Sức sinh trưởng của mạ

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng phát triển, năng xuất và phẩm chất của một số giống lúa mới trong vụ xuân 2012 tại nghệ an (Trang 42 - 47)

- Thống kê năng suất, tính sai số thí nghiệm CV% và LSD5% của toàn thí

3.1.1.Sức sinh trưởng của mạ

Giai đoạn mạ có ý nghĩa rất quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, là tiền đề quyết định đến năng suất cuối cùng của cây. Cây mạ tốt cần đạt những tiêu chuẩn sau: Cứng cây, đanh dảnh, phát triển cân đối, ruộng mạ đồng đều, không sâu bệnh và có chiều cao thích hợp. Ngoài những đặc tính của giống, sinh trưởng của cây mạ còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác. Việc đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu về mạ trước khi nhổ cấy giúp ta bước đầu nhận định được khả năng sinh trưởng của các giống. Qua kết quả theo dõi ở bảng 3.1 ta có:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu giai đoạn mạ trước khi cấy

TT Tên giống Số lá mạ Chiều cao

cây mạ (cm) Chiều rộng gan mạ (mm) Sức sinh trưởng của mạ (điểm) 1 N 98 4,58 21,24 4,21 5 2 N 100 4,61 21,94 4,17 5 3 VT 2 4,57 22,49 4,39 5 4 LTH 20 4,42 21,48 3,59 5 5 LTH 24 4,47 23,53 3,28 5 6 LTH 31 4,39 20,90 3,49 5 7 Kh.dân 18 (Đ/C) 4,56 20,13 3,18 5 * Số lá mạ khi cấy

Số lá mạ của các giống là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất của mạ. Số lá mạ của các giống thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều dao động trong khoảng 4 – 5 lá. Trong đó giống có số lá nhiều nhất là N98

(4,58 lá), thấp nhất là LTH31 (4,39 lá).

* Chiều cao mạ trước khi nhổ cấy

Chiều cao mạ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng của mạ khi cấy. Trong các giống thí nghiệm giống có chiều cao thấp nhất là Khang dân 18 (đ/c) (20,13cm). Các giống còn lại đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là LTH24 (23,53cm) cao hơn đối chứng 3,4 cm.

* Bề rộng gan mạ

Bề rộng gan mạ là cơ sở để xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mạ. Những giống có bề rộng gan mạ lớn thì khả năng sinh trưởng và chống chịu điều kiện ngoại cảnh sẽ tốt hơn. Bề rộng gan mạ phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, mật độ, điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc. Trong các giống thí nghiệm giống có bề rộng gan mạ lớn nhất là VT2 (4,39mm); các giống còn lại đều có bề rộng gan mạ cao hơn đối chứng.

* Sức sinh trưởng

Trong giai đoạn này do chịu ảnh hưởng của gió mùa, rét, nền nhiệt độ thấp nên hầu hết mạ đều có sức sinh trưởng trung bình. (điểm 5)

3.1.2. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi nảy mầm đến lúa chín (trên 85% số hạt trên bông chuyển vàng). Thời gian sinh trưởng của một giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và các kỹ thuật chăm sóc. Tìm hiểu thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí thời vụ, là điều kiện cần thiết để thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để đánh giá thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng. Kết quả được trình bày qua bảng 3.2 cho thấy:

(Đơn vị tính: ngày) TT Tên giống Thời gian từ ... đến ... TGST Cấy BĐĐN KTĐN BĐT KTT BĐĐN KTĐN BĐT KTT CHT 1 N 98 24 26 41 4 22 138 2 N 100 22 27 39 7 21 137 3 VT 2 26 25 34 3 23 132 4 LTH 20 29 23 35 7 23 138 5 LTH 24 24 27 37 2 26 137 6 LTH 31 26 24 36 4 24 135 7 Kh.dân 18 (đ/c) 27 24 35 6 21 134 Ghi chú: BĐ ĐN :Bắt đầu đẻ nhánh KTĐN : Kết thúc đẻ nhánh BĐT : Kết thúc trổ TGST : Thời gian sinh trưởng

CHT : Chín hoàn toàn

* Thời gian từ lúc cấy đến bắt đầu đẻ nhánh

Thời gian từ khi cấy đến lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, chất lượng mạ khi cấy, kỹ thuật chăm sóc ruộng cấy. Thời gian từ khi cấy đến lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh càng ngắn thì lúa đẻ nhánh sớm, số nhánh hữu hiệu cao. Các giống có thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh dao động từ 22÷29 ngày hầu hết các giống thí nghiệm đều có thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh sớm hơn đối chứng trừ giống LTH 20 muộn hơn đối chứng 2 ngày. Nhìn chung do điều kiện thời tiết vụ Xuân 2012, đầu vụ chịu ảnh hưởng của rét đậm nên thời gian từ khi cấy đến bắt đầu đẻ nhánh kéo dài.

