Thông tin nối tiếp đồng bộ 1 Khái quát

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: Mạng truyền số liệu và sự chuẩn đoán ppt (Trang 32 - 33)

3.3.1. Khái quát

Việc thêm các bit start và nhiều bit stop vào mỗi một ký tự hay byte trong thông tin nối tiếp bất đồng bộ làm cho hiệu suất truyền giảm xuống, đặc biệt là khi truyền một thông điệp gồm một khối ký tự. Mặt khác phương pháp đồng bộ bit được dùng ở đây trở lên thiếu tin cậy khi gia tăng tốc độ truyền. Vì lý do này người ta đưa ra phương pháp mới gọi là truyền đồng bộ, truyền đồng bộ khắc phục được những nhược điểm như trên. Tuy nhiên, cũng giống như truyền bất đồng bộ chúng ta chỉ cho phép những phương pháp nào cho phép máy thu đạt được sự đồng bộ bit, đồng bộ ký tự và đồng bộ frame. Trong thực tế có hai lược đồ truyền nối tiếp đồng bộ: truyền đồng bộ thiên hướng bit và truyền đồng bộ thiên hướng ký tự.

3.3.2. Nguyên tắc đồng bộ bit

Sự khác nhau cơ bản của truyền bất đồng bộ và đồng bộ là đối với truyền bất đồng bộ đồng hồ thu chạy bất đồng bộ với tín hiệu đến, còn truyền đồng bộ thì đồng hồ thu chạy đồng bộ với tín hiệu đến, các bit start và bit stop không được dùng, thay vì vậy mỗi frame được truyền nhue là dòng liên tục các ký tự số nhị phân. Máy thu đồng bộ bit trong hai cách. Hoặc là thông tin định thời được nhúng vào trong tín hiệu truyền và sau đó được tách ra bởi máy thu, hoặc máy thu có một đồng hồ cục bộ được giữ đồng bộ với tín hiệu thu nhờ một thiết bị gọi là DPLL (Digital Phase Lock-Loop). Như chúng ta sẽ thấy, DPLL lơik dụng sự chuyển trạng thái từ bit 1- >0 hay từ 0->1 trong tín hiệu thu để duy trì sự đồng bộ qua một khoảng thời gian định kì nào đó.Lược đồ lai ghép là kết hợp cả hai cách.Nguyên lí hoạt động của các lược đồ này được trình bày trên hình 3.1.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: Mạng truyền số liệu và sự chuẩn đoán ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w