- Thống kê năng suất, tính sai số thí nghiệm CV% và LSD5% của toàn thí
3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các kỳ theo dõi
Chiều cao cây là đặc trưng hình thái có tính chất di truyền và có liên quan đến khả năng chống đổ, chịu phân của từng giống. Sự tăng trưởng của chiều cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, phân bón, đất đai và biện pháp canh tác. Trong quá trình chọn tạo các giống lúa mới thì chiều cao cây cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Thông thường các giống lúa năng suất cao là các giống lúa thấp cây, lá đứng, thân cứng, chịu phân. Các giống thấp cây cũng là các giống có khả năng chịu phân trong kỹ thuật thâm canh. Chiều cao cây còn liên quan mật thiết đến số lá, số đốt thân và tổng thời gian sinh trưởng của giống.
Qua quá trình theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.1
- Thời gian 4 tuần sau cấy: Đây là giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Kết quả theo dõi cho thấy, chiều cao của các giống lúa thí nghiệm dao động 31,47÷44,2 cm, lúc này mức độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt và được chia làm 4 nhóm khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Các giống có chiều cao vượt trội là LTH24 (44,2 cm), N100 (39,4 cm) và thấp nhất là LTH 31 (31,47 cm)
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm
TT Tên giống Kỳ theo dõi sau cấy Cuối
cùng
2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần
1 N 98 25.2b 36.27c 45.6d 52.47cd 98.2a 2 N 100 28.73a 39.4b 47.87b 56.53b 82.8f 3 VT 2 23.93bc 34.13d 41.67f 47.73e 92.2d 4 LTH 20 24.6b 34.27d 44.13e 50.87d 90.4e 5 LTH 24 28.53a 44.2a 53.13a 60.73a 96.2b 6 LTH 31 24.2b 31.47c 41.53f 48.93e 91.6de 7 Kh.dân 18 22.47c 34.4d 46.73c 53.8c 94.7c LSD 5% 1,61 1,30 0,92 1,6 1,33 CV% 3,6 2,0 1,2 1,7 0,8
(Trong cùng một cột các số liệu có chữ cái khác nhau thì sai khác ở mức P<0.05)
Biểu đồ 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống
- Thời gian từ 6 tuần sau cấy: Đầu thời kỳ này cây đẻ nhánh tối đa, cuối thời kỳ cây bắt đầu kết thúc đẻ nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sau cấy 6 tuần chiều cao cây của các giống lúa thì nghiệm có sự khác biệt nhau có ý nghĩa, trong đó cao nhất là giống LTH24 (53,13 cm) tiếp đến là giống N100 (47,87 cm), thấp nhất là giống LTH31 (41,53 cm) thấp hơn so với giống đối chứng 5,2 cm.
chuyển sang giai đoạn đứng cái, làm đòng. Đây là thời kỳ phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản, nên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Mức độ tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn này dao động trong khoảng 47,73÷60,73 cm. Các giống lúa thí nghiệm đều có sự sai khác có nghĩa về thống kê so với nhau và so với giống đối chứng.
- Chiều cao cây cuối cùng: Đây là một đặc tính điển hình của các giống, nó liên quan đến tính chống chịu đỗ ngã, chịu phân,… của các giống. Đồng thời chiều cao cây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống, là chỉ tiêu để xác định giống dài hay ngắn ngày. Đến thời kỳ này chiều cao cây của các giống thí nghiệm đã có sự thay đổi rõ rệt. Chiều cao cuối cùng của các giống dao động 82,8÷98,2 cm. Chiếu theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” của IRRI [7], chiều cao cây lúa được chia thành 3 mức ứng với thang điểm: 1- Bán lùn (< 110 cm); 5- Trung bình (<130 cm); 9 – Cao (> 130 cm) thì chiều cao của các giống lúa tham gia trong thí nghiệm đều ở mức bán lùn (< 110 cm). Ở giai đoạn này có thể chia các giống lúa thí nghệm làm 6 nhóm khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhóm I bao gồm các giống N98 (98,2) là giống có chiều cao cuối cùng cao nhất và nhóm cuối cùng có chiều cao thấp nhất là giống N100 (82,8 cm) thấp hơn so với giống đối chứng 11,9 cm
3.1.4. Động thái ra lá của các giống thí nghiệm
Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời là để thoát hơi nước và hô hấp. Lá là một đặc trưng hình thái để phân biệt giữa các giống, mỗi giống có bộ lá khác nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước, . . . Lá ở thời kỳ nào quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó? Đặc biệt ba lá cuối cùng thường ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Tốc độ ra lá phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các
biện pháp kỹ thuật. Chúng ta cần nắm được quá trình hình thành, đặc điểm hoạt động sinh lý của các lá qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển để áp dụng biện pháp kỹ thuật thích hợp giúp lá quang hợp và hoạt động sinh lý tốt nhất. Nghiên cứu động thái ra lá/thân chính của các giống, chúng tôi thu được các kết quả tại Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.2
Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm TT Tên giống Kỳ theo dõi sau cấy (lá/thân chính)
2 tuần 4 tuần 6 tuần 8 tuần
1 N 98 5,5 6,8 9,0 11,4 1,2 13,5 2 N 100 5,6 7,0 9,0 11,2 1,0 13,0 3 VT 2 5,2 6,3 9,0 11,0 1,2 12,6 4 LTH 20 5,6 7,0 9,0 11,1 1,0 12,5 5 LTH 24 5,2 6,5 9,3 12,8 1,6 13,7 6 LTH 31 5,4 6,5 9,2 11,9 1,4 12,8 7 Kh. dân 18 (ĐC) 5,2 6,6 9,0 11,4 1,2 12,6
Biểu đồ 3.2: Động thái ra lá của các giống thí nghiệm
Sau khi bén rễ hồi xanh (2 tuần sau cấy) các giống lúa có số lá đạt trung bình 5,2÷5,6 lá/thân chính. Sau khi cấy 4 tuần, các giống có số lá trung bình nằm trong phạm vi 6,3÷7,0 lá/thân chính. Tốc độ lá của các giống từ 4
tuần đến 8 tuần sau cấy đạt nhanh hơn các giai đoạn khác, giống LTH24 có tốc độ ra lá trung bình nhanh nhất là 1,6 lá/tuần, cao hơn giống đối chứng 0,4 lá/tuần. Giống N100 và LTH20 có tốc độ ra lá chậm nhất. Số lá cuối cùng đạt được ở các giống là khác nhau, biến động từ 12,6 lá/thân chính (giống đối chứng và VT2) đến 13,7 lá/thân chính (giống LTH24).