Đối với các văn bản pháp luật của Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu 27 www ebookvcu tk quan ly su dung hoa don tai cuc thue ha tay (Trang 65 - 71)

Theo qui định tại điểm 1.10, mục VI, phần B, thông tư 120/2002 ngày 30/12/2002 về việc hoá đơn đã xé khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải huỷ bỏ, thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản, có chữ ký xác nhận của cả bên mua hàng và bên bán hàng, nếu là tổ chức thì phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức, bên mua hàng và cả bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn bị huỷ bỏ đó. Phương pháp xử lý này có ưu điểm về việc viện dẫn những cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn, qui trình thực hiện xử lý hoá đơn sẽ giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp không

tìm được bên mua hàng thì không thể thu hồi được hoá đơn đã viết sai để xuất hoá đơn khác. Cũng có thể xảy ra trường hợp bên mua không chịu thanh toán thêm số tiền thuế GTGT phát sinh do xác định sai thuế suất, hoặc bên mua không chịu lập biên bản xác nhận trả lại hóa đơn… những trường hợp như trên làm cho bên bán hàng không thể thu hồi lại được hoá đơn đã viết sai. Hoặc có thể xảy ra trường hợp bên mua đã kê khai hoàn thuế, thì công tác theo dõi thuyết minh của doanh nghiệp sẽ tốn nhiều công sức hơn. Như vậy các cơ quan chức năng cần xem xét thực tế này để đưa ra được những quyết định xử lý trường hợp này cho phù hợp, có nên chăng nên chuyển hướng giải quyết sang hình thức khi bên bán phát hiện ra hoá đơn đã sử dụng ghi sai thuế suất thì không cần thu hồi lại hoá đơn cũ mà chỉ cần xuất một hoá đơn mới điều chỉnh hoá đơn trước đây.Trong trường hợp này bên bán và bên mua sẽ lập một biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, qui cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng số, ký hiệu, ngày tháng, của hoá đơn, lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập một hoá đơn điều chỉnh, ghi rõ điều chỉnh cho hóa đơn bán hàng số, ký hiệu, ngày tháng. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh lượng hàng hoá mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào… Việc xử lý theo hình thức này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả bên mua và bên bán trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách, và khắc phục kịp thời những sai sót của doanh nghiệp trong việc áp dụng sai thuế suất. Trong trường hợp bên bán không thể thu hồi được hoá đơn đã viết sai, không thể thu hồi được tiền thuế GTGT của bên mua hàng, cơ sở kinh doanh vẫn chủ động kê khai nộp bổ sung phần thuế GTGT còn thiếu vào NSNN. Việc giải quyết theo hướng này cũng giúp cho bên mua hàng, đã thực hiện kê khai và hoàn thuế thì hồ sơ hoàn thuế sẽ không có thay đổi gì, việc xử lý đối với hoá đơn điều chỉnh có thể sẽ được tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế vào lần sau.

KẾT LUẬN

Để làm tốt nhiệm vụ thu ngân sách của mình, ngành thuế đã thực sự cố gắng trong đổi mới chính sách, cũng như đổi mới trong công tác quản lý thu. Việc đưa ra hai luật thuế mới là thuế GTGT và thuế TNDN thay thế cho hai luật thuế cũ lá luật thuế Doanh thu và luật thuế Lợi tức vào cuộc sống, đã thực sự chứng tỏ bước trưởng thành của ngành thuế Việt Nam, cũng chính từ đây, qui trình quản lý thu thuế nói chung đòi hỏi phải thực hiện sâu sắc hơn, triệt để hơn. Hoà vào những mục đích chung đó, công tác quản lý sử dụng hoá đơn, một công việc khá quan trọng góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu cũng được ngành thuế ngày càng chú trọng, minh chứng cho điều này chính là sự ra đời của hàng loạt các Nghi định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế và các cơ quan chức năng khác.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng hoá đơn đối với nhiệm vụ thu, nên trong thời gian thực tập tại Cục thuế Hà Tây, cùng với những kiến thức thu được tại trường Đại học, qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, em đã hoàn thành được để tài: “Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế tỉnh Hà Tây”. Những điểm đã làm được trong đề tài nghiên cứu này đó chính là tìm ra được những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại trong quá trình quản lý ấn chỉ thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tây, đồng thời đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng hoá đơn trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung.

