Kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch kĩ thuật Phòng Kế toán Tài chính Các tổ xây dựng Các quầy kinh doanh thương mại Tổ kinh doanh khách sạn
- Hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty.
Nhiệm vụ:
- Thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh. - Quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư. - Tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty.
- Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
- Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm tổng quát chung, quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, quyết định chiến lược phát triển công ty, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
Chức năng:
Do Hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Nhiệm vụ:
- Quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Công ty giữa hai kỳ đại hội.
- Nhân danh công ty để đưa ra các quyết định,thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
- Đưa ra các quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và các kế hoạch phát triển hàng năm của công ty.
- Quyết định các dự án đầu tư và các phương án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn được quy định trong điều lệ của công ty.
- Quyết định tới cơ cấu tổ chức và quy chế quản lí nội bộ…
- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, ghi chép lưu trữ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo khác.
- Giám đốc công ty: Được hội đồng quản trị bổ nhiệm. Là người điều hành chính của cả công ty, đại diện pháp nhân của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày.
Chức năng:
Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trước pháp luật, trước hội đồng quản trị cũng như các cá nhân tổ chức có liên quan như các đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp về mọi hoạt động của công ty.
Nhiệm vụ:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh và lãnh đạo thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty.
- Dự thảo chương trình hành động, lập lịch trình hoạt động, đưa ra các quyết định mang tính cải thiện cải tổ công ty khi cần thiết.
- Quản lý, giám sát chung về mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty như: Xác lập sơ đồ tổ chức; giới hạn quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh trong công ty; xây dựng và điều chỉnh các quy định, các tiêu chuẩn thống nhất trong toàn bộ công ty.
- Xét duyệt cho các phương án, các kế hoạch kinh doạnh của công ty.
- Trực tiếp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm và phát triển nhu cầu, giới thiệu sản phẩm của công ty trên thị trường, cung cấp cho nhà quản lý những thông tin cập nhật trong việc ra quyết định. Phòng kinh doanh có thể tham mưu cho giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng cung ứng sản phẩm cho khách hàng, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, khả năng cung ứng sản phẩm cho khách hàng, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cuối kỳ.
Chức năng:
Tham mưu và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn , tiết kiệm chi phí, đem lại lợi ích kinh tế , xã hội cho công ty.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường, phân tích, đánh giá thị trường, tìm kiếm khách hàng. - Thiết lập, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh.
- Xây dựng các phương án kinh tế của các hợp đồng cụ thể.
- Chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ thương mại thông qua hoạt động tiếp thị.
- Tự đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động tiếp thị marketing cho phù hợp thị trường.
- Tham mưu cho lãnh đạo trong quyết định đầu tư, mua sắm các loại máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động của công ty.
- Tổ chức thu mua và quản lý nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Phòng tổ chức - hành chính: Lập kế hoạch về việc tuyển dụng, bố trí nhân sự theo sự cần thiết của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên để phù hợp với yêu cầu công việc.
Chức năng:
Phòng hành chính thuộc bộ máy quản lý của công ty có chức năng tham mưu, tổ chức thực hiện các công việc mang tính hành chính như việc quản lý văn phòng giao dịch với khách, đảm bảo việc thực hiện nội quy, quy định của công ty, phân công tổ chức, giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ của người lao động.
Nhiệm vụ:
- Xếp đặt nơi làm việc, quản lý mặt bằng văn phòng.
- Lập quy trình công tác cho các khối phòng ban nghiệp vụ.
- Xếp lịch làm việc, lập bảng phân phối, phối hợp công tác của các cấp cán bộ. - Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
- Quản lý công việc văn phòng: tiếp nhận, phân loại, xử lý các công văn, giấy tờ, các văn bản trong công ty.
- Tổ chức các công việc lễ, tết, thăm hỏi, tổ chức hội nghị cho công ty. - Truyền đạt các chỉ đạo hướng dẫn của lãnh đạo tới các đơn vị phòng ban. - Duy trì thực hiện nội quy, nội vụ cơ quan, giờ giấc làm việc.
- Lên phương án mua sắm trang thiết bị văn phòng trình lãnh đạo phê duyệt.
- Phòng kế toán- tài chính: Là một ban có chức năng riêng biệt trực tiếp lập kê hoạch và thực hiện thu chi tài chính, quản lý vật tư, tiền vốn trong kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các tài liệu cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản trong quan hệ với nguồn hình thành, giám sát góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh,
hiệu quả của từng đồng vốn trên cơ sở thực hiện theo pháp luật và cơ chế kế toán hiện hành.
