Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, nhân viên làm việc trong công ty có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 73 người (chiếm 57,9%), đây là lực lượng lao động chính của công ty chủ yếu làm việc tại các khách sạn hoặc tham gia làm trong lĩnh vực xây dựng. Kế tiếp là nhóm nhân viên có trình độ cao đẳng , trung cấp là 32 người (chiếm
25,4%), còn lại 16,7% (21 người) là những nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Đây là nhóm nhân viên có trình độ học vấn cao, thường làm trong bộ phận kỹ thuật hoặc có vị trí cao trong công ty. Nhìn chung tỷ lệ nhân viên theo trình độ của công ty là hợp lý với tình hình kinh doanh hiện nay, nhưng trong những năm tới công ty có định hướng mở thêm việc kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Cần tuyển thêm những lao động có trình độ cao để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đưa ra.
- Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc
Nguồn lao động của công ty chủ yếu có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm (chiếm 34,1%) và làm việc từ 3 đến 5 năm (chiếm 25,4%) . Số nhân viên làm việc lâu ở công ty là rất thấp cụ thể như: từ 5 đến 10 năm là 16 người (chiếm 12,7%) và trên 10 năm chỉ có 9 người (chiếm 7,1%). Đây là những nhân viên có mong muốn gắn kết với công ty cao, nhưng tỷ lệ này trong công ty rất ít chứng tỏ nhân viên chưa thật sự hài lòng về công ty. Lãnh đạo công ty nên đưa ra những biện pháp cụ thể để nâng cao tỷ lệ nhân viên làm việc lâu năm tại công ty để đạt được hiệu quả kinh doanh đồng thời có thể làm giảm chi phí tuyển dụng hằng năm.
- Cơ cấu mẫu theo vị trí làm việc trong công ty
Biểu đồ2.5. Cơ cấu mẫu điều tra theo vị trí làm việc
Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần lớn lao động của công ty là nhân viên chiếm 90.5% trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, còn lại 9,5% là lãnh đạo công ty đảm nhiệm các chức vụ khác nhau nhằm lãnh đạo công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
2.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Thang đo đo lường mức độ hài lòng của nhân viên khi làm việc tại công ty được đánh giá đủ tiêu chuẩn đo lường thông qua hệ số Cronbach ‘s Anpha. Hệ số Cronbach ‘s Anpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan gữa các biến. (Bob E.Hays, 1983).
Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach ‘s Anpha được đưa ra như sau:
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach ‘s Anpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:
Hệ số Cronbach ‘s Anpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao. Hệ số Cronbach ‘s Anpha từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được.
2.2.2.1 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với sự hài lòng của nhân viên về công việc hiện tại
Bảng 2.4 .Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến công việc
Biến quan sát Tương quan
biến tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến Công việc phù hợp với chuyên môn được
đào tạo 0,710 0,754
Phát huy được năng lực đối với công việc 0,571 0,787
Cơ chế đánh giá hiệu quả công viêc là công
bằng 0,467 0,808
Lượng công việc làm trong ngày thoải mái 0,601 0,781
Điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ 0,580 0,787
Thiết bị máy móc hoạt động tốt 0,556 0,791
Cronbach ‘s Anpha 0,815
(Nguồn xử lý SPSS).
Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,815 và tương quan biến tổng của biến thành phần thấp nhất là 0,467 lớn hơn 0,3. Do đó các biến đo lường trong thang đo đều đáng tin cậy được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
2.2.2.2 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với sự hài lòng của nhân viên về chính sách đào tạo
Bảng 2.5. Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến chính sách đào tạo
Biến quan sát Tương quan
biến tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến
Công ty quan tâm đến đào tạo và bồi dưỡng 0,607 0,749
Việc đào tạo là cần thiết và bổ ích 0,734 0,600
Anh (chị) đã tham gia các khóa huấn luyện
của công ty 0,597 0,773
Cronbach ‘s Anpha 0,792
(Nguồn xử lý SPSS).
