Mơi trường vi mơ

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo: " MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG HTX NÔNG NGHIỆP TẠI AN GIANG " docx (Trang 44 - 46)

III PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG MARKETING TRONG HTX NƠNG NGHIỆP AN GIANG

2 Mơi trường vi mơ

Mơi trường vi mơ của HTX là những yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến HTX, nĩ bao gồm các yếu tố về HTX, khách hàng, nhà cung ứng, trung gian mơi giới và các đối thủ cạnh tranh.

Hợp tác xã

Các HTX thường thu mua sản phẩm từ các xã viên và bán sản phẩm đĩ cho khách hàng. Thơng thường khi các doanh nghiệp đến hợp đồng hoặc bao tiêu sản phẩm thì HTX sẽ huy động tồn bộ lực lượng xã viên sản xuất một cách đồng bộ theo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng. Sự đồng bộ và thống nhất trong nội bộ HTX sẽ giúp cho HTX khai thác triệt để tiềm năng vốn cĩ của mình.

Ngồi ra HTX cịn nỗ lực tìm kiếm đầu ra cĩ giá cao để làm tăng thu nhập cho các xã viên, luơn đấu tranh và bảo vệ tránh cho xã viên bị tình trạng ép giá.

Tuy nhiên HTX chưa cĩ bộ phận kinh doanh như một doanh nghiệp thực thụ, mà chủ yếu quanh quẩn buơn bán nơi HTX của mình. Chỉ cĩ bộ phận kinh doanh mới giúp HTX nắm bắt và tìm hiểu thị trường được rõ hơn, và chính nơi đĩ họ mới biết được những đối thủ cạnh tranh đích thực của họ.

Khách hàng

Khách hàng của HTX cĩ hai loại: khách hàng bên trong và khách hàng bên ngồi. Khách hàng bên trong là các xã viên trực tiếp thụ hưởng những dịch vụ mà HTX đã cung cấp. Hơn 95% xã viên trong các HTX đều hài lịng với những gì HTX cung cấp. Chính yếu tố này sẽ là nền tảng vững mạnh cho các HTX phát huy tốt được tiềm lực bên trong của mình,vì rằng đã tạo ra được mối liên hệ tốt với khách hàng nội bộ. Đây cũng là điểm mạnh của hầu hết các HTX nơng nghiệp ở An Giang.

Khách hàng bên ngồi của HTX thường là những thương lái, hoặc các doanh nghiệp tư nhân đến thu mua nguyên liệu về để chế biến. Những khách hàng này thường là những khách hàng khơng thường xuyên chỉ đến một hoặc vài lần, do đĩ sẽ khĩ cho HTX trong việc nắm bắt nhu cầu thực sự của khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

Tuy nhiên HTX cũng thường xuyên xem xét sự phản hồi từ khách hàng thơng qua các thương lái, hay những doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của mình, thơng qua đĩ các HTX cĩ thể định hướng những khả năng trong tương lai và đề ra phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. Nhưng thơng thường các HTX dường như chỉ dừng lại ở khâu tiếp nhận ý kiến chứ ít cĩ sự quan tâm đúng mức trong việc phân tích và xử lý thơng tin nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh hữu ích và thiết thực.

Nhà cung ứng

Xã viên vừa là khách hàng của HTX, nhưng cũng vừa là nhà cung ứng đầu ra sản phẩm cho HTX. Ngồi ra, cịn cĩ một bộ phận những nhà cung cấp vật tư nơng nghiệp hoặc cung cấp cây giống cho HTX gồm các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế và các trung tâm hỗ trợ nơng dân.

Hầu hết các HTX đều cĩ mối quan hệ tốt với những nhà cung ứng vật tư, vì sự hợp tác giữa họ sẽ thuận lợi cho đơi bên. Về phía HTX, họ sẽ được mua thiếu VTNN đến cuối vụ mới thanh tốn, hoặc mua nhiều với khối lượng lớn sẽ ít tốn chi phí hơn; về phía những nhà cung ứng được lợi ích về mặt vật chất, bán được nhiều và được cơ hội làm ăn lâu dài.