Chức năng:
Phòng Kế toán – Tài chính là một bộ phận trong bộ máy quản lý công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các công tác về tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của công ty nhằm khai thác, huy động sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tài chính đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Lập kế hoạch thu, chi hàng tháng, quý, năm cho công ty.
- Tổ chức công tác kế toán trong công ty, kiểm tra các chứng từ, ghi sổ , lập các báo cáo tài chính cho công ty.
- Kiểm tra việc sử dụng vốn tạm ứng của công ty cho các đơn vị sản xuất thi công. - Lập báo cáo quyết toán hàng kỳ theo quy định gửi cho các cơ quan tổ chức cần thiết như cơ quan thuế, ngân hàng…
- Phân tích các hoạt động kinh tế của công ty, chỉ ra những hiệu quả hoặc hạn chế ở từng hoạt động
- Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, phối hợp với các phòng kinh doanh, phòng kế hoạch – kỹ thuật và các đơn vị trực thuộc.
- Lưu trữ, bảo quản các chứng từ, sổ sách, giữ gìn các bí mật của công tác kế toán. - Phòng kế hoạch- kỹ thuật:
Chức năng:
Phòng kế hoạch – kỹ thuật nằm trong bộ máy quản lý của công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện về kế hoạch sản xuất, hoạch toán kinh doanh, quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình thi công, tham mưu cho công tác đầu tư, đấu thầu, bước đầu hoạch định giá cả cho các hợp đồng kinh tế.
Nhiệm vụ:
- Lập dự án đầu tư (tiền khả thi, khả thi). - Thiết kế lập dự toán và tổng dự toán.
- Giám sát thi công và lắp đặt thiết bị. - Tổ chức thi công xây lắp các công trình.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đảm bảo tiến độ thi công xây dựng. - Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc quản lý chất lượng kỹ thuật. - Tổ chức nghiệm thu công trình.
- Đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình.
- Báo cáo thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và công tác kỹ thuật cho lãnh đạo công ty.
2.1.4 Nguồn lực của công ty
2.1.4.1 Tình hình lao động của công ty
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về lao động giai đoạn 2009– 2011
(Đơn vị: Người) 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số lượng % Số lượng % Số lượng % ± % ± % Tổng số lao động 155 100 250 100 378 100 95 61,29 128 51,2
1, Phân theo giới tính
Nam 119 76,77 218 87,2 297 78,57 99 83,19 79 36,23
Nữ 36 23,23 32 12,8 81 21,43 -4 -11,11 49 153,13
2, Phân theo tính chất lao động
Trực tiếp 126 81,29 216 86,4 336 89,89 90 71,43 120 55,56
Gián tiếp 29 18,71 34 13,6 42 11,11 5 17,24 8 23,53
3, Phân theo trình độ đào tạo
Đại học, trên đại học 34 21,94 41 16,4 52 13,76 7 20,59 11 26,83
Cao đẳng – Trung cấp 48 30,97 67 26,8 83 21,96 19 39,58 16 23,88
Phổ thông 73 47,09 142 56,8 243 64,28 69 94,52 101 71,13
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Qua bảng 2.1 nhận thấy lượng lao động của công ty tăng đáng kể qua các năm. Trong cả giai đoạn 2009 – 2011 số lượng lao động chính thức trong công ty tăng được 223 người, trung bình mỗi năm tăng 111 người, đặc biệt là năm 2011 số lượng nhân viên tăng 128 người (tăng 51.2%) so với năm 2010. Sự tăng lên về tổng số lao động của
công ty qua các năm là ở mức độ cao và phù hợp với nhu cầu lao động đáp ứng cho sự tăng trưởng trong kinh doanh của công ty.
Trong cơ cấu lao động của công ty, lao động nam chiếm tỷ trọng lớn, gần 80% tổng lao động trong các năm. Điều này là phù hợp với đặc thù hoạt động tác nghiệp của nhân viên công ty. Số nhân viên nữ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đa số nhân viên nữ còn lại thực hiện các công việc gián tiếp bao gồm quản lý hệ thống, kế toán, quản lý kho hàng, nguyên vật liệu hay kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.
Số lao động có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ cao, hơn 60% trong cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm nhưng đang có xu hướng tăng dần. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học cũng có chiều hướng tăng mạnh. Điều này cho thấy công ty đang có các chính sách thu hút những nhân viên có trình độ học vấn cao hơn nhằm đảm bảo được chất lượng của đội ngũ lao động. Tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm hơn so với số lao động có trình độ phổ thông. Đây là điều mà công ty cần xem xét đánh giá để khắc phục. Chính sách thu hút đã giúp công ty có được một đội ngũ nhân viên có trình độ, nhưng phải có các chính sách riêng để việc giữ chân nhân viên lại một cách hiệu quả. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Xét về mặt cơ cấu thì công ty có lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao (vào khoảng 80% - 90%), lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10% -20%) và đang có xu hướng tăng qua các năm. Điều này là do công ty đang ngày càng tập trung đầu tư, mở rộng ở lĩnh vực xây dựng.
