Lồng ruột là tình trạng đoạn ruột phía trên chui vào trong lòng của đoạn ruột liền phía dưới (thường gặp). Tuỳ theo diễn tiến cuẩ bệnh người ta chia ra làm ba loại: lồng ruột cấp tính, lồng ruột bán cập và lồng ruột mãn tính. Trong phạm vi bài này chỉ nói đến lồng ruột cấp tính.
Lồng ruột ở trẻ còn bú (từ 1 đến 24 tháng tuổi) là lồng ruột cấp tính và là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất ở lứa tuổi này.
1. CÁC NGUYÊN NHÂN THUẬN LỢi:
a. Tuổi: thường gặp nhất từ 4 đến 8 tháng tuổi.
b. Giới: nam bị nhiều hơn nữ, tỷ lệ thay đổi từ 3/2 đến 2/1.
c. Thể trạng và chế độ ăn: bệnh nhi thường là một trẻ bụ bẫm, khoẻ mạnh và bú sữa mẹ.
d. Thời tiết: ở nước ta gặp nhiều vào mùa đông xuân.
e. Yếu tố bệnh lý: một số lồng ruột cấp tính xảy ra ở một số trẻ đang mácbệnh ỉa chảy, viêm đường hô hấp trên.
2. CHẨN ĐOÁN: dựa vào các triệu chứng sau.
a. Đau: trẻ đang chơi, khoẻ mạnh, bỗng khóc thét, quằn quại, giãy giụa, sau vài phút dịu đi ròi 15 phút đến nửa giờ hoặc 1 đến 2 giờ sau lại khóc thét. Đó là những cơn đau cách quãng, phải nghĩ đến lồng ruột.
b. Nôn: nôn ngay trong cơn đau đầu tiên, trẻ bỏ bú, không chịu ăn. Hết cơn đau trẻ bú lại, nhưng rồi lại nôn.
ĐAU TỪNG CƠN + NÔN + BỎ BÚ = LỒNG RUỘT (Sớm)
c. Ỉa ra máu: Có vài vết máu đỏ thẫm giây ra tã, hoặc máu lầy nhầy. Thường thì 6 đến 8 giờ sau cơn đau đầu tiên mới ỉa ra máu, hoặc thăm dò hậu môn có máu dính găng.
ĐAU TỪNG CƠN + NÔN + ỈA RA MÁU = LỒNG RUỘT (muộn)
d. Sờ nắn bụng có phản ứng: có khi chỉ thấy phản ứng một vùng, có khi thấy khối lồng (Buodin) dể dàng khi trẻ nằm im không khóc. khối lồng có thể ở vị trí như hông phải, thượng vị, hông trái. Đôi khi lại thấy khối lòng ở hậu môn (rất muộn).
e. X quang: có các hình ảnh như đại tràng bị cắt cụt, hình càng cua, hình đáy chén, hình nhiều vòng tròn đồng tâm.
f. Siêu âm: rất có giá trị trong chẩn đoán
3. ĐIỀU TRỊ: Có hai phương pháp
Biên soạn: Bs Đinh Lý – Bộ môn Ngoại
a. Tháo lồng bằng hơi: dược chỉ định khi bệnh nhân đến trước 24 giờ và tình trạng toàn thân còn tốt.
b. Phẫu thuật.