Điều khiển liên kết logic

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: Mạng truyền số liệu và sự chuẩn đoán ppt (Trang 68 - 70)

Điều khiển liên kết logic LLC (logical link control) là một dẫn xuất HDLC được dùng trong các mạng LAN.Nhưng tổ chức tổng quát của hai loại topo cơ bản là bus và ring.

Cả hai topo đều dùng một môi trường chia sẻ bus hay ring là nơi diễn ra tất cả các hoạt động truyền frame.Giống như một mạng đa điểm, chúng ta cần một phương thức điều khiển truyền frame có trật tự.Không giống như các mạng đa điểm, không có máy tính, vì vậy cần một giải thuật phân tán đảm bảo rằng môi trường được sử dụng theo một phương thức bình đẳng bởi tất cả các DTE kết nối vào đó.Đối với LAN, lớp liên kết số liệu bao gồm có hai lớp con: lớp con điều khiển truy xuất môi

trường MAC (Medium access control), ở đó hiện thực giải thuật điều khiển truy xuất phân tán, và lớp con LLC.Hoạt động chi tiết của các lớp MAC khác nhau, phần này chỉ tập trung vào hoạt động của lớp LLC.Lưu ý rằng đối với LAN, vì không có các tổng đài chuyển mạch trong mạng, nên lớp LLC hoạt động dựa theo giao tiếp ngang hàng (peer basis).

Chương 5: Xử lý số liệu truyền 5.1. Mã hoá số liệu mức vật lý

Số liệu cung cấp từ máy tính hoặc các thiết bị đầu cuối số liệu thường ở dạng nhị phân đơn cực (unipolar) với các bít 0 và 1 được biểu diễn cùng mức điện áp âm hoặc dương.Tốc độ truyền dẫn của chúng được tính bằng số bít truyền trong một giây.

Các số liệu này khii truyền đi sẽ được biến đổi sang dạng tín hiệu sẽ theo các kỹ thuật mã hóa khác nhau.Các tín hiệu này được đặc trừng bằng sự thay đổi mức điện, tốc độ truyền của chúng vì thế được xác định bằng tốc độ của sự thay đổi này, còn được gọi là tốc độ điều chế và được tính bằng baud.

Các phương pháp mã hóa thông dụng bao gồm: + Mã hóa NRZ.

+ Mã lưỡng cực. + Mã Miller.

+ Mã nhị phân đa mức.

Để so sánh các loại mã này người ta căn cứ vào các yếu tố như phổ tín hiệu, khả năng đồng bộ tín hiệu, khả năng phát hiện sai, khả năng chống nhiễu và giao thoa tín hiệu, độ phức tạp và tính khả thi.Phổ tần của tín hiệu sau khi mã hóa sẽ quyết định đến một số khía cạnh của việc truyền số liệu như độ rộng băng tần cần thiết, khả năng ghép nối với đường truyên liên quan đến tín hiệu có thành phần một chiều hay không, nhiều hay ít.Nếu tín hiệu không có thanh phần một chiều thì sẽ có thể ghép bằng biến áp, nhờ đó cách ly đường truyền bên ngoài với máy thu phát bên trong, giảm sự giao thoa do ảnh hưởng của dòng điện một chiều.Khả năng đồng bộ tín hiệu liên quan đến đặc tính chuyển trạng thái của tín hiệu được mã hóa

giúp xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi bít chính xác và thuận lợi hơn.Tùy theo phương pháp mã hóa có thể cung cấp khả năng phát hiện sai đơn giản.Ta xem xét một số loại mã để làm thí dụ như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: Mạng truyền số liệu và sự chuẩn đoán ppt (Trang 68 - 70)