Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất của 3 mô hình

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 64)

II/ Cây lâu năm

2.7.4. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất của 3 mô hình

Năm 2009 là năm phải hứng chịu hậu quả nặng nề cơn bão số 9, nó làm ảnh hưởng tới hầu hết các cây trồng và vật nuôi nên hiệu quả sử dụng đất năm 2009 là không cao.

Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình là chưa tương xứng với tiềm năng. Thực trạng này do nhiều lý do trong đó phải kể đến tập quán canh tác của đồng bào dân tộc Ka Tu, đặc biệt là các hộ sống gần rừng họ không chú trọng sản xuất mà đi khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng. Bên cạnh đó, tồn tại một thực trạng đó là sự mua bán chuyển nhượng đất đai khá tự do giữa các hộ, đặc biệt là việc người Kinh do có điều kiện sống tốt hơn và trình độ dân trí cao hơn nên họ biết cách tận dụng được những ưu thế của người dân tộc, họ mua và chiếm nhiều diện tích đất của đồng bào Ka Tu do các hộ đồng bào dân tộc này không quan tâm nhiều tới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm nữa là việc chính quyền một số xã đã thu hồi đất của đồng bào dân tộc một cách

vô cớ để bán cho người Kinh; việc đối xử thiếu công bằng giữa người Kinh và đồng bào dân tộc của chính quyền một số xã vẫn còn xảy ra.

Nhìn chung, so sánh một cách tương đối hiệu quả sử dụng đất của 3 mô hình thì mô hình II: Cây hàng năm-Cây lâu năm-Cây rừng-Chăn nuôi (xã Thượng Quảng) là mô hình cho hiệu quả cao nhất, mô hình III: Cây hàng năm-Cây lâu năm-Cây rừng (xã Thượng Nhật) đạt hiệu quả thấp nhất. Những kết quả này là do sự tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố nhưng có hai nhân tố chính: Thứ nhất, do đặc điểm của địa bàn, đặc biệt là điều kiện đất đai của từng vùng. Thứ hai, đó là sự chênh lệch về trình độ dân trí, tập quán canh tác giữa các vùng. Nếu xét về cùng một điều kiện thì việc sản xuất của người Kinh sẽ cao hơn rất nhiều so với đồng bào Ka Tu.

Tuy nhiên, những kết quả trên chỉ mang tính tương đối và mang tính chất đại diện cho vùng nên trong một số trường hợp không thể sử dụng cây con vốn có hiệu quả ở địa bàn này để áp dụng cho địa bàn khác do nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hai nhân tố kể trên.

Nếu xét riêng từng mô hình ứng với từng địa bàn thì mỗi mô hình đều có một loại cây con tương ứng với một loại đất phù hợp với địa bàn đó. Đây là điều quan trọng cần được chú ý để nhân rộng và phát triển nó trong tương lai. Bởi vì ứng với từng địa bàn thì đều có một loại đất phù hợp cho việc phát triển một loại cây, con. Ví dụ: địa bàn Hương Phú là địa bàn của người Kinh có kinh nghiệm sản xuất, điều kiện đất đai màu mỡ vì thế mô hình phát triển kinh tế vườn kết hợp với chăn nuôi đặc biệt là heo nái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng địa bàn Thượng Nhật sẽ không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao như thế mà chỉ phù hợp với việc phát triển cây keo do đây là địa bàn đất đồi dốc, cây keo ít cần phải đầu tư chăm sóc (phù hợp trình độ canh tác của đồng bào dân tộc Ka Tu).

Để thấy rõ hơn về kết quả và hiệu quả của 3 mô hình tôi đã tổng hợp và đưa vào bảng sau:

Bảng 29: Tổng hợp kết quả và hiệu quả sử dụng đất của các mô hình

CHỈ TIÊU (1000đ)GO (1000đ)IC (1000đ)VA GO/IC (Lần) VA/IC (Lần) VA/GO (Lần) MÔ HÌNH I Chuối 26.124,3 6.150,4 19.974,16 4,25 3,25 0,76 Cá 54.000,00 22.000,00 32.000,00 2,45 1,45 0,59 Lợn nái 5.200,24 1.810,00 3.390,24 2,87 1,87 0,65 Keo 25.000,00 4.485,59 20.514,41 5,57 4,57 0,82 MÔ HÌNH II Lúa 22.143,27 5.988,07 16.155,20 3,70 2,70 0,73 Cao su 42.536,00 3.234,68 39.301,32 13,15 12,15 0,92 Keo 24.000 3.751,38 20.248,62 6,40 5,40 0,84 Trâu bò 10.000,00 4.830,00 5.170,00 2,07 1,07 0,52 MÔ HÌNH III Sắn 13.945,85 4.713,89 9.231,96 2,96 1,96 0,66 Cao su 35.600,00 3.059,00 32.541,00 11,63 10,63 0,91 Keo 18.000 3.351,38 14.648,62 5,37 4,37 0,81

