Thoát vị bẹn:

Một phần của tài liệu Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx (Trang 44 - 46)

Khi một tạng hay một phần của một tạng rời vị trí trong ổ bụng, chui qua một lỗ tự nhiên ở thành bụng, thì gọi là thoát vị. Khối thoát vị nằm trong bao thoát vị và ở dưới da thành bụng, thường hay gặp là thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thoát vị rốn, thoát vị đường trắng, thoát vị bịt, thoát vị lưng. Ở đây ta chỉ nói đến thoát vị bẹn.

Thành phần của thoát vị gồm có nội tạng và bao thoát vị. Bao thoát vị bao gồm: ở trong cùng là phúc mạc chui qua chui qua lỗ thành bụng, to hay nhỏ tuỳ theo từng trường hợp, gọi là túi thoát vị, trong túi đó có nội tạng, nhưng không dính với thành của túi, trừ khi có tai biến của thoát vị.

Biên soạn: Bs Đinh Lý – Bộ môn Ngoại

I. Lâm sàng: Hoàn cảnh xuất hiện, có hai trường hợp xảy ra.

1. Đến khám bình thường: (không cấp cứu) vì thấy một khối phồng ở vùng bẹn - đùi

a. Hỏi bệnh: cách xuất hiện của khối phồng. - Vốn có từ lúc nhỏ tuổi.

- Mới thấy sau khi ho hoặc rặn mạnh.

- Đứng lâu, chạy nhảy hoặc làm công việc nặng: khối phồng to lên. Nằm nghỉ tại giường khối nhỏ lại hoặc mất hẳn.

- Sức khoẻ chung không thay đổi.

b. Khám: ở tư thế đứng, sau chuyển sang nằm. - Không đau khi sờ nắn vào khối phồng.

- Bảo bệnh nhân ho mạnh: Thấy khối phồng căng lên, to nhanh và chuyển động từ trên xuống dưới dọc theo ống bẹn, làm căng bìu phía cùng bên.

Để bệnh nhân nằm xuống dùng tay bóp dồn khối phồng từ bìu ngược lên trên về phía ổ bụng, có thể làm xẹp khối phồng đôi khi nghe tếng lọc xọc.

Sau khi khối phồng xẹp hết, dùng đầu ngón tay trỏ đưa từ gốc bìu, đôi da bìu lên, ngược về lỗ bẹn để tìm ống bẹn rộng. Ống này chếch lên trên và ra ngoài. Bình thường không đút lọt ngón tay, nếu đút lọt ngón tay chứng tỏ lỗ bẹn rộng. Nếu bảo bệnh nhân ho hoặc rặn mạnh ta sẻ có cảm giác nhe nmột sức đẩy từ trong ra chạm vào đầu ngón tay.

2. Đến khám cấp cứu:

Vì đau, vì tắc ruột. Đó là dấu hiệu của thoát vị bị nghẹt: ruột sa tụt xuống túi thoát vị, bị cổ bao thoát vị bóp nghẹt, gây ra hội chứng tắc ruột cấp tính và có nguy cơ hoại tử ruột. Mọi thoát vị đều có nguy cơ bị nghẹt nhưng dể bị nghẹt nhất là thoát vị đùi và thoát vị bẹn.

a. Triệu chứng cơ năng:

- Đau dữ dội vùng bẹn - đùi. Đây là triệu chứng đầu tiên và chủ đạo. - Nôn, buồn nôn.

- Bí trung đại tiện.

b. Triệu chứng thực thể:

- Ấn vào khối phồng rất đau

- Khối thoát vị căng không bóp nhỏ lại được. Không thay đổi thể tích khi ho hoặc rặn.

c. Triệu chứng toàn thân:

- Giai đoạn đầu không thay đổi, không sốt.

- Giai đoạn muộn có tình trạng choáng do hoại tử ruột.

YHCS-BỆNH HỌC NGOẠI

1. Điều trị bằng băng giữ hoặc bằng vải hoặc bằng dây da: đây chỉ là phương pháp áp dụng cho trẻ sơ sinh với hy vọng tự khỏi hoặc ở bệnh nhân chống chỉ định phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật.

2. Phẫu thuật để phục hồi thành bụng: là phương pháp tốt nhất và áp dụng rộng rãi nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w