- Thống kê năng suất, tính sai số thí nghiệm CV% và LSD5% của toàn thí
3.2.2. Mức độ gây hại của bệnh
* Đạo ôn(Pricularia oryzae).
Nấm Đạo ôn ưa nhiệt độ tương đối thấp, điều kiện nhiệt độ 20÷280C, ẩm độ không khí bão hòa và thời tiết âm u trong vụ Đông Xuân là rất thích hợp cho bệnh phát triển. Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây và trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển. Qua theo dõi thí lúa nghiệm chúng tôi thấy, bệnh xuất hiện và gây hại từ khi khi lúa trổ đến lúa chín. Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1).
* Khô vằn
Bệnh Khô vằn xuất hiện vào thời kỳ lúa làm đòng và trổ bông cho đến lúc lúa chín. Khi bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho lúa khô héo và chết, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lúa. Các giống thí nghiệm bị bệnh khô vằn ở giai đoạn từ trổ đến chín, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh còn nhẹ từ điểm 1 đến điểm 3.
* Đốm nâu
Đa số các giống lúa thí nghiệm đều bị đốm nâu ở mức độ nhẹ (điểm 0÷3).
Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưỏng và phát triển của cây lúa. Đó cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Năng suất do bản chất di truyền của giống và tác động của điều kiện ngoại cảnh. Năng suất cây lúa được quyết định bởi 3 yếu tố cơ bản: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, và khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt ). Khi số bông tăng lên một cách hợp lý thì năng suất của lúa cũng tăng lên, nhưng khi số bông tăng lên (số bông/m2)quá lớn thì sẽ làm cho quá trình quang hợp và tích lũy chất khô giảm đi và năng suất cũng giảm theo. Khối lượng 1000 hạt ít thay đổi, bởi đây là đặc tính của giống, nó được khống chế bởi kích thước vỏ trấu do các kiểu gen của từng giống quy định, tỷ lệ hạt chắc trên bông phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, nhất là giai đoạn trổ bông trở về sau.
Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong nghiên cứu được thể hiện trên Bảng 3.9.
* Số bông/m2: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 là yếu tố được hình thành sớm nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất của lúa và nó đóng góp tới 74% của năng suất. Số bông/ m2 được quyết định bởi số dảnh cơ bản, số nhánh hữu hiệu, các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh. Qua các kết quả thu được trong thí nghiệm cho thấy, số bông/m2 của các giống dao động 216,7÷261,7 bông/m2. Trong đó, giống lúa đối chứng đạt cao nhất: 261,7 bông/m2. Các giống lúa thí nghiệm còn lại đều có số bông/m2 thấp hơn so với giống đối chứng, trong đó thấp nhất là giống LTH20: 216,7 bông/m2 thấp hơn giống lúa đối chứng 45 bông/m2.
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm Tên giống Số bông/ m2 Số hạt/ bông TL hạt chắc/ bông (%) K. lượng 1000 hạt (gam) N. suất lý thuyết (tạ/ha) N. suất thực thu (tạ/ha) N 98 226.7c 171.0e 89,6 25,3 87.9ab 65.5a N 100 216.7c 190.4c 78,9 25,5 83.0bc 58.7e VT 2 225.3c 213.4b 85,1 21,5 88.0ab 64.6b LTH 20 216.7c 249.3a 75,4 21,2 86.3ab 61.8d LTH 24 243.3b 183.3d 83,1 22,5 83.4bc 57.3f LTH 31 256.3a 188.8c 78,2 23,9 90.5a 63.5c Kh.dân 18 (ĐC) 261.7 a 158.2f 89,2 21,7 80.1c 56.2g LSD5% 12,76 4,72 5,62 0,35 CV% 3,0 1,4 3,7 3,2
(Trong cùng một cột các số liệu có chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức P<0.05).
*Số hạt/bông: Là chỉ tiêu không chỉ do yếu tố di truyền của giống quyết định mà con chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khác như: Thời tiết, phân bón, sâu bệnh, . . .. Thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc ngoại cảnh bất lợi như trời rét, thiếu nước, sâu bệnh . . . là các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa dé hoa làm giảm số hạt/bông. Do vậy, chúng ta cần có biện pháp canh tác phù hợp đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, số hạt/bông cao. Qua theo dõi các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thấy, số hạt/bông giữa các giống thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa. Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có số hạt/bông cao hơn giống lúa đối chứng, trong đó cao nhất là giống LTH20 (249,3 hạt/bông)
Biểu đồ 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống thí nghiệm
* Tỷ lệ hạt chắc/bông: Tăng tỷ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỷ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỷ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỷ lệ lép sẽ cao. Tỷ lệ hạt chắc/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỷ lệ lép dao động tương đối lớn, trung bình từ 5÷10%, ít ra thì cũng là 2÷5%, cũng có khi trên 30%, thậm chí còn cao hơn nữa.