Dựa vào bảng ta thấy có sự tương quan so sánh như sau:

Xét về đất trồng cây hàng năm: ta so sánh kết quả và hiệu quả cây lúa mô hình 2 và cây sắn mô hình 3. Có thể thấy rằng cây lúa hiệu quả kinh tế của 2 loại cây này chệch không đáng kể. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và VA/GO đạt được là 2,71; 1,21 và 0,55 nghĩa là 1 đồng IC bỏ ra thu được 2,71 đồng giá trị sản xuất; 1,71 đồng giá trị gia tăng và 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có 0,55 đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó, ở mô hình 3, 1 đồng IC bỏ ra chỉ thu được 2,96 đồng giá trị sản xuất; 1,96 đồng giá trị tăng thêm và 1 đồng giá trị sản xuất thu được có 0,66 đồng giá trị tăng thêm.

Xét về đất trồng cây lâu năm (cây cao su) ta so sánh kết quả và hiệu quả cây cao su ở mô hình 2 và mô hình 3 có thể thấy rằng cây cao su ở mô hình 2 cho hiệu quả cao hơn do ở mô hình 2 được đầu tư lớn hơn làm cho GO tính trung bình cho 1 ha cao su lớn hơn. Vì thế, ở mô hình 2 cứ 1 đồng IC bỏ ra thu được 13,15 đồng giá trị sản xuất; 12,15 đồng giá trị tăng thêm nhưng ở mô hình 3 xã Thượng Nhật 1 đồng IC bỏ ra chỉ thu được 11,63 đồng giá trị sản xuất; 10,63 đồng giá trị gia tăng.

Xét về đất trồng cây rừng (cây keo): Ở mô hình 1 và mô hình 2 do được đầu tư lớn hơn và kỹ thuật chăm sóc lớn hơn nên giá trị sản xuất của 1 ha keo đạt được cũng lớn hơn. Ở mô hình 1 là 25 triệu đồng, mô hình 2 là 24 triệu đồng, trong khi đó mô hình 3 chỉ là 18 triệu đồng. Vì thế, hiệu quả của mô hình 3 đạt được là không cao. So sánh mô hình 2 và 3 thì ở mô hình 2 mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn nên các chỉ tiêu về hiệu quả thì mô hình 2 đạt được là lớn hơn và cũng là lớn nhất trong 3 mô hình.

Xét về chăn nuôi: Nhận thấy hiệu quả chăn nuôi lợn nái của mô hình 1 xã Hương Phú đạt được khá cao. 1 đồng IC bỏ ra thu được 4,25 đồng giá trị sản xuất và 3,25 đồng giá trị gia tăng.

Từ việc phân tích trên ta khó có thể đưa ra một mô hình tuyệt đối để nhân rộng cho huyện nhà trong tương lai. Tuy nhiên, qua phân tích đặc biệt là ở mô hình II có thể thấy rằng cây cao su là cây có điều kiện thuận lợi để phát triển, có hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, việc phát triển cây lúa vẫn là cây trồng cần phát triển bởi vì nó không những có hiệu quả kinh tế khá cao mà còn giải quyết tình trạng thiếu lương thực vẫn đang còn diễn ra ở một số xã đặc biệt là các xã có đa số là đồng bào dân tộc Ka Tu.

Mặt khác, việc phát triển cây lâm nghiệp (cây keo) là xu hướng tất yếu của một địa bàn đặc thù như huyện Nam Đông với hơn 75% diện tích đất là lâm nghiệp. Xét thấy hiệu quả cây keo mang lại cũng khá cao và diện tích đất trồng keo của các xã cũng là khá lớn, cây keo lại là loại cây dễ chăm sóc nên trong tương lai cần đầu tư thêm để khai thác quỹ đất tiềm năng này. Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đang là hướng đi đúng đắn, phù hợp với địa bàn. Mặc dù ở một số xã sẽ không có điều kiện thuận lợi như xã Hương Phú đã được phân tích ở mô hình I nhưng nhìn chung cải tạo vườn, dọn sạch cỏ, chặt bỏ những cây không có giá trị kinh tế để đưa vào trồng những cây có hiệu quả hơn cần được khuyến khích phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w