Ruột thừa viêm cấp:

Một phần của tài liệu Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx (Trang 43 - 44)

Viêm ruột thừa là cấp cứu hay gặp nhất trong bệnh lý ngoại khoa về bụng nhưng chỉ được nhắc tới trong y văn khoảng 500 năm trước. Lúc đầu bệnh được gọi là bệnh “Viêm quanh manh tràng” vì người ta tìm thấy ổ viêm ở vùng hố chậu phải trên mổ tử thi mà nguồn gốc được cho là xuất phát từ manh tràng.

1827 Melier đã mô tả đúng nguồn gốc của ổ mủ vùng hố chậu phải là do viêm ruột thừa, nhưng chỉ tới năm 1886 Fitz mới xác định và chính thức gọi là viêm ruột thừa ở những trường hợp mà trước đây gọi là viêm quanh manh tràng, và tác giả gời ý là cắt bỏ ruột thừa mới giải quyết được bệnh.

1889 lần đầu tiên Senn thông báo 1 trường hợp chẩn đoán chính xác ruột thừa viêm chưa vỡ và mổ cắt ruột thừa thành công.

1898 Mac-Burney mô tả dấu hiệu lâm sàng của viêm ruột thừa chưa vỡ, trong đó có điểm đau vùng hố chậu phải nay gọi là điểm Mac-Burney.

1. Triệu chứng học: biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tuỳ theo vị trí, giai đoạn tiến triển

của bệnh và tuỳ theo cơ địa của từng người. Sau đây là triệu chứng của ruột thừa viêm xung huyết.

a. Triệu chứng toàn thân: người mệt mỏi, uể oải, biểu hiện một tình trạng nhiễm trùng vừa hoặc nặng tuỳ theo giai đoạn của bệnh. Thường sốt 38 - 3805 C, mạch 90 - 100 lần/ phút, huyết áp hầu như không thay đổi.

b. Triệu chứng cơ năng:

- Đau bụng: là lý do chính đưa bệnh nhân đến viện, thường lúc khởi đầu đau ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, sau đó lan về hố chậu phải. Cơn đau có đặc điểm như đau âm ỉ, đau liên tục và đau tăng dần.

- Các triệu chứng khác:

+ Cảm giác chán ăn đầy bụng + Buốn nôn hay nôn

+ Tiêu chảy (ít gặp hơn) b. Triệu chứng thực thể:

- Nhìn thường không có giá trị nhiều trong chẩn đoán.

- Tìm các điểm đau:

+ Điểm hay gặp là điểm Mac Burney.

+ Các điểm khác ít gặp hơn như điểm Lanz, Clado vì ruột thừa không có vị trí chính xác nhất định

CHÚ Ý: điểm đau chói chỉ còn khu trú khi bệnh nhân đến sớm trong những giờ đầu. Khi đả có phản ứng phúc mạc thì đau lan toả cả một vùng.

YHCS-BỆNH HỌC NGOẠI

- Công thức máu: cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao trong đó bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế.

- Siêu âm:

2. Diễn biến của ruột thừa nếu không mổ:

a. Ruột thừa có thể hết viêm: nếu chỉ cương tụ máu, bệnh nhân nằm nghỉ và dùng kháng sinh ruột thừa có thể hết viêm. ĐÂY có thể là một tai hoạ vì rất khó xác định. Cần chú ý là diễn biến rất nhanh, để muộn là rất nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ruột thừa chưa cắt dể viêm lại và nặng hơn.

b. Viêm phúc mạc toàn thể:

- Ngay từ đầu hoặc sau 24 giờ

- Hoặc sau 48 giờ bệnh nhân đau dữ dội sau đó co cứng thành bụng cần phải mổ ngay

c. Abces ruột thừa: đau hố chậu phải, sốt kéo dài, sờ hố chậu phải có một khối giới hạn rỏ, ấn rất đau. Cần phải mổ hoặc chọc hút dưới siêu âm

d. Đám quánh ruột thừa: do mạc nối lớn, ruột non đến bao bọc ruột thừa và dính vào thành bụngcó khi trong ổ bụng.

- Cơn đau có từ 4 đến 5 hôm trước - Đau, sốt, táo bón

- Khi sờ nắn thấy một đám cứng như mo cau ở vùng hố chậu phải, bờ không rỏ rệt, ấn không đau hoặc đau ít trong trường hợp này không nên mổ ngay vì rất dính. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, dùng kháng sinh và theo dõi nhiệt độ, mạch, bạch cầu. Có hai khả năng.

+ Đám quánh tan hẹn bệnh nhân đến mổ sau 2 đến 6 tháng

+ Abces ruột thừa: xử trí như trên.

3. Điều trị: tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh

a. Nếu ruột thừa viêm cấp đến sớm hoặc muộnkhi đã có viêm phúc mạc thì phải mổ cấp cứu ( mổ nội soi hoặc mổ hở )

b. Abces ruột thừa: chọc hút dưới siêu âm kết hợp với kháng sinh hoặc mổ

c. Đám quánh ruột thừa: cho về hẹn 2 đến 6 tháng sau đến mổ

Một phần của tài liệu Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w