Do khuôn khổ của để tài, kiến thức, trình độ hiểu biết, trình độ lý luận, cũng như thời gian làm đề tài là có hạn, nên không thể tránh được những khiếm khuyết trong nội dung của đề tài này, chính bởi như vậy nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, của các cán bộ ngành thuế để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo - Thạc sỹ Phan Hữu Nghị và các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính, cùng các cán bộ của Cục thuế Hà Tây nói chung, các cán bộ phòng quản lý ấn chỉ nói riêng, đã giúp đỡ em hoàn thành được đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị đinh số 89/2002/NĐ – CP của Chính Phủ ban hành ngày 7 tháng 11 năm 2002 qui định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

2. Thông tư 120/2002/TT –BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2002 hướng dẫn thi hành Nghị định89/2002/ NĐ – CP của Chính phủ.

3. Quyết định 110/2002/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung chế độ phát hành quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng.

4. Thông tư 99/2003/TT – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2003 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 120/2002/TT –BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ – CP của Chính Phủ ban hành ngày 7 tháng 11 năm 2002 qui định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

4. Bộ luật hình sự - NXB Thống kê 5. Luật doanh nghiệp – NXB Thống kê

6. Những văn bản pháp luật mới về doanh nghiệp – NXB Thống kê 7. Tạp chí Thuế Nhà nước

8. Tạp chí thanh tra

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

PHẦN NỘI DUNG...3

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN...3

1.1 Lý luận chung về hoá đơn...3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm...3

1.1.2 Các loại hoá đơn ...5

1.1.3 Hình thức của hoá đơn ...5

1.1.4 Vai trò của hoá đơn ...5

1.2 Sự cần thiết của công tác quản lý sử dụng hoá đơn ...7

1.2.1 Về phía Nhà nước...7

1.2.2 Về phía doanh nghiệp...8

1.3 Qui trình chung về công tác quản lý sử dụng hoá đơn ...10

1.3.1 Những qui định về đối tượng sử dụng hoá đơn ...10

1.3.2 Những qui định về in và phát hành hoá đơn ...10

1.3.3 Những qui định về sử dụng hoá đơn ...14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.4 Những qui định về quản lý hoá đơn ...19

1.3.5 Những qui định về xử lý vi phạm...22

1.3.6 Thẩm quền về xử lý vi phạm hoá đơn ...24

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY...26

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây...26

2.2 Công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tây...27

2.3 Thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây...29

2.3.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn...29

2.3.2 Thực trạng của công tác cấp bán hóa đơn...30

2.3.3 Thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn ...35

2.3.4 Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn...37

2.3.5 Thực trạng công tác xác minh hóa đơn...40

2.3.6 Thực trạng công tác thu hồi và thanh huỷ hoá đơn...45

2.4 Những đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây...47

2.4.1. Những mặt tích cực...47

2.4.2 Những mặt hạn chế...49

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY...51

3.1 Định hướng quản lý thu thuế của Cục thuế Hà Tây ...52

3.2 Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây...53

3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra chế độ kế toán doanh nghiệp...54

3.2.3 Qui định chặt chẽ về việc báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, thanh quyết toán hoá đơn của các tổ chức sử dụng hoá đơn ...56

3.2.4 Hoàn thiện hơn nữa công tác xác minh hoá đơn, dần tiến tới việc xác minh là hoàn toàn trên mạng...57

3.2.5 Tăng cường công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan chức năng khác...58

3.2.6 Hiện đại hoá chế độ thanh toán giữa các đơn vị...59

3.2.7 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế...61

3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng của Nhà nước...62

3.3.1. Đối với luật doanh nghiệp...62

3.3.2 Đối với luật hình sự...64

3.3.3 Đối với các văn bản pháp luật của Bộ Tài chính...65

KẾT LUẬN...67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 27 www ebookvcu tk quan ly su dung hoa don tai cuc thue ha tay (Trang 65 - 71)