* Thời gian từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh

Đẻ nhánh là thời kỳ quan trọng, quyết định rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất là số bông/khóm. Thời gian đẻ nhánh của các giống chịu sự

chi phối rất lớn của yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh. Thông thường các giống đẻ sớm, đẻ tập trung thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, ít bị sâu bệnh phá hoại hơn. Vì vậy theo dõi thời gian đẻ nhánh giúp chúng ta điều chỉnh được một phần khả năng đẻ nhánh của lúa. Tạo điều kiện cho lúa đẻ tập trung, hạn chế việc đẻ nhánh vô hiệu, để có số nhánh hữu hiệu cao.

Qua các số liệu tại Bảng 3.2 cho thấy: Các giống có thời gian bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh chênh lệch không cao dao động 23÷27 ngày. Trong đó, giống LTH 20 có thời gian đẻ nhánh ngắn nhất là 23 ngày (sớm hơn giống đối chứng 1 ngày) và giống N100, LTH 24 có thời gian đẻ nhánh kéo dài nhất là 27 ngày (muộn hơn giống đối chứng 3 ngày).

* Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ

Đây là giai đoạn cây lúa chuyển từ sinh trưởng dinh dưõng sang sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn cuối thời gian đẻ nhánh các nhánh vô hiệu bắt đầu lụi dần, các nhánh hữu hiệu tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn này cây lúa bắt đầu quá trình làm đòng, làm đốt. Quá trình làm đòng và phân hoá hình thành các cơ quan sinh sản của lúa có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thời tiết mà đặc biệt là nhiệt độ, nếu thời tiết thuận lợi có nhiệt độ từ 25÷300C quá trình làm đốt, làm đòng diễn ra thuận lợi [15]. Nếu trong giai đoạn này gặp nhiệt độ thấp quá trình phân hóa đòng sẽ bị ảnh hưởng, hoa dễ bị thoái hóa hoặc gây trở ngại đến việc hình thành tế bào mẹ hạt phấn, sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lép, làm giảm năng suất, tham chí có khi thất thu.

Xác định thời gian trổ để bố trí thời vụ và tác động các biện pháp kỹ thuật là rất quan trọng để giúp lúa trổ trong điều kiện thuận lợi.

Qua theo dõi thí nghiệm ta thấy: Các giống đều có khoảng thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ dao động 34÷41 ngày. Trong đó giống VT 2 là thấp nhất: 34 ngày, Các giống còn lại đều cao hơn so với giống đối chứng.

* Thời gian bắt đầu trổ đến kết thúc trổ

Thời gian từ khi trổ đến kết thúc trổ dài hay ngắn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh; Bao gồm các giai đoạn: Trổ bông, nở hoa, thụ phấn, thụ tinh nó quyết định rất lớn đến tỷ lệ hạt chắc trên bông. Các giống trổ tập trung, điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ làm cho quá trình thụ phấn, thụ tinh tốt tăng tỷ lệ hạt chắc/bông. Ngược lại các giống có thời gian trổ dài, thời tiết không thuận lợi thì tỷ lệ hạt lép cao làm giảm năng suất khi thu hoạch. Qua theo dõi các giống hầu hết có thời gian trổ khá ngắn, dao động 2÷7 ngày. Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều có thời gian trổ tập trung hơn so với giống đối chứng, trong đó giống LTH 24 có thời gian trổ ngắn nhất là 2 ngày.

* Thời gian từ khi kết thúc trổ đến chín hoàn toàn

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa và thời kỳ quyết định đến khối lượng hạt. Thời gian này cây lúa sẽ huy động các chất hữu cơ để tích luỹ vào hạt và phát triển phôi hạt. Giai đoạn này điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, số giờ nắng, chi phối nhiều đến thời gian chín của hạt. Các giống lúa thí nghiệm có thời gian từ kết thúc trổ đến chín dao động trong khoảng 21÷26 ngày. Ngắn nhất là giống lúa N100 và giống đối chứng: 21 ngày, các giống còn lại đều có thời gian từ kết thúc trổ đến chín dài hơn đối chứng, trong đó giống LTH 24 là dài nhất: 26 ngày, dài hơn giống đối chứng 5 ngày.

* Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng thời gian sinh trưởng được tính từ lúc gieo mạ tới khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa là do bản chất giống quyết định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống để từ đó làm cơ sở cho việc xác định thời vụ gieo trồng ở những điều kiện vùng sinh thái khác nhau nhằm phát huy

tính ưu việt của từng giống. Trong các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thấy, tổng thời gian sinh trưởng của các giống dao động từ 132÷138 ngày. Trong đó giống VT 2có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 132 ngày, ngắn hơn so với giống đối chứng 2 ngày. Giống N98, LTH20 có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là 138 ngày, dài hơn so với giống đối chứng 4 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng phát triển, năng xuất và phẩm chất của một số giống lúa mới trong vụ xuân 2012 tại nghệ an (Trang 42 - 47)