2.1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Mặc dù hoạt động trong điều kiện thị trường đầy biến động cộng với cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã nỗ lực để đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điều đó được thể hiện trong bảng
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2020/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1,Doanh thu thuần 19664,2 31161,8 38400 11497,6 58,47 7238,2 23,23
2, Giá vốn hàng bán 18676 28220,6 31367,4 9544,6 51,11 3146,8 11,15
3, Lợi nhuận gộp 988,2 2941,2 7032,6 1953 197,63 4091,4 139,11
4, Doanh thu hoạt động tài chính 115,8 228,4 181,6 112,6 97,24 -46,8 -20,49
5, Chi phí tài chính 48,6 192,6 152,6 144 296,30 -40 -20,77
6, Chi phí bán hàng 53,8 361,4 653,8 307,6 571,75 292,4 80,91
7, Chi phí quản lý doanh nghiệp 573 670,8 534,2 97,8 17,07 -136,6 -20,36
8, Lợi nhuận thuần 428,6 1944,8 5873,6 1516,2 353,76 3928,8 202,02
9, Thu nhập khác 331,6 407,6 1614,6 76 22,92 1207 296,12
10, Chi phí khác 273 234,2 388,2 -38,8 -14,21 154 65,76
11, Lợi nhuận khác 58,6 1734,8 1226,4 1676,2 2860,41 -508,4 -29,31
12, Tổng lợi nhuận trước thuế 487,2 2118,2 7100 1631 334,77 4981,8 235,19
13, Thuế TNDN 121,8 529,55 1775 407,75 334,77 1245,45 235,19
14, Lợi nhuận sau thuế TNDN 365,4 1588,65 5325 1223,25 334,77 3736,35 235,19
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hay không. Qua bảng ta thấy doanh thu năm 2009 là 19664,2 triệu đồng đến năm 2010 tăng 31161,8 triệu đồng tương ứng tăng 58,47%, năm 2011 tăng thêm 7238,2 triệu đồng. Đây là dấu hiêu đáng mừng thể hiện sự nỗ lực toàn thể CNV. Đồng thời với biến động tăng doanh thu thì tổng chi phí cũng tương ứng tăng theo 510,6 triệu đồng, riêng chỉ có chi phí khác là giảm 14,21%. Năm 2010 doanh thu tăng mạnh 7238,2 tương ứng tăng 23,23% tuy nhiên, chi phí chỉ tăng 269,8 triệu đồng, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty thể hiện khả năng quản lý nguồn chi phí rất tốt.
Về lợi nhuận của công ty năm 2009 là 548,1 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 1588,65 triệu đồng tức là đã tăng 1223,25 triệu đồng tương úng tăng 334,77 % , với tốc độ tăng nhanh vượt bậc chứng tỏ hướng sản xuất kinh doanh mới của công ty có hiệu quả, qua năm 2011 lợi nhuận đã tăng lên vượt bậc thành 5325 triệu đồng tương ứng tăng 235,19% , tốc độ tăng lợi nhuận nhanh. Chứng tỏ công ty đã dần quen với các lĩnh vực kinh doanh mới và đang làm ăn có hiệu quả cao, đó là kết quả những nỡ lực của toàn bộ nhân viên và lãnh đạo trong công ty.
Bảng 2.3. Nguồn vốn kinh doanh của công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2020/2009 2011/2010 +/- % +/- % A. Tổng nguồn vốn 4130 6760,18 16816,55 2630,18 63,68 10056,37 148,76 I. Tài sản ngắn hạn 2406,79 3824,16 4714,63 1417,37 58,89 890,47 23,28
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1475,03 1078,05 1284,35 -396,98 -26,91 206,3 19,14
2. Phải thu khách hàng 392,84 841,64 1549,54 448,8 114,24 707,9 84,11
3. Hàng tồn kho 322,27 1787,17 1550,97 1464,9 454,55 -236,2 -13,22
4. Tài sản ngắn hạn khác 216,65 117,3 329,77 -99,35 -45,86 212,47 181,13
II. Tài sản dài hạn 1723,21 2936,02 12101,92 1212,81 70,38 9165,9 312,19