Tuy LTH20 là giống có số hạt/bông cao nhất nhưng lại có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất. Giống có tỷ lệ hạt chắc/bông cao nhất là giống N98 và giống đối chứng (89,6%), tiếp đến là giống VT2 (85,1%) và giống LTH24 (83,1%).
* Khối lượng 1000 hạt: Là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa, so với các yếu tố cấu thành năng suất khác thì khối lượng 1000 hạt ít biến động hơn, nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền. Khối lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành là khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt gạo. Khối lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm chiếm 80% khối lượng toàn hạt [18]. Vì vậy, muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
Khối lượng 1000 hạt của các giống lúa tham gia thí nghiệm giao động từ 21,2÷25,5 g/1000 hạt. Trong đó, cao nhất là giống N100 (25,5 g/1000 hạt), tiếp đến là giống N98 (25,3 g/1000 hạt) và thấp nhất là giống LTH20 (21,2g/1000 hạt).
* Năng suất lý thuyết: Là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Trên thực tế người ta luôn phấn đấu để đưa năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết được tính dựa vào 3 yếu tố cấu thành năng suất là số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt. Năng suất lý thuyết của các giống lúa trong thí nghiệm dao động 80,1÷90,5 tạ/ha, và sai khác có ý nghĩa giữa các giống. Sự sai khác có thể chia thành 04 nhóm: Nhóm 1 bao gồm 01 giống là LTH31 là nhóm có năng suất lý thuyết cao nhất 90,5 tạ/ha, Nhóm 2 và nhóm 3 có năng suất lý thuyết thấp hơn nhóm 1 và nhóm 4 là nhóm có năng suất lý thuyết thấp nhất (80,1 tạ/ha), đây là giống đối chứng.
* Năng suất thực thu: Là kết quả đánh giá một cách chính xác nhất và cụ thể nhất về năng suất của các giống lúa trong khảo nghiệm. Năng suất thực thu của các giống sẽ quyết định tính hiệu quả của quá trình sản suất. Năng suất thực thu của các giống lúa trong thí nghiệm đều khác nhau có nghĩa. Giống cho năng suất thực thu cao nhất là giống N98 (65,5 tạ/ha), cao hơn so với giống đối chứng Khang dân 18 (56,2 tạ/ha) là 9,3 tạ/ha, tiếp đến giống VT2 (64,6 tạ/ha). Nhìn chung tất cả các giống lúa trong thí nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng.
3.4. Một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của các giống thí nghiệm
Trong sản suất nông nghiệp nói chung và sản suất lúa gạo nói riêng ngoài việc cho năng suất cao thì phẩm chất của sản phẩm cũng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản suất.
Có nhiều đặc trưng phản ánh phẩm chất của gạo như: Kích thước hạt gạo, độ bạc bụng, tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo dã, . . .. Mỗi đặc trưng như vậy được quyết định bởi yếu tố di truyền và điều kiện canh tác, khí hậu.
Đánh giá một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của các giống lúa trong nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả ở Bảng 3.10.
* Chiều dài hạt gạo:
Chiều dài hạt gạo ảnh hưởng khá lớn đến thị hiếu của người tiêu dùng. Hạt gạo càng dài thì càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm đều có chiều dài hạt gạo lớn, trong đó giống có chiều dài hạt gạo lớn nhất là giống VT 2 (7,20 mm) lớn hơn so với giống đối chứng Khang dân 18 (6,54 mm) là: 0,66 mm. Hai giống là N98 và N100 do có đạng hạt bầu nên có chiều dại hạt gạo ngắn nhất.
