- Thống kê năng suất, tính sai số thí nghiệm CV% và LSD5% của toàn thí
3.1.6. Một số đặc trưng hình thái của các giống
Hình thái của các giống là những biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen dưới tác động của các điều kiện ngoại cảnh. Đặc trưng về hình thái của các giống là do yếu tố di truyền qui định, tuy nhiên nó còn chịu ảnh ảnh hưởng rất lớn của điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Qua theo dõi một số đặc điểm về hình thái của các giống lúa nghiên cứu chúng tôi thu được số liệu ở Bảng 3.7.
* Diện tích lá đòng
lúa. Diện tích lá đòng là tích của kích thước chiều dài nhân với chiều rộng của lá đòng. Lá đòng quyết định đến độ chắc của hạt, sau khi lúa trổ thì lá đòng đóng vai trò là lá công năng thực hiện chức năng quang hợp để tổng hợp, vận chuyển vật chất khô về hạt [20]. Vì vậy trong kỹ thuật chăm sóc cần tạo điều kiện để lá đòng và hai lá kế tiếp có tuổi thọ cao. Lá đòng đóng vai trò quan trọng trong việc cho năng suất của giống. Theo giáo sư Bùi Huy Đáp [4]: Nếu cắt bỏ lá đòng thì tỷ lệ lép tăng lên 40÷50%, khối lượng chất khô giảm đi 50%. Những giống lúa có diện tích lá đòng lớn, góc độ lá đòng nhỏ thì khả năng quang hợp sẽ cao, sự tích lũy chất khô được nhiều. Các giống lúa thí nghiệm có diện tích lá đòng dao động khá lớn 26,6÷36,7 cm2. Trong đó, giống LTH20 có diện tích lá đòng lớn nhất (36,7 cm2), giống có diện tích lá đòng thấp nhất là Khang dân 18 (đối chứng): 26,6 cm2
* Góc độ lá đòng
Là góc hợp bởi lá đòng và thân chính, nó có quan hệ đến khả năng quang hợp của các giống. Những giống có góc độ lá đòng nhỏ thì tiết diện nhận ánh sáng càng nhiều, hiệu suất quang hợp cao. Các giống lúa thì nghiệm có góc độ lá đòng chênh lệch nhau không nhiều 11÷16,10. Trong đó giống LTH 31 có góc độ lá đòng nhỏ nhất 110, nhỏ hơn giống đối chứng 4,40. Giống N98 có góc độ lá đòng cao nhất là cao nhất (16,10). Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm đều có góc độ lá đòng nhỏ.
* Độ thoát cổ bông: Các giống lúa thí nghiệm đều có khả năng trỗ thoát cổ bông từ mức trung bình đến tốt (điểm 3), không có giống nào bị trỗ ngẹn đòng hoặc trỗ vừa đúng cổ bông.
Bảng 3.7: Một số đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm
2 N 100 33,1 12,6 1 21,8 3 1 1 3 VT 2 35,4 13,2 3 23,1 3 5 1 4 LTH 20 36,7 11,3 3 21,9 3 1 3 5 LTH 24 28,5 12,1 3 21,8 3 5 3 6 LTH 31 32,7 11,0 3 20,7 3 5 3 7 Kh. dân 18 (Đ/C) 26,6 15,4 3 19,5 3 5 3
* Chiều dài bông
Chiều dài bông là đặc tính hình thái riêng của từng giống. Nó liên quan đến số hạt trên bông, khả năng kết hạt và số lượng hạt chắc trên bông. Chiều dài bông chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: Dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, . . . Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, chiều dài bông của các giống lúa thí nghiệm dao động 19,5÷23,1 cm. Trong đó giống Đối chứng có chiều dài bông ngắn nhất (19,5 cm), các giống còn lại có chiều dài bông chênh lệch nhau không nhiều và giống VT2 có chiều dài bông lớn nhất (23,1 cm).
* Độ tàn của lá
Là sự duy trì màu sắc lá khi lúa chín. Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất của các giống lúa. Những giống có màu xanh duy trì khi chín thường làm tăng sản phẩm quang hợp có tiềm năng cho năng suất cao. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố di truyền của từng giống và yếu tố ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu, phân bón, . . .. Trong các giống lúa thí nghiệm có các giống N98, N100, LTH 20 có độ tàn lá muộn và chậm (điểm1), các giống còn lại có độ tàn lá trung bình.
* Độ cứng của cây
Là chỉ tiêu thể hiện khả năng chống đổ của các giống. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta thường có gió mạnh thì đây là chỉ tiêu rất quan trọng. Độ cứng cây của các giống lúa phụ thuộc bản chất di
truyền của giống và điều kiện khí hậu thời tiết, phân bón, . . . Trong điều kiện thời tiết vụ Xuân 2012 không có hiện tượng gió mạnh, nên hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều không bị đổ ngã hoặc bị nghiêng.
* Khả năng chịu lạnh của lúa
Khả năng chịu lạnh là một đặc tính phụ thuộc phần lớn vào bản chất di truyền của giống. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm gần đây sản xuất vụ Xuân thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài. Trong các giống lúa thí nghiệm thì các giống N98, N100, VT2 chịu rét tốt (điểm 1), các giống còn lại khả năng chịu lạnh kém hơn (điểm 3).
3.2. Mức độ gây hại của sâu bệnh đến các giống lúa thí nghiệm
Trong sản suất nông nghiệp đối tượng gây hại lớn nhất là sâu bệnh. Hàng năm sản lượng trồng trọt của thế giới giảm từ 12÷14% do bệnh và 14÷16% do sâu. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển. Do đó, vìệc tạo giống và chọn lọc ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh là rất quan trọng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây nên từ đó góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất của cây lúa, đồng thời bảo vệ được môi trường.
Qua theo dõi một số sâu bệnh hại chính trong vụ Xuân 2012 chúng tôi thu được một số kết quả tại Bảng 3.8.