Hệ số Cronbach ‘s Anpha của thang đo đánh giá Mức độ hài lòng về chính sách đào tạo là 0,792 được đánh giá là tốt nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu.
2.2.2.3 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với sự hài lòng của nhân viên về Cơ hội thăng tiến
Bảng 2.6. Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến cơ hội thăng tiến
Biến quan sát
Tương quan biến tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến
CV hiện tại có nhiều cơ hội thăng tiến 0,766 0,858
Công ty coi thành quả lao động là cơ hội để
thăng tiến 0,782 0,853
Chính sách đề bạt thăng tiến được thực hiện
công bằng 0,693 0,886
Các tiêu chuẩn thăng tiến được công bố rõ
ràng 0,818 0,837
Cronbach ‘s Anpha 0,891
(Nguồn xử lý SPSS).
Hệ số Cronbach ‘s Anpha của biến cơ hội thăng tiến là 0,891, chứng tỏ thang đo này đủ độ tin cậy để tiếp tục phân tích. Ta nhận thấy rằng những hệ số Tương quan biến tổng của các quan sát đều khá cao và đồng đều, nên nếu loại quan sát nào ra khỏi mô hình đều làm cho hệ số Cronbach ‘s Anpha giảm xuống.
2.2.2.4 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với sự hài lòng của nhân viên về lương thưởng và chế độ đãi ngộ
Bảng 2.7. Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến lương thưởng
Biến quan sát
Tương quan biến tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến Mức lương nhận được phù hợp với thị
trường trong nước 0,783 0,920
Tiền lương được trả xứng đáng với CV 0,824 0,915
Mức lương được tăng thường xuyên
theo quy định của nhà nước 0,660 0,930
Tiền lương được trả theo định kỳ 0,875 0,912
Các khoản thu nhập khác ngoài lương
được phân phối rõ ràng và công bằng 0,736 0,924
Vấn đề phúc lợi đươc ban lãnh đạo quan
tâm 0,775 0,920
Thu nhập tại công ty có thể trang trả cho
cuộc sống hiện tại 0,812 0,917
Cronbach ‘s Anpha 0,931
(Nguồn xử lý SPSS).
Hệ số Cronbach ‘s Anpha của thang đo của biến lương thưởng và chế độ đãi ngộ là 0,931, cao nhất trong tất cả các thang đo, nên thang đo này đủ độ tin cậy cho phân tích nghiên cứu.
2.2.2.5 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với sự hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc
Bảng 2.8. Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến môi trường làm việc
Biến quan sát Tương quan
biến tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến Trong công ty mọi người thân thiện với nhau 0,664 0,800 Mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 0,541 0,827 Môi trường làm việc an toàn, không ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe 0,632 0,804
Lãnh đạo có tác phong hòa nhã với mọi người
0,727 0,777
Lãnh đạo tôn trọng và lắng nghe ý kiến của
nhân viên 0,652 0,799
Cronbach ‘s Anpha 0,836
(Nguồn xử lý SPSS).
Hệ số Cronbach ‘s Anpha của biến về môi trường làm việc trong công ty là 0,836, được đánh giá là tốt nên thang đo này đủ độ tin cậy trong sử dụng phân tích nghiên cứu.
2.2.2.6 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với mong muốn gắn kết với công ty
Bảng 2.9. Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến mong muốn gắn kết
Biến quan sát Tương quan
biến tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến
A/c tự hào khi làm việc tại công ty 0,664 0,832
A/c sẵn sàng hi sinh lợi ích của mình để
giúp công ty đạt được mục đích chung 0,782 0,715
A/c sẽ tiếp tục làm việc khi công ty gặp khó
khăn 0,724 0,791
Cronbach ‘s Anpha 0,844
Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,844 và tương quan biến tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0,3. Do đó các biến đo lường trong thang đo đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
2.2.2.7 Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối về sự hài lòng của nhân viên đối với công ty
Bảng 2.10. Kiểm định hệ số Cronbach ‘s Anpha đối với biến hài lòng chung
Biến quan sát Tương quan biến
tổng
Cronbach ‘s Anpha nếu loại biến
A/c yêu thích công việc của mình 0,748 0,752
A/c muốn làm việc tại công ty mãi mãi 0,618 0,869
A/c xem công ty như mái nhà thứ hai
của mình 0,781 0,714
Cronbach ‘s Anpha 0,845
(Nguồn xử lý SPSS).
Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,845 và tương quan biến tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0,3. Do đó các biến đo lường trong thang đo đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
2.2.3 Phân tích hồi quy để làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng nhân viên không hài lòng lắm khi làm việc tại công ty, để xem xét và kết luận sự hài lòng của nhân viên từ sự dẫn dắt ở những phần trước trong bài nghiên cứu này sử dụng hàm hồi quy đa biến (hồi quy bội, hồi quy tuyến tính), LINEAR REGRESSION xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để tìm mối quan hệ ảnh hưởng giữa các yếu tố đến mức độ hài lòng của nhân viên khi làm việc tại công ty CPTMDV Hà Tĩnh.
Sự lựa chọn biến nào trong sáu biến để dự đoán sự hài lòng của nhân viên có tính chất chủ quan. Xét về mặt nguyên lý, đó là sáu yếu tố cấu thành nên sự hài lòng của nhân viên. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đối với từng yếu tố khác nhau. Một vài biến độc lập sẽ được chọn vào mô hình mà không hề nghi ngờ gì, trong lúc đó một vài
là bất thường vì rõ ràng để xây dựng được mô hình sự hài lòng của khách hàng phải xuất phát từ những dự kiện có sẵn, nên các dữ kiện có thể là rất nhiều hoặc không đủ. Các thủ tục chọn biến thường được áp dụng là: đưa biến vào một lần và loại ra một lần theo phương pháp Enter.
2.2.3.1 Xây dựng mô hình
Mô hình hồi quy mô tả ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên có những nhân tố chính sau:
Sơ đồ 2.2. Mô hình hồi quy
Giả thiết thống kê:
H1: Yếu tố ‘Công việc hiện tại” tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của nhân viên tại công ty CPTMDC Hà Tĩnh
H2: Yếu tố ‘Chính sách đào tạo” tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của nhân viên tại công ty CPTMDC Hà Tĩnh
H3: Yếu tố ‘Cơ hội thăng tiến” tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của nhân viên tại công ty CPTMDC Hà Tĩnh
H4: Yếu tố ‘Lương thưởng và chế độ đãi ngộ” tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của nhân viên tại công ty CPTMDC Hà Tĩnh
H5: Yếu tố ‘Môi trường làm việc” có tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của nhân viên tại công ty CPTMDC Hà Tĩnh
Lương thưởng và chế độ đãi ngộ(D) Chính sách đào tạo(B)
Cơ hội thăng tiến(C) Công việc (A)
Môi trường làm việc (E) Ý thức gắn kết (F)
Sự hài lòng của nhân
H6: Yếu tố ‘Mong muốn gắn kết” tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của nhân viên tại công ty CPTMDC Hà Tĩnh
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng như sau:
HAI LONG = β0 + β1*CONGVIEC + β2*DAOTAO + β3*THANGTIEN + β4*LUONGTHUONG + β5*MOITRUONG + β6*GANKET
HAI LONG: giá trị của biến phụ thuộc sự hài lòng của nhân viên đối với công việc đang làm
CONGVIEC: Công việc của nhân viên. DAOTAO: Chính sách đào tạo
THANGTIEN: Cơ hội thăng tiến
LUONGTHUONG: Lương thưởng và chế độ đãi ngộ MOITRUONG: Môi trường làm việc
GANKET: Mong muốn gắn kết lâu dài với công ty β0 : hệ số tự do của mô hình
β1, β2, β3, β4, β5, β6 : hệ số hồi quy từng phần tương ứng với các biến độc lập.
