Đổi mới công tác thẩm định:

Một phần của tài liệu Đề án Chat luong tin dung (Trang 44 - 46)

*Thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp cao:

Các phân tích về thị trường cũng như hoạt động các doanh nghiệp ở nước ta cho thấy cơ hội đầu tư dự án là rất lớn trong thời gian tới, trong khi đó trừ một số chi nhánh lớn còn hầu hết các chi nhánh các NHTM đều còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhằm đảm bảo cho vay an toàn, các NHTM Nhà nước nên thành lập hai tổ thẩm định có tính chuyên nghiệp cao( tại Hà Nội và TP HCM) để thực hiện tái thẩm định lại các dự án vay vốn có giá trị và có thời hạn dài. Các chi nhánh NHTM có quy mô nhỏ, cán bộ tín dụng chưa đủ kinh nghiệm thẩm định dự án, trước mắt giới hạn chỉ được phép cho vay các dự án có số vốn không lớn và thời hạn vay không dài.

Hồ sơ cho vay đầu tư trước khi lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, khả năng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án…Do vậy, nếu chỉ để một cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các khâu sẽ không tránh khỏi sai sót do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của mỗi cán bộ khác nhau. Trong các NHTM nên tổ chức phòng tín dụng theo 2 bộ phận:

- Bộ phận quản lý doanh nghuiệp: bao gồm các cán bộ tín dụng chuyên quản các doanh nghiệp. Cán bộ của bộ phận này là đại diện ngân hàng tại doanh nghiệp để thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp đề xuất ý kiến giải quyết khó khăn và ý kiến đối với từng phương án xin vay vốn. Bộ phận này xuống doanh nghiệp làm việc theo lịch công tác, nắm tình hình và định kỳ về họp phòng để báo cáo tình hình, hoặc báo cáo đột xuất khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích… hằng tuần có báo cáo tổng hợp, gửi lãnh đạo và bộ phận thẩm định theo dõi chỉ đạo.

- Bộ phận thẩm định dự án: Bộ phận này chủ yếu làm việc tại ngân hàng, thỉnh thoảng có thể xuống doanh nghiệp nắm tình hình thực tế và kiểm tra định giá tài sản thế chấp, cầm cố khi thẩm định dự án. Bộ phận này căn cứ ý kiến đề xuất của bộ phận quản lý để đưa ra phương án xử lý trình lãnh đạo giải quyết các vụ việc liên quan đến vốn vay.

Trình tự thẩm định được đề xuất xin tóm tắt như sau:

Bước thứ nhất: Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ xin vay và đề xuất ý kiến.

- Hướng dẫn khách hàng cung cấp các tài liệu, văn bản, hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của chế độ tín dụng hiện hành.

- Nêu rõ thực trạng sản xuất kinh doanh, vốn hoạt động, kiểm tra phương án kinh doanh của khách hàng và ý kiến đề xuất cho vay…

Bước thứ hai: Bộ phận thẩm định dự án ( độc lập với bộ phận tín dụng)

- Thẩm định lại tính khả thi của phương án trên cơ sở thẩm định bước đầu của cán bộ tín dụng, cố so sánh và tìm ra những bất hợp lý về giá cả, chi phí, hiệu quả kinh tế, mức độ rủi ro…(nếu có).

- Thẩm định tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo tiền vay.

- Các dự án lớn vượt mức phán quyết giám đốc chi nhánh, các dự án phức tạp…cần phải thông qua hội đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Đề án Chat luong tin dung (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w