* Chiều rộng hạt gạo:
Các giống thí nghiệm có chiều rộng hạt gạo dao động từ 1,63 – 2,2 mm. Trong đó giống N100 là giống có chiều rộng hạt gạo lớn nhất, tiếp theo là giống N98 (2,1 mm), giống có chiều rộng hạt gạo bé nhất là VT 2 (1,63 mm)
* Tỷ lệ dài/rộng:
Tỷ lệ dài/ rộng là chỉ tiêu dùng để xác định hình dạng hạt gạo. Các giống lúa thí nghiệm có tỷ lệ D/R khá lớn dao động 2,8÷4,4 lần. Trong đó thấp nhất là giống N100 (2,8), cao nhất là giống VT 2 (4,4). Theo tiêu chuẩn dánh giá hạt gạo của IRRI thì có 2 giống có dạng hạt bầu là N100 và N98, còn lại tất cả các giống đều có dạng hạt thon, dài.
* Tỷ lệ gạo xay:
Là tỷ lệ hạt gao sau khi được bóc vỏ trấu so với hạt thóc ban đầu. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tích lũy chất khô vào hạt, tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất của từng giống. Mục tiêu của các nhà chọn giống là chọn tạo ra
các giống có tỷ lệ xay cao, vỏ trấu có độ dày thích hợp. Tỷ lệ gạo xay của các giống lúa thí nghiệm biến động 79,55÷ 82,4%. Nhìn chung mức biến động về tỷ lệ gạo xay giữa các giống lúa thí nghiệm không nhiều, chỉ là 1÷3%.
Bảng 3.10: Chất lượng gạo của các giống lúa trong thí nghiệm
TT Tên giống Chiều dài hạt gạo (mm) Chiều rộng hạt gạo (mm) Dài/ rộng Dạng hạt gạo Tỷ lệ gạo xay (%) Tỷ lệ gạo giã (%) Tỷ lệ gạo nguyê n (%) Tỷ lệ bạc bụng (%) 1 N 98 6,15 2,10 2,9 Bầu 81,25 76,1 70,1 5,70 2 N 100 6,21 2,20 2,8 Bầu 82,4 77,5 68,3 5,50 3 VT 2 7,20 1,63 4,4 Thon dài 82,2 77,3 61,8 6,50 4 LTH 20 6,72 1,72 3,9 Thon dài 81,5 76,2 60,7 7,30 5 LTH 24 6,81 1,70 4,0 Thon dài 79,55 74,4 58,7 8,00 6 LTH 31 7,00 1,68 4,2 Thon dài 80,7 75,3 62,5 6,80 7 Khang
dân 18 6,54 1,83 3,6 Thon dài 80,12 75,0 63,4 8,10
* Tỷ lệ gạo giã:
Là tỷ lệ gạo thu được sau khi làm sạch vỏ cám, đây chỉ tiêu liên quan lớn đến phẩm chất và mẫu mã gạo. Những giống có tỷ lệ gạo giã cao thường là những giống có phẩm chất tốt. Tỷ lệ gạo giã của các giống lúa trong thí nghiệm là khá đồng đều, dao động trong khoảng 74,4%÷77,5%. Trong đó, giống N100 có tỉ lệ gạo giã cao nhất (77,5%), cao hơn so với giống đối chứng 2,5%. Thấp nhất là giống LTH 24 (74,4%), thấp hơn so với giống đối chứng 0,6%.
* Tỷ lệ gạo nguyên:
Là chỉ tiêu liên quan đến giá trị thương phẩm của gạo, tỷ lệ gạo nguyên cao thì giá trị thương phẩm của gạo cao. Tỷ lệ gạo nguyên của các giống lúa
thí nghiệm khá cao, cao nhất là giống N98 (70,1%), cao hơn so với giống đối chứng 6,7%, thấp nhất là giống LTH 24 (58,7%).
* Tỷ lệ bạc bụng:
Là tổng số hạt gạo có phần tinh bột chiếm 1/4 khối lượng hạt gạo trở lên so với 100 hạt nguyên mẫu. Tỷ lệ bạc bụng phụ thuộc vào giống và điều kiện hình thành hạt. Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng chế biến và phẩm chất của hạt gạo. Những giống có hạt gạo trắng trong khi xay thường có tỷ lệ gạo nguyên cao, chất lượng cơm ngon hơn giống có tỷ lệ bạc bụng cao. Giống có tỷ lệ bạc bụng cao nhất là đối chứng (8,1%), thấp nhất là giống N100 (5,5 %).
