoong phần 3 (Trang 70 - 73)