Mục đích phân tích:
Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích này, phân tích khái quát về tình hình tài chính được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau:
Đánh giá năng lực kinh kế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại Đánh giá tính hợp lý của những chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản
Phƣơng pháp phân tích
. Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại.
Để nhận định được năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp, cần xem xét tiến hành theo nội dung cơ bản sau:
hiện nay trên thị trường có giá trị kinh tế hay không, so với giá trị kế toán trên báo cáo kế toán là cao hay thấp hơn, khả năng chuyển đổi trên thị trường của các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn như thế nào. Một khi các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn doanh nghiệp đang nắm giữ có giá trị kinh tế cao hơn giá trị kế toán, khả năng chuyển đổi trên thị trường điều thuận lợi thì đây là một dấu hiệu tốt về tiềm lực kinh tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp, dấu hiệu này ít nhất cũng tác động tích cực đến tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp theo.
Xem xét các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán có thực hay không và tình hình thu hồi có diễn ra thuận lợi hay không?
Xem xét các mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có tính hữu dụng trong sản xuất kinh doanh và có giá trị kinh tế thực sự trên thị trường hay không.
Xem xét tài sản lưư động khác có khả năng thu hồi hay không, có ảnh hưởng đến chi phí, thu nhập của doanh nghiệp tương lai hay không.
Xem xét tài sản cố định của doanh nghiệp hiện có nguyên giá bao nhiêu, hệ số hao mòn như thế nào, giá trị hữu dụng và giá trị kinh tế của nó trên thị trường..
Phân tích sự biến động các khoản mục tài sản.
Phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích biến động các mục tài sản doanh nghiệp cung cấp cho người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích biến động về tài sản của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung.
Chỉ tiêu:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm
trong tổng số tài sản =
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Tỷ suất đầu tư
=
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản x 100
Tỷ suất này đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp, đánh giá trình độ trang bi thiết bị máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất …
Tỷ suất này luôn luôn nhỏ hơn 1 và mức độ cao nhất của nó tuỳ theo doanh nghiệp hoạt động theo ngành nào, lĩnh vực nào
Cơ cấu tài sản= Tài sản ngắn hạn/ Tài sản dài hạn
Nhằm thuận tiện cho việc phân tích khi tiến hành phân tích có thể lập bảng
Biểu số 1.2
BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
CHI TIÊU Số đầu năm Số cuối kỳ Cuối kỳ so
đâu năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
A. T ài sản ngắn hạn A/TTS A/TTS
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
I/A I/A
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
II/A II/A
III. Các khoản phải thu ngắn hạn III/A III/A
IV. Hàng tồn kho IV/A IV/A
V. Tài sản ngắn hạn khác V/A V/A
B. TÀI SẢN DÀI HẠN B/TTS B/TTS
I. Các khoản phải thu dài hạn I/B I/B
II. Tái sản cố định II/B II/B
III. Bất động sản đầu tư III/B III/B
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
IV/B IV/B
V. Tài sản dài hạn khác V/B V/B
BẢNG : GIÁ TRỊ HAO MÒN TSCĐ
Chỉ tiêu Số đầu năm số cuối năm Chênh lệch
1. Giá trị hao mòn TSCĐ
2. Nguyên giá TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ (1)/(2)
Tỷ suất đầu tƣ và tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu Số đầu năm số cuối năm Chênh lệch
Tỷ suất đầu tư( giá trị TSCĐ
hiện có/ TTS)
số cuối năm- số đầu năm Tỷ suất tài trợ
TSCĐ( VCSH/Giá trị TSCĐ)