3.5. Chất lượng dinh dưỡng của gạo ở các giống lúa thí nghiệm
Qua kết quả phân tích chất lượng dinh dưỡng gạo của các giống thí nghiệm tại Bảng 3.11 cho thấy:
* Hàm lượng tinh bột: Đây là thành phần chủ yếu trong hạt gạo, nó được hình thành từ hai đại phân tử là amylose và amylopectin. Hàm lượng amylose có thể được coi là tính trạng quan trọng nhất trong phẩm chất cơm, vì nó quyết định tới việc cơm dẻo, mềm hay cứng. Hàm lượng amylose càng thấp thì cơm càng mềm [28]. Hàm lượng tinh bột trong hạt gạo thường có mối tương quan nghịch với hàm lượng protein. Nếu hàm lượng protein trong hạt tăng thì hàm lượng tinh bột trong hạt gạo giảm [29]. Hàm lượng tinh bột của các giống lúa tham gia thí nghiệm tương đối ổn định, dao động trong khoảng 61,12%÷ 63,8%. Trong đó, cao nhất là các giống LTH20 (63,8%) và thấp nhất là N98 (61,12%).
Bảng 3.11. Chất lượng dinh dưỡng của các giống lúa trong thí nghiệm
TT Tên giống Tinh bột% Protein% Amylose%
1 N 98 61,12 10,40 12,25 2 N 100 61,50 10,20 11,23 3 VT 2 62,2 8,40 18,52 4 LTH 20 63,80 7,30 17,75 5 LTH 24 63,76 7,40 21,12 6 LTH 31 62,15 8,40 16,91 7 Kh.dân 18 (ĐC) 62,1 7,20 23,20
* Hàm lượng protein: Trong số các loại protein từ ngũ cốc, protein từ lúa được đánh giá là loại dễ tiêu hóa ( 88%), trong đó chứa lượng lizin cao (4%) [13]. Với các nước coi lúa gạo là thức ăn chính thì hàm lượng protein cao trong lúa gạo là nguồn bổ sung protein cực kỳ quan trọng [30]. Hàm lượng protein không giống nhau ở các giống lúa. Thông thường, các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ. Trong thời gian qua, các nhà chọn tạo giống trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều thành công trong việc chọn tạo ra các giống lúa có hàm lượng protein cao. Gần đây nhất, các nhà chọn tạo giống của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tạo ra các giống lúa P4, P6, . . . có hàm lượng protein trên 10% [8]. Kết quả trình bày tại Bảng 3.11 cho thấy, hầu hết các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có hàm lượng protein cao hơn so với giống đối chứng, trong đó giống N98 đạt cao nhất: 10,4%, tiếp đến là giống N100 (10,2%).
* Hàm lượng Amylose: Đây là phần tinh bột không phân nhánh có trong gạo. Hàm lượng amylose là một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến chất lượng nấu ăn của gạo. Hàm lượng amylose khác nhau ở các giống lúa, hàm lượng amilose càng thấp thì cơm càng mềm dẻo. Các giống lúa nếp thường có hàm lượng amylose nhỏ hơn các giống lúa tẻ thường. Các giống
lúa thuộc nhóm Japonica có hàm lượng amylose thấp hơn các giống thuộc nhóm Indica. Hàm lượng amylose cũng tham gia quyết định tới độ bạc của hạt gạo. Những giống có hàm lượng amylopectin cao thường có cấu trúc phân tử khá lỏng lẻo, vì thế tạo ra rất nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt tinh bột và kết quả là toàn bộ nội nhũ có màu trắng đục, do đó hàm lượng amylose tỷ lệ nghịch với độ bạc của hạt gạo. [31]. Gạo của các giống tham gia thí nghiệm đều có hàm lượng amylose thấp hơn giống đối chứng, trong đó thấp nhất là giống N100 (11,23%), tiếp đến là giống N98 (12,25%), cao nhất là giống Khang dân 18 (đối chứng) (23,2%).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
1. Thời gian sinh trưởng của các giống giao động từ 133÷138 ngày trong đó giống VT2 thời gian sinh trưởng ngắn nhất (133 ngày) ngắn hơn so với giống đối chứng 2 ngày. Cụ thể, các giống lúa trong thí nghiệm có các đặc điểm sinh trưởng như sau:
+ Chiều cao dao động trong khoảng 82,8 cm (giống N100) đến 98,2 cm (giống N98), tất cả đều thuộc loại lúa bán lùn.
+ Khả năng đẻ nhánh tương đối cao, dao động 6,0÷9,4 nhánh. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, cao nhất là giống LTH31 (83,8%), thấp nhất là giống N100 (52,2%).
2. Khả năng chống đổ và khả năng chịu lạnh của các giống lúa thí nghiệm đều tốt. 3. Cả 06 giống lúa trong thí nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn