Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu 27 www ebookvcu tk quan ly su dung hoa don tai cuc thue ha tay (Trang 49 - 52)

Có được những thành công như trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo ngành thuế, của các cán bộ ngành thuế và của toàn thể nhân dân tỉnh Hà Tây, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, ngành thuế tỉnh Hà Tây cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại, trong những khó khăn đó đã không ít những khó khăn là thuộc về việc quản lý hoá đơn, chứng từ thuế.

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, công cuộc xây dựng đất nước ngày càng mạnh mẽ, việc khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đã thực sự là một niềm quan tâm chung không chỉ của Đảng, Nhà nước mà còn là của toàn dân. Chính trong điều kiện thuận lợi đó đã thực sự là nền tảng cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, nhưng kéo theo nó thì tình trạng quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ thuế đã thực sự trở nên phức tạp hơn. Song song với việc thành lập doanh nghiệp một cách quá dễ dàng, nhanh chóng, thì tình trạng thành lập doanh nghiệp “ma” - một loại hình doanh nghiệp không sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hoá đơn bất hợp pháp, gây thất thu cho NSNN một lượng tiền thuế khổng lồ, đã trở thành một vấn đề hết sức bức xúc không chỉ riêng tại Cục thuế Hà Tây, mà nó còn là nỗi bức xúc của toàn thể xã hội. Bên cạnh đó các hiện tượng như mất hoá đơn trong quá

trình sử dụng vẫn thường xuyên xảy ra với muôn ngàn lý do, tình trạng ghi chép sai, ghi không đầy đủ các tiêu thức, gạch xoá, gây nhàu nát hoá đơn, tình trạng lập hoá đơn khống…vẫn là nỗi bức xúc của hầu hết các cán bộ quản thuế nói chung và cán bộ quản lý ấn chỉ nói riêng. Những tồn tại này có nguyên nhân trực tiếp là từ phía doanh nghiệp, do công tác hạch toán, kế toán của doanh nghiệp không thực sự được chú trọng, hoặc do trình độ yêú kém của kế toán viên, và cũng do tình trạng thiếu cán bộ thuế làm nhiệm vụ hướng dẫn tại Cục thuế Hà Tây. Mặt khác cũng còn tồn tại rất nhiều những doanh nghiệp chưa thực sự chấp hành nghiêm quá trình nộp báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn hàng tháng, nhiều đơn vị còn chưa nộp (tình trạng này đã chiếm khoảng 20% tại Cục thuế Hà Tây)

Có lẽ chúng ta đều nhận thấy rằng, điển hình của cuộc cải cách hành chính là việc ra đời của “qui chế một cửa”, đã tiết kiệm được khá nhiều thời gian và nâng cao được hiệu quả xử lý công việc, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế xã hội. Tuy nhiên công cuộc cải cách này có lẽ mới chỉ nhằm vào phần bề nổi của cách thức giải quyết công việc mà thôi, nó đã không chú trọng tới yếu tố cốt lõi của vấn đề đó chính là con người, điều này đòi hỏi ban lãnh đạo của Cục thuế Hà Tây nói riêng cần chú ý tới vấn đề này hơn.

Một vấn đề cũng được coi là khá nổi cộm tại Cục thuế Hà Tây trong giai đoạn hiện nay đó là chưa thực sự kiểm tra được tất cả các giao dịch của doanh nghiệp, hẩu hết các giao dịch kinh tế trên điạ bàn là những giao dịch được chi trả bằng tiền mặt, các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng là rất ít, chính điều đó làm cho tình trạng doanh nghiệp không xuất hóa đơn khi bán hàng đã tăng lên đáng kể, điều này cũng đòi hỏi Ban lãnh đạo Cục thuế Hà Tây phải thực sự chú ý.

Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy một điều cốt yếu rằng, nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do còn tồn tại một số các đơn vị sản xuất kinh doanh chưa nắm được các qui định về việc sử dụng hoá đơn nên đã có những hàng vi tưởng như vô hại nhưng vô hình chung lại là tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng

sự sở hở đó để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Đã có không ít đối tượng mua hàng hoá thông đồng với bên bán hàng nhằm ghi khống giá trị của hàng hoá để nhằm mục đích duy nhất là chiến đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước, hợp thực hoá các khoản chi phí, làm giảm lợi nhuận chịu thuế TNDN, từ đó làm giảm khoản thuế TNDN phải nộp.

Bên cạnh những lý do về phía đối tượng chịu thuế, thì các lý do về phía cơ quan thuế cũng rất đáng nói. Trong quá trình quản lý của mình, việc phối hợp giữa ngành thuế Hà Tây với các cơ quan chức năng khác đã không thực sự là tốt, thiếu tính chủ động, và tính đồng bộ, điều này cũng làm cho công tác phòng chống tội phạm về hoá đơn vẫn còn là vấn đề bức xúc. Không chỉ có thế, trong công tác quản lý của mình, ngành thuế tỉnh Hà Tây mặc dù đã từng bước tiến tới tin học hoá ngành thuế, nhưng những dự án mới chỉ mang tính chất thí điểm tại Văn phòng Cục thuế và một số Chi cục thuế huyện, đồng thời với việc đó là sự mới mẻ của các phương tiện khoa học kỹ thuật, các chương trình quản lý, trong khi đó số cán bộ thực sự có thể nắm bắt được tốt thì lại rất thiếu. Chính bởi lý do đó mà hầu hết cán cán bộ của ngành thuế Tỉnh Hà Tây nói chung và cán bộ phòng quản lý ấn chỉ nói riêng vẫn phải làm công việc của mình với cả hai chương trình là trên máy và bằng tay, điều đó vô hình chung đã làm tăng khối lượng công việc lên nhiều lần so với công việc thực tế.

Để giải quyết được những điều bất cập nêu trên thì ngành thuế tỉnh Hà Tây cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Tổng Cục thuế, với các cơ quan chức năng để thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu thuế và quản lý thuế, quản lý ấn chỉ thuế, đồng thời phải thực sự nỗ lực trong công việc của mình thì công tác quản lý sử dụng hoá đơn mới thực sự đạt được hiệu quả, nâng cao được nguồn thu cho NSNN.

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC

Một phần của tài liệu 27 www ebookvcu tk quan ly su dung hoa don tai cuc thue ha tay (Trang 49 - 52)