Trong tương lai các HTX sẽ hợp tác đầu tư và tạo mối quan hệ bền vững hơn nữa đối với các nhà cung ứng bằng cách kêu gọi họ tham gia vào HTX với tư cách là một cổ đơng. Sự hợp tác và đầu tư này sẽ giúp HTX phát triển bền vững trong khâu giải quyết đầu vào của quá trình sản xuất.

Trung gian mơi giới

Thơng thường HTX tự xem mình là trung gian mơi giới giữa xã viên và các thương buơn, thương lái. Nhưng thật ra, với tư cách là một tổ chức pháp nhân, các xã viên cũng là bộ phận của HTX, và HTX giống như một doanh nghiệp. Xã viên chỉ là những cơng đoạn của quá trình sản xuất chứ khơng phải là nhà sản xuất, và HTX là bộ phận kinh doanh sau khi các cơng đoạn đã được hồn thành cho ra sản phẩm chứ khơng phải HTX là trung gian mơi giới cho các xã viên.

Mặt khác, khi đứng ở gĩc độ như một doanh nghiệp, HTX lại xem những trung gian mơi giới của mình là những thương buơn, thương lái đến mua sản phẩm trực tiếp từ hợp tác xã, mà HTX khơng chủ động bán trực tiếp sản phẩm cho các xí nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu.

Vì vậy xét ở hai gĩc độ vừa là nhà trung gian, vừa là nhà cung ứng, HTX chỉ thể hiện được vai trị của họ ở mức độ đơn giản là làm thế nào để bán được sản phẩm cho các xã viên chứ khơng phải làm thế nào để phát triển cơ sở HTX như một doanh nghiệp kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh

Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của hợp tác xã chính là các doanh nghiệp tư nhân chế biến hoặc xay xát gạo, những tư nhân đang làm dịch vụ tưới tiêu, những bạn hàng thu gom sản phẩm từ các xã viên và các HTX trong khu vực. Vì vậy các HTX thường tranh thủ những lợi thế của mình để thu hút các xã viên và các hộ nơng dân lân cận sử dụng những dịch vụ mà HTX cung cấp. Trong khi đĩ các tư nhân cung cấp dịch vụ ngày càng bị thu hẹp và cĩ xu hướng trở thành cổ đơng của HTX.

Mặt khác, các HTX khơng ngừng nắm bắt cơ hội để thu hút những thương lái, thương buơn hay các doanh nghiệp đến mua và ký hợp đồng với HTX của họ, vì vậy tạo ra sự cạnh tranh giữa các HTX với nhau cũng trở nên quyết liệt.

Nhìn chung những đối thủ cạnh tranh mà HTX quan tâm như trên khơng phải là khơng đúng, nhưng nĩ quá nhỏ bé so với tư cách của một nhà sản xuất lớn. Hầu như các HTX chỉ tranh đấu với nhau làm thế nào cho Chính Quyền quan tâm nhiều hơn hay các doanh nghiệp chú ý và đến ký hợp đồng với họ thì xem như họ đã chiến thắng được với các HTX khác.

Sự cạnh tranh trong phạm vi hẹp làm cho các HTX quay quần trong cục bộ mà quên đi những đối thủ cực kỳ mạnh đang cạnh tranh quyết liệt đến hàng hố nơng sản của Việt Nam. Họ chính là những đối thủ trong khu vực các nước, trong đĩ cĩ Thái Lan. Vì vậy, vấn đế mà HTX cần quan tâm nhất trong tương lai là: làm thế nào để chiến thắng trong việc đưa hàng hố nơng sản của mình ra thị trường khu vực, hoặc thị trường quốc tế chứ khơng phải cạnh tranh với các HTX lân cận.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo: " MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG HTX NÔNG NGHIỆP TẠI AN GIANG " docx (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)