2.2.3.2 Kiểm dịnh hệ số tương quan
Bảng 2.11. Hệ số tuơng quan Pearson
A B C D E F Mức HL A 1 0,458 0,548 0,600 0,450 0,526 0,691 B 0,458 1 0,629 0,486 0,478 0,323 0,503 C 0,548 0,629 1 0,719 0,708 0,561 0,761 D 0,600 0,486 0,719 1 0,776 0,646 0,844 E 0,450 0,478 0,708 0,776 1 0,620 0,759 F 0,526 0,323 0,561 0,646 0,620 1 0,791 Mức HL 0,691 0,503 0,761 0,844 0,759 0,791 1 (Nguồn xử lý SPSS) Kiểm định mối tuơng quan dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa những biến độc lập với nhau. Mô hình hồi quy tốt là mô hình có hệ số tuơng quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn,
thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau, và điều này cũng chỉ ra rằng phân tích hồi quy là phù hợp.
Nhìn vào bảng ở trên, ta thấy hệ số tuơng quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc khá cao, đều nằm trong khoảng từ 0,5 đến 0,844. Giá trị thấp nhất là 0,503. Điều này chỉ ra rằng mô có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập và việc đưa các biến độc lập vào mô hình là đúng, vì nó có ảnh huởng nhất định đến biến phụ thuộc. Điều này cho ta thấy rằng Mức độ hài lòng của nhân viên chủ yếu bị tác động bởi các yếu tố nêu trên, nên trong quá trình phân tích sự ảnh hưởng, nhóm sẽ tập trung nghiên cứu những yếu tố này.
2.2.3.3 Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Bảng 2.12. Đánh giá độ phù hợp của mô hình của mô hình hồi quy.
Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn
uớc luợng
Durbin- Watson
1 0,930a 0,866 0,859 0,29260 1,862
(Nguồn xử lý SPSS).
Để đánh giá Độ phù hợp của mô hình, ta sử dụng hệ số xác định R2 để kiểm tra. Và tiến hành so sánh giá trị của R2 và R2 điều chỉnh.
So sánh giá trị của R2 và R2 điều chỉnh, ta thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2, nên mô hình đánh giá độ phù hợp này an toàn hơn, nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình này lên, mà cho ta kết luận rằng nó mô hình này là hợp lý để đánh giá mức độ ảnh huởng của các nhân tố đến sự hài lòng nhân viên.
R2 điều chỉnh = 0,859, ta kết luận rằng: Mô hình hổi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 85,9%, và mô hình này giải thích rằng 85,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc là do sự biến động của 6 biến nêu trên. Tức là khi nhân viên hài lòng khi làm việc tại công ty thì có đến 85,9% nguyên nhân đến từ 6 biến trên.
Sau khi đánh giá độ phù hợp của mô hình, ta xác định đuợc R2, và nó chỉ cho ta biết Mô hình hồi quy đã phù hợp với mẫu chưa? Nhưng nó không cho ta biết đuợc mô hình đó có phù hợp nếu ta suy rộng ra thành mô hình của tổng thể.
Để suy diễn mô hình của mẫu điều tra thành mô hình của tổng thể, ta phải kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể với giả thiết đặt ra truớc là hệ số xác định của tổng thể (R2) = 0.
Tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phuơng sai, ta có bảng sau:
Bảng 2.13. Kiểm định Anova về độ phù hợp của mô hình hồi quy
Mô hình Tổng bình phuơng df Trung bình bình phuơng F Mức ý nghĩa Hồi quy 65,685 6 10,948 127,872 0,000a Số dư 10,188 119 0,086 Tổng 75,873 125 (Nguồn xử lý SPSS).
Sig. của F bé hơn 0,05, nên ta bác bỏ giả thiết Hệ số xác định của tổng thể R2= 0, tức là mô hình hồi quy này sau khi suy rộng ra cho tổng thể, thì mức độ phù hợp của nó