Hệ tiết niệu:

Một phần của tài liệu Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx (Trang 38 - 39)

I. Đại cương về cấu trúc cơ thể người:

5.Hệ tiết niệu:

Bao gồm thận, niệu quản,bàng quang và niệu đạo.

a. Thận là một cơ quan có vai trò trong việc duy trì thăng bằng nước và điện giãi

trong cơ thể và thải các chất độc đối với cơ thể ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu chảy vào đài thận, bể thận, qua niệu quản, đọng lại ở bàng quang và được tống ra ngoài qua niệu đạo.

Có hai thận phải và trái, nằm ở hai bên hố thắt lưng. Có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng được bao bọc trong một bao xơ bình thường có thể bóc tách dể dàng. Thận thai nhi có hình nhiều múi, ở người trưởng thành đôi khi thận cũng có hình múi do kém phát triển. Trong trường hợp bất thường có thể chỉ có một thận, ba thận hay hai thận dính vào nhau như một móng ngựa nằm vắt ngang qua cột sống.

- Kích thước: Thận cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3 cm, nặng 150 gam ở nữ hơi nhẹ hơn nam một ít. Bình thường không sờ thấy thận, khi sờ thấy thận

có nghĩa là thận to.

b. Niệu quản: là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng

quang, nằm sau phúc mạc dọc hai bên cột sống thắt lưng. Niệu quản dài 25 cm, đường kính niệu quản khi căng khoảng 5 mm đều từ trên xuống dưới trừ ba chổ hẹp. Do các chổ hẹp này mà sỏi từ thận hay bể thận rơi xuống niệu quản thường mắc ở những chổ này và gây nên những cơn đau quặng thận và trên lâm sàng khi khám có thể tìm thấy các điểm đau niệu quản trên, giữa và dưới tương ứng với các chổ hẹp này.

c. Bàng quang: bàng quang là một tạng rổng nằm ngoài, dưới

phúc mạc trong chậu hông bé, sau xương mu, trên cơ nâng hậu môn, trước các tạng sinh dục và trực tràng. Hình dạng, kích thước và vị trí thay đổi tùy theo lượng nước tiểu chứa trong nó. Bình thường khi bàng quang chứa 200 - 300 ml nước tiểu thì ta có cảm giác đi tiểu. Trong trường hợp bí tiểu có thể chứa hàng lít nước tiểu.

- Cấu tạo: Đi từ trong ra ngoài bàng quang có cấu tạo 4 lớp.

Biên soạn: Bs Đinh Lý – Bộ môn Ngoại

+ Lớp niêm mạc: Mắt trong bàng quang được che phủ một lớp niêm mạc có màu hồng nhạt. Khi bàng quang rỗng các niêm mạc xếp nếp tạo thành nếp niêm mạc, nhưng khi bàng quang đầy thì nếp niêm mạc mất đi. Đặc biệt có một vùng mà lớp niêm mạc không bị xếp nếp và có màu hồng hơn các nơi khác, vùng này có hình tam giác gọi là tam giác bàng quang mà ba đỉnh là hai lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong. Lớp niêm mạc được cấu tạo bởi lớp biểu mô chuyển tiếp.

+ Lớp dưới niêm mạc: có các mô liên kết chun. + Lớp cơ: bao gồm

- Các thớ cơ dọc ở ngoài. - Cơ vòng ở giữa.

- Cơ chéo (cơ rối) ở trong. + Lớp ngoài cùng là mô liên kết xơ

d. Niệu đạo nam: niệu đạo bắt đầu từ cổ bàng quang ở lỗ niệu đạo trong đi thẳng

xuống dưới xuyên qua tiền liết tuyến, sau đó đi qua hoành chậu cong ra phía trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu (cách bờ này khoảng 1,5 cm) rồi đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu.

e. Niệu đạo nữ: niệu đạo ở nữ đi từ cổ bàng quang tới âm hộ. Từ

đáy chậu đi thẳng xuống dưới và ra trước song song với âm đạo. Nó có hai đoạn là đoạn chậu hông và đoạn đáy chậu. Ở người lớn niệu đạo dài khoảng 4 cm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Y cơ sở - Dược tá pptx (Trang 38 - 39)