Quy hoạch 2010 Định hướng

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 71 - 73)

II/ Cây lâu năm

2007 Quy hoạch 2010 Định hướng

DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) %

Tổng diện tích đất tự nhiên 65.194,60 100,00 65.194,60 100,00 65.194,60 100,00 1. Tổng diện tích đất NN 53.700,59 82,37 53.839,40 82,58 54.249,4 83,21 1.1. Đất SXNN 4.698,85 8,75 4.829,40 9,97 4.924,62 9,08 1.2. Đất lâm nghiệp 48.948,00 91,15 48.916,30 90,86 49.276,26 90,83 1.3. Đất NTTS 53,74 0,10 53,74 0,09 48,52 0,09 1.4. Đất làm muối 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1.5. Đất NN khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Đất phi nông nghiệp 1.993,00 3,06 2.040,60 3,13 2.180,6 3,34 3. Đất chưa sử dụng 9.510,01 14,57 9.314,60 14,29 8.764,6 13,44 (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Nam Đông)

Dựa vào tiềm năng đất đai của huyện cũng như quan điểm, phương hướng khai thác và sử dụng đất thì quỹ đất nông nghiệp đến năm 2020 sẽ được quy hoạch trên cơ sở tiềm năng đất đai, đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện.

Theo phương án quy hoạch này thì đến năm 2020 thì diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp sẽ tăng lên, đất chưa sử dụng sẽ giảm xuống. Cụ thể: Đất nông nghiệp giảm từ 53.839,40 ha năm 2010 lên 54.249,40 ha năm 2020; đất phi nông nghiệp tăng từ 2.040,60 ha năm 2010 lên 2.180,60 ha năm 2020; trong khi đó đất chưa sử dụng giảm từ 9.314,60 ha năm 2010 xuống còn 8.764,60 ha năm 2020. Phương án quy hoạch này nhằm tận dụng và khai thác nguồn đất chưa sử dụng vào các mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC MÔHÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG

3.2.1. Cơ sở thực tiễn của giải pháp

Được thực tập, sinh hoạt ngay tại địa phương, tuy thời gian thực tập không nhiều, nhưng phần nào tôi cũng thấu hiểu được những khó khăn trong đời sống, trong sản xuất, cũng như những tâm tư nguyện vọng của người dân nơi đây. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tôi tích luỹ những kiến thức thực tiễn bổ ích và là cơ sở pháp lý có tính thực tiễn cao cho tôi đưa ra những giải pháp hiệu quả, sát với tình hình thực tế. Những khó khăn mà người dân nơi đây gặp phải:

- Thiếu đất sản xuất nông nghiệp

Qua quá trình điều tra thực tế, ta thấy rằng diện tích trồng cây sản xuất nông nghiệp bình quân hộ là không cao (bình quân 2,02 ha/hộ). Tuy diện tích đất sản xuất không nhiều nhưng lại có tình trạng một số hộ người Kinh lợi dụng hoàn cảnh kinh tế khó khăn và đất đai chưa có sổ đỏ của các hộ đồng bào dân tộc để tích tụ đất đai. Khi không có đất để sản xuất, thì họ lại vào rừng để kiếm sống (đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc sống ven rừng ở xã Thượng Nhật và Thượng Quảng). Nguồn thu nhập chính của họ là chủ yếu dựa vào rừng, đa số lao động chính của gia đình đều đi vào rừng để khai thác gỗ, mây, tìm mật ong, đi săn bắt động vật rừng, họ không chú trọng vào đầu tư thâm canh, tăng vụ, khai thác tối đa tiềm năng đất đai. Thêm vào đó, việc phát lấn chiếm rừng để trồng keo và chuyển nhượng trao tay một số diện tích cao su và đất rừng vẫn còn xảy ra giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với cán bộ ở một số xã. Những điều này đã làm cho hiệu quả sử dụng đất không cao.

Một số cán bộ, đảng viên kể cả cán bộ chủ chốt có trình độ, năng lực còn hạn chế, thiếu chủ động, chưa chịu khó trong công việc, chuyển biến nhận thức còn chậm và chưa biết phát huy hết tiềm năng của địa phương vào phát triển kinh tế.

Công tác chỉ đạo của một số ban ngành đoàn thể từ huyện đến cở sở chưa có sự phối hợp đồng bộ, lãnh đạo một số địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, thiếu thường xuyên, chưa phân công cụ thể, ít đi kiểm tra nhắc nhở, còn để mặc cho dân phát triển theo hướng tự phát.

Công tác lãnh chỉ đạo của một số xã đối với sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm, chưa phối hợp đồng bộ giữa ban chỉ đạo sản xuất xã với khuyến nông tăng cường và cán bộ vận động để làm việc có hiệu quả, thiếu chủ động trong việc lãnh đạo, điều hành phát triển sản xuất ở cơ sở.

Đội ngũ dẫn tinh viên đối với bò còn thiếu và yếu, các vùng xa vẫn còn thiếu giống bò đực có chất lượng để phối giống.

- Thiếu kinh nghiệm sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w